K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 5 2017

   - Đại Việt là một quốc gia đa dân tộc. Từ xa xưa, các tộc người khác nhau trong nước đã cùng đấu tranh chống sự đô hộ của phương Bắc để giành lại độc lập và tình nguyện sống chung trên cùng một lãnh thổ. Các triều đại Đinh –Tiền Lê, Lý, Trần đã sớm ý thức dược điều đó. Nhà Lý, ngay từ thời Lý Thái Tổ, đã chủ trương đặt quan hệ thân tộc với các dân tộc ít người như gả công chúa, ban chức tước và cho mời họ về kinh…Nhà Trần cũng giải quyết một cách tốt đẹp các vụ chống đối, li khai của một số tù trưởng.

   - Ở miền xuôi, các thế lực chống đối, phản loạn cũng nhanh chóng được giải quyết một cách êm đẹp. Nhà nước và nhân dân cùng hợp tác chăm lo bảo vệ sản xuất, gia cố đê điều, chống lụt bão.

   - Đối với phương Bắc, các vương triều Lý, Trần, Hồ tuy giữ lệ thần phục, nộp cống đều đặn, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập.

   - Đối với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Chăm pa, tuy có lúc căng thẳng nhưng nhà nước Lý –Trần luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

   - Ý thức về sự gần gũi nhân dân, đoàn kết dân tộc để bảo vệ quyền tự chủ, tự cường của dân tộc.

12 tháng 12 2019

Đáp án B

1 tháng 12 2019

- Đối nội: Các vua Lan Xang chia đất nước thanh các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

- Đối ngoại: Các vua Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giếng đồng thời cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Mi-an-ma.

25 tháng 1 2017

- Ổn định đời sống trong nước, thu phục lòng dân , đoàn kết nhân dân cả nước, góp phần bảo vệ sự thống trị của nhà nước phong kiến.

- Giữ gìn được quan hệ với các nước láng giềng nhất là với Trung Quốc.

1 tháng 3 2016

*Sự thành lập vương triều Nguyễn:

- Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức dể giải quyết các công việc  ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đêm quân trở lại đánh chiếm Gia Định, biến vùng này làm căn cứ, mở các cuộc tấn công lại Tây Sơn.

- Từ Gia Đinh, Nguyễn Ánh tổ chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn, làm cho lực lượng Tây Sơn suy giảm nhanh chóng.

- Tháng 6-1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế), Quang Toản chống cự không nổi, phải bỏ chạy ra Thăng Long.

- Ngày 21-6-1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long, Quang Toản và triều đình Tây Sơn chạy đến Xương Giang (Bắc Giang) thì bị bắt. Vương triều Tây Sơn chấm dứt.

- Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long lập nên Vương triều Nguyễn (1802-1945).

*Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn

- Đối với Trung Quốc: Nhà Nguyễn chủ trương thần phục.

+ Năm 1803, Gia Long cử xứ bộ sang Trung Quốc xin quốc hiệu và cầu phong.

+ Năm 1804, Nhà Thanh sai sứ sang phong vương cho Gia Long. Từ đó nhà Nguyễn phải định kì cống nạp.

-Đối với Cao Miên và Lào: Nhà Nguyễn sử dụng lực lượng quân sự bắt Cao Miên và Lào thần phục, thậm chí có lúc còn thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.

- Đối với các phương Tây:

+ Trong giai đoạn đầu: Gia Long thi hành chính sách tương đối cởi mở với Pháp và đạo Thiên Chúa.

+ Sang thời Minh Mạng (1820-1840):

-Nhà Nguyễn khước từ dần những quan hệ với phương Tây

-Thi hành chính sách đàn áp Thiên Chúa giáo và “đóng cửa”. Ngăn cản ảnh hưởng của người phương Tây trên đất nước Việt Nam.

Nhà Nguyễn càng tỏ ra bảo thủ, đưa đất nước lún sâu vào tình trạng trì trệ, lạc hậu đến nỗi suy kiệt khả năng tự vệ.

3 tháng 2 2021

a. Về kinh tế

Trong nông nghiệp:Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.Thủy lợi được mở mang.       Năng suất lúa tăng hơn trước.Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức.Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh.Đường giao thông thủy bộ giữa các quận, vùng hình thành.

b. Về văn hóa - xã hội

Về văn hóa:Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán - Đường như ngôn ngữ, văn tự.Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn giữ được phong tục,tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ.Nhân dân ta không bị đồng hóa.Về xã hội có chuyển biến:Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân dân với chính quyền đô hộ (thường xuyên căng thẳng).Đấu tranh chống đô hộ.Ở một số nơi nông dân tự do bị nông nô hóa, bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.
3 tháng 2 2021

Câu này mk ch viết xong ý, mọi người trả lời giúp mk câu trên nha! Thanks

23 tháng 2 2021

1)

* Thời Đinh, Tiền Lê:

- Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.

- Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.

* Thời Lý, Trần, Hồ:

- Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức để phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử được các triều đại coi trọng.

- Nhà Lý:

+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long.

+ Năm 1075, mở khoa thi quốc gia đầu tiên.

+ Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.

- Nhà Trần:

+ Giáo dục ngày càng mở rộng.

+ Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

- Nhà Hồ: ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.

* Thời Lê sơ: phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

- Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.

- Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.

- Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.

- Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.

=> Ý nghĩa: Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.

 

23 tháng 2 2021

* Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần vì:

- Phật giáo vốn được du nhập vào nước ta từ lâu, đã ăn sâu trong tâm thức người Việt.

- Nhà Lý, Trần tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Vua, quan thời Lý, Trần nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật. Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. Các nhà sư được triều đình tôn trọng, được tham gia vào bàn bạc các công việc của đất nước.

* Đến thời Lê sơ lại không phát triển vì:

- Cùng với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế thì những tư tưởng của Nho giáo đã trở thành công cụ để duy trì và bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến. Vì vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.

- Nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu.

 

23 tháng 10 2018

Đáp án C