K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2018

Bài 2. Khi các em đi hoặc đứng, hãy để ý tìm hiểu xem có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co. Giải thích hiện tượng đó.

Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co nhưng không co tối đa. Cả 2 cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế.

Bài 3. Có Khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa ? Vì sao ?

– Không khi nào cả 2 cơ gấp và duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
– Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị liệt)

30 tháng 10 2018

lần lượt quay ngược 180o ohoohooho

14 tháng 10 2018

1, Đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn: Bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể (nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn, rồi tập trung vào ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn).
2,Đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ: gồm mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, ống bạch huyết phải. Chức năng: Thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể rồi đổ về tĩnh mạch dưới đòn phải.
3,Vai trò:Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ. Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.

14 tháng 10 2018

1,- Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).

-Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái
(6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).

2,- Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch.

-Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẩn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).

3,Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyên máu trong toàn cơ thể.

22 tháng 3 2020

Ăn có chừng ,dùng có mực nghĩa : -Ăn có chừng là ăn một cách có chừng mực ,ăn đúng khẩu phần ăn của mk , ăn các chất dinh dưỡng đúng với từng lứa tuổi ,ngành nghề , ko ăn các chất có hại cho sức khoẻ -Dùng có mực là ko được dùng lãng phí ,phải tiết kiệm , phải biết cân đối ăn những thứ phù hợp với mk

22 tháng 3 2020

Ngày nay chúng ta cần phải thực hiện lời dạy đó vì ; nếu ko làm như vậy chúng ta mất cân bằng dinh dưỡng sẽ có hại tới sức khoẻ , lãng phí thức ăn của gia đình mk , mhiễn môi trường

4 tháng 12 2017

Câu 1:

Thành phần của máu Chức năng
Hồng cầu Vận chuyển O2 và CO2 trong hô hấp tế bào .
Bạch cầu Bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh.
Tiểu cầu Dễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu.
Huyết tương Duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan.

Câu 2:

-Cấu tạo của hệ tuần hoàn:

+ Dịch tuần hoàn.

+ Tim.

+ Mạch máu.

+ Các van.

- Chức năng của hệ tuần hoàn :

+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể

+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết

+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn

+Vận chuyển hormone.

Câu 3:

- Sự thở (thông khí I phổi): Hít vào và thở ra làm cho khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

- Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang (động tác hít vào) giàu khí ôxi (O2), nghèo cacbonic (CO2). Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic (CO2), nghèo ôxi (O2). Nên ôxi (O2) từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic (CO2) từ máu khuếch tán vào phế nang.

- Sự trao đổi khí ở các tế bào: Máu từ phổi về tim giàu ôxi (02) sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonic (CO2), nên nông độ O2 luôn thâp hơn trong máu và nồng độ CO2 lại cao hơn trong máu. Do đó O2 từ máu được khuếch tán vào tế bào và CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.

Câu 4:

Các bước tiến hành hà hơi thổi ngạt:

- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Hít một hơi đầy ghé sát miệng nạn nhân thổi 1 hơi không để không khí lọt ra ngoài.
- Ngưng thổi rồi thổi tiếp.

- Cứ làm như vậy 12-20 lần/phút đến khi nạn nhân tự thở được.

Chúc bạn học tốt!

27 tháng 3 2017

►Cấu tạo của cầu mắt:

Cầu mắt gồm có 3 lớp:

+Màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt, phía trước của màng cứng là màng giáp trong suốt để ánh sáng đi vào cầu mắt.

+Màng mạch: có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt.

+Màn lưới: chứa tế bào thụ cảm thị giác
Cận thị:

Nguyên nhân: cầu mắt dài, thể thủy tinh quá phồng.

Cách khắc phục: đeo kính cận-kính mặt lõm( kính phân kì)

Viễn thị:

Nguyên nhân: cầu mắt ngắn, thể thủy tinh không phồng được.

Cách khắc phục: đeo kính viễn-kính mặt lồi( kính hội tụ)

27 tháng 3 2017

Cấu tạo cầu mắt: gồm:
- Màng bọc:
+ Màng cứng: phía trước là màng giác.
+ Màng mạch: phia trước là màng đen.
+ Màng lưới: TB nón, TB que.
- Môi trường trong suốt.
+ Thủy dịch
+ Thể thủy tinh
+ Dịch thủy tinh

Nguyên nhân cận thị]

  • Do trẻ thiếu ngủ hoặc ngủ ít: đặc biệt trong độ tuổi từ 7-9 tuổi và 12-14 tuổi, trong độ tuổi này nếu trẻ bị thiếu ngủ hoặc ngủ ít, rất dễ gây ra cận thị.
  • Trẻ sinh ra với cân nặng quá nhẹ: những trẻ sinh ra bị thiếu cân, trọng lượng cơ thể chỉ dưới 2,5kg, khi lớn lên hầu hết đều bị cận thị.
  • Trẻ sinh thiếu tháng: trẻ bị sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận thị từ khi học tiểu học.
  • Do yếu tố di truyền: Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền cận thị sang con cái.
  • Do trẻ đọc sách hoặc làm việc khác như xem tivi, sử dụng máy vi tính... trong thời gian dài với khoảng cách gần và trong điều kiện không đầy đủ ánh sáng.
  • cách khắc phục cận thị

Cách khắc phục thị lực cho trẻ bị loại cận thị này chính là đeo kính cận. Khi lớn có thể chữa bằng Laser excimer.

nguyên nhân viễn thị

Viễn thị có 3 nguyên nhân chính đó là:


- Do bẩm sinh cầu mắt ngắn

- Do không giữ đúng khoảng cách nhìn trong vệ sinh học được, thường xuyên nhìn xa khiến thể thủy tinh luôn xẹp xuống( dãn) , lâu dần mất tính đàn hôi, mất dần khả năng phồng

-Do người già thể thủy tinh đã bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được

Người viễn thị khi nhìn như người bình thương thì ảnh của vật ở phía sau màng lưới. muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường thì phải tăng độ tụ hội để kéo ảnh vật từ sau về đúng màng lưới bằng cách đeo thêm kính viền (kính hội tụ)

cách khắc phục

Tật viễn thị có thể được khắc phục bằng việc đeo kính lúp hoặc kính áp tròng.

2 tháng 11 2017

Câu 2:

- có 4 loại mô chính đó là

+ mô liên kết: máu, bạch huyết, sụn...

+ mô cơ: mô cơ trơn, mô cơ vân...

+ mô biểu bì: ruột, thực quản..

+ mô thần kinh

Câu 7:

KN Miễn dịch bạn có thể trả lời

- có 2 loại miễn dịch đó là:

Miễn dịch tự nhiên /vd:

+Một số loại bệnh, cảm cúm, dịch bệnh gia súc, gia cầm khó xâm nhập vào cơ thể người

+ Người nào đã từng một lần bị bệnh nhiễm khuẩn nào đó thì sau này sẽ không bị mắc bệnh đó nữa (sởi, thủy đậu, quai bị,...)

Miễn dịch nhân tạo /vd:

+ vắc xin phòng ngừa (lao, ho gà, viêm não, uốn ván...) khi được đưa vào cơ thể, con người có thể phòng chống, ko bị hoặc tỉ lệ mắc phải thấp các bệnh đó

+ khi con người bị bệnh (cảm cúm, sốt, ho, tiêu chảy, sốt xuất huyết,..) sử dụng các loại thuốc để tăng hệ miễn dịch chống lại vi rút.

2 tháng 5 2017

1. Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.

Về hình dạng, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.

- Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.

2 tháng 5 2017

b. Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do chung sống giữa một số loại tảo và nấm. Cấu tạo của địa y gồm các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo có chất diệp lục sử dụng nước và muối khoáng chế tạo ra chất hữu cơ dùng chung cho cả 2 bên (nấm và tảo).

Vai trò

- Địa y phân hủy đá thành đất và khi chết tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật đến sau và đóng vai trò “tiên phong mở đường”.

- Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu Bắc cực.

- Địa y còn được sử dụng chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.


28 tháng 3 2017

1.Tuyến yên là một tuyến nhỏ bằng hạt đậu nằm trên nền sọ, có liên quan với vùng dưới đồi . Tuyến yên có vai trò chỉ huy hoạt động hầu hết các tuyến nội tiết khác . Cấu tạo tuyến yên gồm thùy trước và thùy sau , thùy giữa chỉ phát triển ở trẻ em có tác dụng đến sự phân bố sắc tố da

2. Tuyến giáp tiết ra hoocmon tiroxin , trong thành phần có iốt , hocmon này có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào.

Khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày , tiroxin không được tiết ra , tuyến yên sẽ tiết ra hoocmon thức đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại cho bệnh này chính là bệnh bướu cổ