Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn bản | Cốt truyện | Xung đột |
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài | Xoay quanh hành động chính: Bạo loạn xảy ra, Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô đi trốn nhưng ông không nghe vì không tin là mình có tội, bị căm ghét thù oán. Khi hiểu ra sự thật thì đã muộn, Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô đành chấp nhận ra pháp trường. | - Xung đột giữa Vũ Như Tô, Đan Thiềm - Xung đột giữa quân khởi loạn và dân chúng, thợ xây đài – triều đình Lê Tương Dực và Vũ Như Tô. - Xung đột giữa quân khởi loạn triều đình Lê Tương Dực. |
Sống hay không sống – đó là vấn đề | Cho rằng cái chết của vua cha là đáng ngờ, Hăm-lét một mặt băn khoăn lựa chọn giữa “sống” hay “không sống”; mặt khác, giả điên và lên kế hoạch để điều tra sự thật; phía vua Clô-đi-út cũng nghi ngờ Hăm-lét và tìm cách đối phó với chàng. | - Xung đột giữa Hăm-lét - vua Clô-đi-út, hoàng hậu và bọn tay chân của Clô-đi-út. - Xung đột giữa Hăm-lét với Ô-phê-li-a. - Xung đột giữa sống – không sống trong nội tâm Hăm-lét. |
Âm mưu và tình yêu | Cho rằng tình yêu Luy-dơ và Phéc-đi-năng sẽ dẫn đến kết cục bất hạnh, nhạc công Mi-le khuyên Luy-dơ từ bỏ tình yêu. Nàng không nghe vì đã dành trọn tình yêu cho Phéc-đi-năng (Hồi I - Cảnh 1). Tể tướng Van-te, cha của Phéc-đi-năng không chấp nhận tình yêu Phéc-đi-năng Luy-dơ, tìm mọi cách ngăn cản. Mâu thuẫn giữa các bên trở nên gay gắt và phức tạp. | - Xung đột giữa âm mưu và tình yêu - Xung đột giữa Luy-dơ – Mi-le. Xung đột giữa Luy-dơ, ông bà Mi-le - Tể tướng Phôn Van-te. - Xung đột giữa Thiếu tá Phéc-đi- năng - Tể tướng Phôn Van-te. |
* Đọc hiểu nội dung văn bản bi kịch:
- Xác định, phân tích rõ xung đột, kiểu xung đột kịch.
- Xác định chủ đề, tư tưởng của vở kịch.
* Đọc hiểu hình thức văn bản bi kịch:
- Cần phân tích, đánh giá đúng tác dụng của các yếu tố hình thức, thể loại bi kịch như:
+ Cách dẫn dắt xung đột bi kịch (quá trình nảy sinh, phát triển, giải quyết xung đột)
+ Cách khắc họa tính cách nhân vật bi kịch thông qua hành động bên ngoài (hành vi, đối thoại,…) hành động bên trong (thái độ, cảm xúc, động cơ bị che giấu hoặc qua độc thoại, độc thoại nội tâm, qua nhận xét của nhân vật khác)
+ Cách sử dụng ngôn ngữ của nhân vật bi kịch (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm,…) cách sử dụng các chỉ dẫn sân khấu để định hướng, gợi ý đọa diễn và diễn xuất.
- Cả ba VB bi kịch nêu trên đúng là đều đã mang lại cho người đọc/ người xem “những chấn động cảm xúc mạnh mẽ”: thương xót, lo lắng, ái ngại trước nghịch cảnh, kết cục bi đát, cái chết hoặc những mất mát khủng khiếp của các nhân vật Vũ Như Tô, Hăm-lét, Phéc-đi-năng/ Luy-dơ.
- Nhưng đó mới chỉ là hiệu ứng ban đầu và trên bề mặt. Sâu xa hơn, các vở bi kịch nêu trên đã khiến khán giả nhận ra, thức tỉnh và đồng cảm trước những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa trong đời; đau đớn trước sự huỷ diệt những giá trị đó. Từ đây, mỗi một khán giả có thể giải toả sự xót thương, nỗi sợ hãi thường tình, hướng tâm hồn mình tới cái cao cả, và có thêm động lực phấn đấu cho những sức mạnh tinh thần lớn lao.
- Xung đột giữa các bên:
+ Giữa triều đình Lê Tương Dực với phe khởi loạn.
+ Giữa nhân dân với hôn quân bạo chúa, giữa dân chúng – thợ xây đài với Vũ Như Tô.
+ Giữa thực tế đời sống và lí tưởng sáng tạo nghệ thuật của Vũ Như Tô.
+ Trong quan niệm về cách ứng xử giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô.
- Nhận xét chung:
+ Hồi V là cao trào hội tụ đủ xung đột giữa các phe, tập trung thành xung đột giữa 2 phe: triều đình và khởi loạn; giữa 2 quan niệm: cách ứng xử của Đan Thiềm và của Vũ Như Tô.
+ Xung đột giữa cái cao cả và thấp kém, thấp kém với thấp kém, cao cả và cao cả được thể hiện lồng ghép.
- Theo em, trong văn bản kịch Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài có thể nói tới những chủ đề như:
+ Tài năng cùng phẩm chất tốt đẹp và tâm huyết, ước mơ của Vũ Như Tô.
+ Sự trung thành và sự ngưỡng mộ cái tài của Đan Thiềm dành cho Vũ Như Tô.
+ Nguyên nhân Vũ Như Tô bị mọi người căm hận và cái kết của Cửu Trùng Đài.
Tên văn bản | Tên tác giả | Chủ đề | Các ý chính | Cách trình bày dữ liệu |
Nữ phóng viên đầu tiên | Trần Nhật Vy | Những con người yêu nước, mang tư tưởng lớn. | Văn bản Nữ phóng viên đầu tiên (Trần Nhật Vy) viết về nữ sĩ Manh Manh. Một trong những người con yêu nước, mang tư tưởng lớn. Đối với văn học Việt Nam bà cũng có những đóng góp đáng kể. Qua văn bản, chúng ta có những cái nhìn chân thật nhất, rõ nét nhất, hiểu hơn về những đóng góp của bà đối với xã hội, với đất nước. Từ đó, chúng ta biết ơn về những gì bà đã làm. | Văn bản được triển khai theo trình tự từ thời niên thiếu của nhân vật cho đến khi cuối đời của nhân vật. |
Trí thông minh nhân tạo | Ri-sát Oát-xơn | Công nghệ AI đã tiến dần vào cuộc sống con người | - AI sắp trở thành hiện thực. - Điều gì sẽ xảy ra khi AI phát triển nhanh chóng.
| Có lập luận rõ ràng, các số liệu cụ thể, kẻ trục thời gian về sự phát triển công nghệ AI nhanh chóng. |
Pa-ra-lim-pích (Paralympich): Một lịch sử chữa lành vết thương | Huy Đăng | Nỗi đau của vận hội Pa-ra-lim-pích | Thế vận hội Pa-ra-lim-pích dành những vận động viên khuyết tật. | đoạn được kể lại theo trình tự lịch sự đã đánh dấu sự ra đời của Pa-ra-lim-pích |
Vở bi kịch: Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ.
- Tình huống: Trương Ba là một người đôn hậu, chất phác nhưng khi chết Hồn Trương Ba lại phải trú ngụ trong xác anh hàng thịt, tạo nên cuộc đấu tranh gay gắt giữa phần hồn Trương Ba cao quý với những ham muốn bản năng của phần xác hàng thịt.
- Bi kịch:
+ Bi kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích bắt đầu bằng lớp thứ nhất của cảnh 7, đó là màn đối thoại giữa Hồn Trương ba và Xác hàng thịt.
+ Bi kịch Hồn Trương Ba được đẩy lên tới đỉnh điểm, cao trào ở màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với những người thân. Đó là bi kịch bị từ chối.
+ Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba được kết thúc trong màn đối thoại với Đế Thích- Bi kịch “bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”.
- Xung đột: Xung đột giữa hồn Trương Ba và xác ông hàng thịt.
- Thông điệp:
+ Được sống làm người là rất quý giá song được sống đúng là mình, sống trọn vẹn giá trị mà mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn.
+ Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
- Bi kịch Vũ Như Tô có nhiều chủ đề.
+ Chủ đề 1: Phản ánh mâu thuẫn giữa triều đình với phe khởi loạn; giữa nhân dân với hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực.
+ Chủ đề 2: Thể hiện tình cảnh ngang trái và số phận bi thương của người nghệ sĩ giàu tài năng, khát vọng nhưng bị dân chúng, người đời hiểu lầm và oán giận.
+ Chủ đề 3: Ngợi ca những tâm hồn tri kỉ.
Sống hay không sống – đó là vấn đề
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Tình huống
Hăm-lét được báo mộng về cái chết của cha, chàng quyết định giả điên để tìm ra sự thật và báo thù cho cha.
Vua Lê Tương Dực lệnh Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài gây nên sự oán hận trong lòng dân.
Nhân vật
Hăm-lét, Clo-đi-út, Ô-phê-li-a, Pô-lô-ni-út,…
Vũ Như Tô, Đan Thiềm, Nguyễn Hoàng,…
Xung đột
Xung đột về mặt nội tâm của nhân vật Hăm-lét, đó là sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng, sống với lý tưởng nhân văn.
Nhân dân, những người thợ xây đài >< tầng lớp vua chúa phong kiến, Vũ Như Tô >< những người thợ phu phen bị bắt bớ, phu dịch để xây Cửu Trùng Đài.
Thông điệp
Hãy giữ bản thân luôn tỉnh táo, sáng suốt để đưa ra những quyết định đúng đắn. Dù trước hoàn cảnh nào đi chăng nữa, dù bị vùi dập, dẫm đạp; con người vẫn phải giữ lấy lý trí và niềm tin của mình.
Thông điệp mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu và lợi ích của nhân dân.