Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một chú ong mê mải hút nhụy hoa, không hay biết trời đang sập tối, ong không về nhà được. Sớm hôm sau, khi trở về gặp các bạn, ong đã kể lại câu chuyên nó xa nhà đêm qua.
Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyên của chú ong xa nhà đó.
GỢI Ý
-Phần mở đầu nói về tình huống xảy ra câu chuyên (như đề bài cho)
-Phần chính: nói về những sự việc may mắn, những lực lượng hỗ trợ, giúp ong nghỉ ngơi qua đêm: bông hoa mời ong chui vào giữa cánh và khép lại thành ngôi nhà cho ong ngủ. Hoặc nói về những khó khăn thử thách đối với ong khi trời tối, đêm về: Ong bơ vơ không có chỗ ngủ, đến trú tạm ở đâu đó nhưng lại bị kẻ khác quấy rầy, đe dọa.
-Phần kết thúc: Bộc lộ thái độ biết ơn của ong đối với người đã giúp đỡ mình hoặc lúc ong vượt qua thử thách rồi bay về nhà khi trời sáng. Chú ý làm rõ ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng nhân hậu của bông hoa; bài học về ý chí và nghị lực vượt qua thử thách của bạn ong.
Hôm ấy, sau khi đưa chuyến mật cuối cùng về nhà, làm hết nhiệm vụ mẹ đã phân công trong ngày cho anh em chúng tôi, mọi người xúm lại và trên cái thảm đỏ mượt như nhung của một nhánh hoa, tôi bèn kể lại câu chuyện đã xảy ra từ ba hôm trựớc với mình.
Buổi sáng hôm ấy, trời u ám làm sao, mới tinh mơ mọi người đã đánh thức tôi dậy. Mẹ bảo: “Hôm nay các con hãy chăm chỉ hơn, chỉ cần lấy một nửa số phấn mật như ngày hôm qua rồi về nghỉ sớm vi trời có thể mưa đấy”. Tôi bèn uể oải bò ra khỏi tổ. Đáng lẽ tôi phải đi theo hướng dẫn đường của ong trinh sát nhưng tôi cứ mắt nhắm mắt mở nhằm một hướng về phía rung già mà bay tứi, nhưng tìm kiếm hoài mà vẫn không thấy một bông hoa nào cả. Nhìn mấy chú bướm vàng rập rờn bay trên bờ suối, tôi cũng bắt chước múa lượn và rong choi theo bọn họ. Một lúc sau, thấy đói bụng, tôi nghĩ sẽ về tổ đánh chén một bữa cho thỏa thuê. Cũng may cho tôi, nhè lúc bác canh cửa sơ ý, tôi lén vào trong. Đang ăn nửa chừng, tôi bị lôi xềnh xệch ra cửa và lập tức bị cảnh báọ ngay: “Này con ong kia, sao mày không đi kiếm mật mà còn ngồi đó, chuyên này mà mày không kiếm được mật thì liệu hồn đấy!”
Lần này thì tôi thất vọng thật sự, tôi lại bay đi. Một lúc sau thì trời cũng thương tình và phù hộ cho tôi nhìn thấy một bụi hoa, tôi bèn sà xuống, thò vòi vào bầu mật nhưng hõi ôi, cố gắng lắm tôi mói vét được chút ít còn lại. Tôi hấp tấp, mải mê đáp hết bông hoa này đến bông hoa khác và trời sập tối lúc nào cũng không hay, không biết.
Chao ôi, đó là một cái đêm thật kinh hoàng. Gió lạnh nổi lên, mưa như rây bột lất phất bay. Tôi cuống cuồng nhưng càng bay, tôi thấy mình như lạc vào noi xa lạ han. Những tiếng cú mèo ném vào đêm nghe sầu thảm vô cùng. Tiếng những con rắn lục huýt gió phun phì phì nghe lạnh cả người. Qua ánh sáng của những con đom đóm, tôi nhìn thấy một gốc cây tối om. Tôi lướt thướt và run rẩy chui vào nhưng đôi râu tinh nhạy đã báo cho tôi biết điều nguy hiểm trước mắt. Tôi nhìn thấy đôi mắt xanh lè của con tắc kè khổng lồ. Trời ơi, nếu mà nó phóng cái lưỡi dài thống của nó vào tôi thì coi như tôi đã nằm gọn trong bụng nó rồi. Tôi bay ra thì nghe một tiếng vỗ cánh xoay tít theo không gian. Tôi đuổi theo bỏi vì tôi nhận ra được tiếng họ hàng nhà tôi. Hắn ta cũng là một con ong lười biếng và bất hảo. Hắn rủ rê tôi làm nhiều trò mờ ám. Và cuối cùng hắn tinh ma chui vào tổ tò vò. Sau khi ấm cúng trong tổ, hắn bèn lên giọng, đại ca khuyên dạy tôi đủ điều như không nên ở tổ nửa, phải ra riêng sống tự lập. Nhưng vừa lúc đó, bất thần mấy mụ tò vò khệ nệ khiêng những đứa trẻ của họ nhà nhện đang lù lù tiến vào. Nhanh như chóp, tôi bèn nhảy đến núp sau lung tảng đất. Khi phát hiện ra đại ca, chứng bèn nhảy tói bắt và giết chết. Nhân cơ hội đó, tôi bèn chuồn ra ngoài và bỏ luôn ý định sống tự lập.
Thế rồi tai nạn qua khỏi, bình minh cũng đã lên. Tôi chỉ vẫy cánh mấy cái thì bỗng nhiên người tôi bay bổng lên trời và trong khoảnh khắc đã về đến tổ.
Vừa về đến nhà thì mọi người đã xúm quanh tôi để hỏi chuyện. Mẹ khuyên răn tôi và bảo rằng: “Các con hãy coi như đày là một bài học đầu tiên trên bước đường đòi của mình, các con phải cẩn thận, đừng để vấp phải nữa nhé”, nghe xong tôi hối hận lắm. Mặc dù vậy, mẹ vẫn âu yếm và thương yêu tôi như ngày nào. Mẹ dùng râu cọ vào râu của tôi, tất nhiên là hôm ấy, mẹ cho tôi nghỉ làm việc và còn cho tôi chén một bữa mật hoa no nê thỏa thích.
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên nhận được những lời quan tâm từ người khác. Những lời quan tâm này có thể đến từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc người lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng đánh giá cao giá trị của những lời quan tâm này. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về giá trị của những lời quan tâm đối với mỗi người.
Đầu tiên, những lời quan tâm có thể giúp chúng ta cảm thấy được sự quan tâm và yêu thương từ người khác. Điều này giúp cho tâm trạng của chúng ta trở nên tốt hơn, giảm bớt căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống. Nếu chúng ta không nhận được sự quan tâm từ người khác, chúng ta có thể cảm thấy cô đơn và bị lãng quên.
Thứ hai, những lời quan tâm cũng có thể giúp chúng ta cảm thấy được động lực để tiếp tục phấn đấu và cố gắng trong cuộc sống. Khi chúng ta nhận được những lời động viên và khích lệ từ người khác, chúng ta có thể cảm thấy được sự động viên và tin tưởng vào khả năng của mình. Điều này giúp cho chúng ta có thêm động lực để vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
Cuối cùng, những lời quan tâm cũng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và những điểm mạnh, điểm yếu của mình. Khi người khác đưa ra những lời nhận xét và góp ý, chúng ta có thể nhận ra những sai sót và điều chỉnh để trở nên tốt hơn. Điều này giúp cho chúng ta phát triển bản thân và trở nên thành công hơn trong cuộc sống.
Tóm lại, những lời quan tâm đối với mỗi người có giá trị rất lớn. Chúng giúp cho chúng ta cảm thấy được sự quan tâm và yêu thương từ
Em tham khảo !!
1. Mở bài:
- Giới thiệu luật điểm: Phải chăng thật thà là cha dại
2. Thân bài:
a) Tóm tắt định nghĩa của tính cách "thật thà"
- Thật thà là gì?
+ Thật thà là sự trung thực, không gian dối, nói những điều thật
- Tầm quan trọng của đức tính này:
+ Thật thà là một đức tính quý báu, và rất cần thiết đối với mọi người
+ Người thật thà sẽ được mọi người quý mến và kính trọng, tin tưởng
b) Giải thích luật điểm: "Phải chăng thật thà là cha dại",
*Tìm hiểu luật điểm:
- "Thật thà là cha dại" là gì?
- Ý nghĩa của nó
+ "Thật thà là cha dại" không phải nói mọi người không nên thật thà, không phải nói mọi người thật thà quá mức
+ Ý nghĩa thực của luận điểm: "Khuyên mọi người luôn có sự thật thà, nhưng không quá mức có thể, chỉ thật thà với ai đáng tin cậy. Đôi lúc những lời nói dối cũng giúp ích cho người khác chứ không riêng gì thật thà"
c) Mở rộng kiến thức:
*Lí lẽ, dẫn chứng:
- Tại sao "thật thà là dai dại"
+ Thật thà quá, có thể sẽ chuốc họa vào thân
+ Chỉ thật thà với đúng người, đúng sự việc
+ Lựa lời mà nói, có thể nói dối sẽ giúp được điều gì đó cho bản thân và người khác
⇒ Thật thà là đức tính rất cần thiết, nhưng đôi lúc nó lại là tai họa cho bản thân và cộng đồng
⇒ Nói dối là không nên, nhưng lúc nào đó nó có thể sẽ giúp ta
- Liên hệ với mọi người xung quanh, đời sống thực tại
+ Người thật thà, gian dối sẽ như thế nào?. Mọi người sẽ cảm thấy ra sao?
+ Nếu muốn tốt cho người khác, tùy theo từng trường hợp chúng ta phải nói thực hay nói dối
- Chúng ta phải làm gì?
+ Suy nghĩ trước khi nói ra, không cần phải nói ngay lúc đó, phải nghĩ đến khi mình nói ra sẽ có kết quả ra sao
+ Thật thà, nói dối đúng thời điểm
d) Ý nghĩa sâu sắc của luận điểm này:
- Phân tích đức tính tốt xấu
- Khẳng định luật điểm tốt xấu
- Thời cơ ứng biến trong từng trường hợp, có giới hạn
3. Kết bài:
- Khẳng định luật điểm, đưa ra kết quả chính chắn nhất trong luật điểm này
+ "Thật thà là cha dại", có nửa đúng nửa không. Nửa đúng, khi thật thà quá mức sẽ gây hại cho mọi người kể cả bản thân mình. Nửa không, tuy vậy, thật thà vẫn luôn là đức tính cần thiết trong mỗi con người
TK:
Mở bài: Đã từ rất lâu, thật thà là một phẩm chất quý báu của con người trong cuộc sống. Thế nhưng, đôi khi, sự “thật thà” lại khiến cho con người gặp nhiều phiền toái, thậm chí còn bị chê bai như câu tục ngữ: “Thật thà là cha thằng dại”. Tại sao lại như vậy?
Thân bài: viết thành từng phần, đoạn
Giải thích câu tục ngữ: Chuyển ý: Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là “Thật thà là cha thằng dại”. “Thật thà” có nghĩa là trung thực, thẳng thắn, không gian dối đối với mọi người. “Cha”: là người có công sinh thành, dưỡng dục. Còn “thằng dại” được hiểu là một người khờ dại, là người làm điều dại dột. Suy cho cùng, câu tục ngữ mang hàm ý thật thà sinh ra dại dột. Hay nói ngắn gọn hơn “Thật thà là dại”.Tại sao “Thật thà là cha thằng dại” ?- Chuyển ý: Câu tục ngữ trên là vô lí chăng? Vậy chẳng phải ông cha lại khuyên chúng ta đừng nên thật thà? Thực sự mà nói, thật thà vẫn là một đức tính tốt đẹp ngàn đời. Là bài học cha mẹ dạy cho con cái từ thuở lên ba. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng nên “thật thà”.
- Nhiều người ngay thẳng có những khi bị cô lập, thậm chí là trù dập. Ngay chính nhiều bậc cha mẹ muốn giữ thân cho con luôn khuyên rằng: "Đừng có thật thà quá mà chuốc họa vào thân". Thực tế có những công nhân đứng lên tố cáo sai phạm của các xí nghiệp, nhà máy, họ thắng kiện rồi bị cho... nghỉ việc. Cứ như thể chúng ta đang sống chung với bệnh giả dối và nó đã là... người bạn quá thân quen.
- Không phải lời nói dối nào cũng xấu (Có những lời nói dối không xấu như người con đang ở xa gia đình, gặp bất trắc hoặc có vấn đề về sức khỏe, khi cha mẹ già yếu hỏi thăm thì con lại nói đang có cuộc sống hoặc sức khỏe tốt. Một ví dụ khác ngược lại là cha mẹ già yếu nay ốm mai đau, nhưng khi con cái - vốn đang đi công tác xa - gọi điện thoại hỏi thăm thì cha mẹ nói rằng sức khỏe vẫn bình thường. Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ nhưng còn nhiều ví dụ khác nữa cho ý kiến không phải lời nói dối nào cũng xấu. Tất nhiên, vẫn có nhiều lời nói dối đem đến cái xấu cho xã hội.)
- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng…(điều này thật ra mình không dại mà chỉ vì người khác không đón nhận sự chân thành của mình.
- Một doanh nhân trên thế giới rằng: “nói dối khi cần và nói thật khi có thể”. Tức là khi cần vẫn có thể nói dối và chỉ nói thật khi điều mình nói ra không ảnh hưởng đến người khác, không ảnh hưởng đến mình và những mối quan hệ khác.Người quá thật thà không dễ thành công ?
- Vì vậy, “thật thà” không đúng lúc, đúng nơi thật sự chính là “cha thằng dại”.
- Tìm thêm lí lẽ, dẫn chứng…
Chúng ta cần phải làm gì?- Để tránh nói ra những điều khiến một giây sau phải hối hận, cách tốt nhất là nên im lặng suy nghĩ về cái được và cái mất của mình trước lúc nói. Không ai bắt mình phải nói ngay cả. Cha ông ta đã từng đúc kết “phải uốn lưỡi bảy lần trước lúc nói” là vì vậy. Nếu không nghĩ được cái gì để nói thì có thể im lặng và không bày tỏ quan điểm. Không nói gì còn hơn nói ra để rồi sau đó phải ân hận.
- Thời gian im lặng để suy nghĩ đó cũng chính là thời gian giúp người thật thà làm chủ được cảm xúc của mình. Khi đã làm chủ được mình, họ sẽ tìm ra được cách nói thế nào sẽ mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đó chỉ là cách điều trị để giảm bớt triệu chứng, để không nói ra những câu nói “hớ hênh”. Không dễ chữa được “bệnh” thật thà, vì nó là bẩm sinh, là tố chất của con người.
- Thật thà đúng thời điểm. (Ta nghĩ nên thay từ "thật thà" bằng từ "trung thực". Những lời nói thật rất khó tiếp thu. Vậy ta nên nêu cao tinh thần trung thực thì hơn. Chúng ta không nói dối, không làm sai và khi cần thì ta sẽ thẳng thắn. Ta nói là "khi cần" vì trong những trường hợp khác, tự nhiên bạn sẽ bị đi vào thế cô lập. Những lời nói quá thẳng thắn có thể gây tổn thương, thậm chí khắc cốt ghi tâm vào lòng người nghe như một sự nhẫn tâm. Vậy, khẳng định: thật thà, thẳng thắn là đúng nhưng phải biết hành động đúng thời điểm, đúng người).
- Và, nói dối mà tốt cho mọi người, không hại ai thì “nói dối lại là cha thằng khôn”. Tuy nhiên, không vì thế mà để nói dối trở thành thói quen.
Kết bài: Câu tục ngữ trên thật sâu sắc, khuyên chúng ta cần khéo léo trong giao tiếp ứng xử. Nói thật đôi khi có hại mà ngược lại nói dối lắm lúc lại là điều cần thiết trong cuộc sống. Bản thân là học sinh, ta cần rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp như nhân ái. dũng cảm, kiên trì… trong đó không thể thiếu trung thực. Tuy nhiên, mỗi người cần vận dụng một cách linh động không nên cứng nhắc để dẫn đến nhiều điều không hay.
a. Mở bài nghị luận lòng biết ơn
– Nêu và dẫn dắt vấn đề: Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam. Vậy lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
b.Thân bài nghị luận lòng biết ơn
Luận điểm 1: Giải thích lòng biết ơn là gì?
– Lòng biết ơn là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình.
Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng biết ơn.
– Kính yêu, giúp đỡ, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
– Kính trọng, vâng lời thầy cô
– Thờ cúng ông bà, tổ tiên đã qua đời.
– Tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc.
– Truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo.
– Biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong nhiều vấn đề khác nhau.
…
Luận điểm 3: Tại sao cần phải có lòng biết ơn?
– Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.
– Biết ơn sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn.
– Là cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.
– Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.
– Khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp, ta cần phải nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.
– Lòng biết ơn đã trở thành truyền thống quý báu, là nghĩa cử cao đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay.
* Dẫn chứng về lòng biết ơn, biểu hiện của lòng biết ơn:
– Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy ta nên người.
– Học sinh biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ cho mình biết bao kiến thức và bài học quý báu.
– Tất cả chúng ta phải biết ơn các anh chiến sĩ bộ đội đã hi sinh thân mình để mang lại nền độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho chúng ta hưởng thụ.
– Những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn:
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ Uống nước nhớ nguồn.
+ Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Luận điểm 4: Thực trạng lòng biết ơn trong xã hội hiện nay.
– Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn, bạc nghĩa:
+ Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn
+ Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng
+ Họ chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại.
– Dẫn chứng:
+ Những con người quên đi nguồn cội, gốc gác của mình.
+ Những câu tục ngữ nói về vong ơn bạc nghĩa: Qua cầu rút ván, Có trăng quên đèn, Có mới nới cũ, Được cá quên nơm, Ăn cháo đá bát, …
+ Câu chuyện “Người nông dân và con rắn“
Luận điểm 5: Bài học nhận thức và hành động
– Nhận thức:
+ Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người.
+ Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam.
+ Cần trân trọng, ghi nhớ công ơn dù bản thân nhận được sự giúp đỡ nhiều hay ít.
+ Luôn sẵn sàng báo đáp công ơn của những người giúp đỡ ta khi bản thân có khả năng.
+ Nên có những hành động cụ thể để giúp đỡ, chia sẻ và tri ân.
– Hành động:
+ Biết ơn những người đã mang lại cho mình những lợi ích
+ Biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người.
+ Biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.
+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội.
+ Tuyên dương, ca ngợi, tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống.
+ Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
c. Kết bài nghị luận lòng biết ơn
– Khẳng định lại quan điểm về lòng biết ơn (quan trọng, cao đẹp, cần gìn giữ,…)
– Liên hệ bản thân: Em đã, đang và sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn?
Tham khảo thêm: Dàn ý nghị luận về lòng biết ơn
Mở bài:viết giống kết bài.
Thân bài:chém gió tích cực.
Kết bài:Khẳng định những điều mình chém là đúng.:)))))))))))))))))))))))))))))
Mình cho rằng "sự nỗ lực của bản thân" là yếu tố quan trọng nhất bởi:
- Chúng ta sống là những cá thể riêng biệt không thể mãi mãi phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người khác. Một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ phải rời xa khỏi vùng an toàn ấy để trưởng thành
- Nỗ lực của bản thân giúp chúng ta bứt phá tìm được hướng đi đúng đắn cho mình.
- Người không biết tự lực thì có bao nhiêu sự giúp đỡ đi chăng nữa cũng là vô dụng
+ Đôi khi trong cuộc sống chúng ta cũng cần sự hỗ trợ từ người khác trước khó khăn không thể giải quyết nhưng không thể để chính mình mãi ỷ lại vào sự hỗ trợ đó được. Tự thân nỗ lực chính là chìa khóa làm chủ cuộc sống của chính mình.
cảm ơn ạ