Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Em lo lắng vì đến lớp không có bạn thân. : Em sẽ hòa đồng, nhiệt tình , vui vẻ với bạn bè và luôn giúp đỡ nhau.
- Em lo sợ bị bắt nạt ở lớp.: Em sẽ cố gắng để tình trạng này không sảy ra. Nếu vô tình sảy ra, em sẽ báo cáo với thầy cô hoặc gia đỉnh.
@Teoyewmay
Em cảm thấy lo lắng vì không có bạn thân, vậy thì em nên chơi với các bạn trong một vài hoạt động, những người họ mến em họ quý em họ sẽ chủ động chơi với em, chơi lâu phù hợp nhiều mặt tính cách sẽ trở thành bạn thân.
Em đã thực hiện các bước :
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết.
Bước 2: Xác định nguyên nhân, hậu quả của vấn đề. (Do em hay do bạn, hay do những người khác tác động)
Bước 3: Lựa chọn và thực hiện những biện pháp của vấn đề.
Bước 4: Đánh giá vấn đề: Em không còn nói chuyện cộc lốc với bạn nữa, vấn đề mâu thuẫn với bạn bè đều được giải quyết.
Tình huống 1: Nếu là Hương em sẽ chủ động tìm hiểu sở thích và tìm cách bắt chuyện làm quen với Tâm. Nhưng không được để bạn cảm thấy sợ. Sau đó dựa vào những điều ấy, dần thân với bạn và rủ Tâm đi chơi những nhóm, tập thể lớp, khi đó bạn sẽ không thấy lạc lõng và dễ tiếp xúc mọi người hơn. Cố gắng động viên bạn thật nhiều nữa là được.
Tình huống 2: Nếu là Hưng em sẽ chủ động hỏi bạn bè để xem các bạn biết không, sau đó hỏi thầy cô, rèn thêm bài tập trong SGK, SBT và trên mạng.
- Đồ dùng cá nhân em thường để gọn gàng trong phòng của mình, không vứt bừa bãi ở phòng khách, phòng bếp,...
- Sách vở em để trên giá, quần áo treo ngay ngắn vào tủ, đồ chơi sẽ xếp vào các hộp gọn gàng.
- Thường ngày em sẽ quét phòng để luôn sạch sẽ.
- Cùng nhau trao đổi với nhóm về cách sắp xếp nơi ở của mình
- Một số học sinh trình bày ý tưởng sắp xếp nơi ở gọn gàng, sạch đẹp
Tình huống 1: Nếu là Lan em sẽ chạy qua hỏi Hương lí do giận, có thể mua món kẹo bạn ấy thích nhất rồi đi chơi cả 3 người.
Tình huống 2: Nếu là Hải em sẽ không đi cùng, em sẽ giải thích cho bạn là tình bạn chân chính là tôn trọng sở thích của nhau và suy nghĩ, cách sống của nhau. Sau đó cho Nam thời gian suy nghĩ lại, tự kiểm điểm về lời nói cũng như hành động của mình.
- Tình huống 1:
H. đã xác định khoản chi tiêu là 10.000 đồng mua một gói xôi và một bút chì nhưng để giúp đỡ M. H. đã chi 10.000 đồng mua hai gói xôi.
Nếu em là H. em có thể chia nửa gói xôi của mình cho bạn và vẫn mua chiếc bút chì.
- Tình huống 2:
Nếu là em là T em sẽ chọn mua kẹp tóc cho mẹ và mua hộp khẩu trang trước vì đó là những đồ dùng cần thiết ngay hiện tại.
- Tình huống 3:
Nếu em là N em sẽ ưu tiên cho khoản chi tiêu mua bộ sách tiếng anh nâng cao cho em gái. Vì đó là đồ dùng cần thiết trong học tập của em.
Nếu bị bạn bè nói xấu thì chúng ta nên bình tĩnh, tìm hiểu lời nói xấu đó là gì, tới từ ai, thực hư và nguyên do ra làm sao. Từ đó chúng ta có thể nói chuyện với những người nói xấu mình, lí giải hiểu lầm hoặc chứng minh bản thân là hoàn toàn tốt.
Nếu bị bạn bè bắt nạt, bản thân hãy kể cho thầy cô bố mẹ, sau đó cũng nên dũng cảm hơn mà phản kháng, đấu tranh tự bảo vệ lấy mình.
Tình huống (1): Minh đã sai khi không tự dọn dẹp rác của mình. Việc ỷ lại vào lao công là một hành vi không nên.
Tình huống (2): Bạn nhỏ phân vân có nên nhường chỗ cho ông cụ không, và việc cần làm lúc này là mạnh dạn nhường chỗ nếu như bạn đảm bảo sức khoẻ.
- Nhận xét về cách giải quyết mâu thuẫn của Minh và Thanh: hai bạn giải quyết như vậy là không đúng, vì nếu giải quyết bằng cãi cọ chỉ làm mâu thuẫn càng thêm nặng nề.
- Nếu là Minh, em sẽ tự nhận lỗi lầm của mình với Thanh, và xin lỗi với cả lớp về hành động và lời lẽ mình đã nói về Thanh không đúng.
- Nếu là Thanh, em sẽ gặp Minh và hỏi lí do tại sao Minh lại nói xấu mình như vậy, nếu Minh không bằng lòng chỗ nào thì cả hai ngồi lại với nhau chỉ ra điểm đúng và không đúng của cả hai và cùng nhau rút kinh nghiệm.
- Ngoài ra, em thấy các bạn thường có cách giải quyết mâu thuẫn khác trong quan hệ bạn bè là ngồi tâm sự thẳng thắn với nhau, cùng khắc phục những điểm yếu của nhau để bản thân mỗi người cùng phát triển. Tránh được những cãi cọ không đáng có.