K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Những chỉ tiêu được sử dụng để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển: tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người), cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người (HDI).

- Sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội giữa các nhóm nước:

+ Về kinh tế, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: quy mô, tốc độ phát triển; cơ cấu kinh tế; trình độ phát triển kinh tế…

+ Về xã hội, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: dân cư và đô thị hóa, giáo dục và y tế,…

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Những chỉ tiêu được sử dụng để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển: tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người), cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người (HDI).

- Sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội giữa các nhóm nước:

+ Về kinh tế, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: quy mô, tốc độ phát triển; cơ cấu kinh tế; trình độ phát triển kinh tế…

+ Về xã hội, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: dân cư và đô thị hóa, giáo dục và y tế,…

6 tháng 8 2023

Tham khảo: Dựa vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) với sự tương phản rõ rệt nhau về các chỉ số như: tổng sản phẩm bình quân đầu người, đầu tư nước ngoài, HDI…

24 tháng 12 2018

Đáp án: B. trình độ phát triển kinh tế - xã hội

13 tháng 1 2017

Đáp án: A. hai nhóm nước

26 tháng 7 2017

Đáp án C.

Giải thích: Sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện quan trọng nhất để phân chia các nước trên thế giới thành các nhóm nước phát triển và đang phát triển.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Sự khác biệt về kinh tế

Các nước phát triển:

+ Có quy mô GDP lớn và tốc độ tăng trưởng GDP khá ổn định.

+ Tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và thường tiên phong dẫn đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới (như Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức,...).

+ Ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.

+ Hiện nay, các nước phát triển đang tập trung vào đổi mới và phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

Các nước đang phát triển:

+ Có quy mô GDP trung bình và thấp nhưng tốc độ tăng trưởng GDP khá cao.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tỉ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có xu hướng tăng.

+ Một số nước đang phát triển bắt đầu chú trọng phát triển các lĩnh vực có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

♦ Sự khác biệt về xã hội

- Các nước phát triển:

+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số thấp, cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu hụt lao động và tăng chi phí phúc lợi xã hội trong tương lai.

+ Quá trình đô thị hóa sớm, tỉ lệ dân thành thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ.

+ Người dân có chất lượng cuộc sống, tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên cao.

+ Các dịch vụ y tế, giáo dục có chất lượng tốt.

Các nước đang phát triển:

+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số đang có xu hướng giảm nhưng ở một số quốc gia vẫn còn cao.

+ Phần lớn các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.

+ Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, song tỉ lệ dân thành thị chưa cao.

+ Chất lượng cuộc sống của người dân ở mức cao, trung bình và thấp; tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên đang tăng dần.

+ Các dịch vụ y tế, giáo dục đang dần được cải thiện.

3 tháng 11 2019

Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) là trình độ phát triển kinh tế - xã hội (sgk Địa lí 11 trang 6)

=> Chọn đáp án C

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Tình hình phát triển kinh tế:

+ Từ khi bãi bỏ lệnh cấm vận năm 1996, kinh tế của Cộng hoà Nam Phi phát triển nhanh chóng trong suốt hơn một thập niên.

+ Từ 2012 đến nay, tăng trưởng kinh tế chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của dịch bệnh… Tuy nhiên, cộng hòa Nam Phi vẫn là một trong những nền kinh tế lớn ở châu phi. Và là quốc gia duy nhất ở châu phi nằm trong nhóm các nước có nền kinh tế lớn trên thế giới (G20).

- Cơ cấu ngành kinh tế của cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch đáng kể, trong đó ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng thấp.