Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Hệ thống mở và tự điều chỉnh là khả năng tự điều chỉnh của hệ thống sống nhằm đảm bảo duy trì và điều hòa cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển.
Nói cơ thể thực vật và động vật là những hệ thống mở, tự điều chỉnh bởi vì: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường và sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. Mọi cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống giúp hệ thống cân bằng và phát triển.
- Ở người, trong điều kiện ánh sáng có cường độ mạnh chiếu vào mắt, mắt có phản ứng trả lời rất nhanh là nheo lại và đồng tử mắt thu hẹp nhằm không để quá nhiều ánh sáng đi vào mắt.
- Ngược lại, trong điều kiện ánh sáng có cường độ yếu, mắt có phản ứng là mở rộng và đồng tử mắt dãn ra nhằm mục đích thu thập nhiều ánh sáng hơn.
- Nắng nóng ở sa mạc khiến cây xương rồng tự biến lá của mình thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước khi quang hợp, thân cây phì to để tích trữ nước nhiều hơn
- Ở mèo tuyết có bộ lông ngắn để thích nghi với thời tiết lạnh
sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc đặc điểm của loài : bn tham khảo link này nhé : http://sinhhoc247.com/anh-huong-cua-cac-nhan-to-sinh-thai-len-doi-song-sinh-vat-a1255.html
chứng minh sự sinh trưởng của con người chịu ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng : bn tham khảo link này nhé : http://123doc.org//document/65069-cac-yeu-to-anh-huong-den-su-phat-trien-co-the.htm
Đáp án C
Ví dụ là diễn ra lên men ở cơ thể thực vật khi cây bị ngập úng
Tham khảo!
Trạng thái cân bằng nội môi được duy trì nhờ các hệ thống điều hoà cân bằng nội môi. Mỗi hệ thống điều hoà cân bằng nội môi gồm 3 thành phần: bộ phân tiếp nhận kích thích, bộ phân điều khiển và bộ phận thực hiện.
- Bộ phận tiếp nhận: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm, tiếp nhận kích thích từ môi trường trong hoặc ngoài cơ thể.
- Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận điều khiển chuyển tín hiệu thần kinh hoặc hormone đến bộ phận thực hiện.
- Bộ phận thực hiện, còn gọi bộ phận đáp ứng: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu, ...
Ví dụ:
Khi nồng độ glucose tăng quá cao, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormone được gọi là insulin. Nếu các mức này giảm quá thấp, gan sẽ chuyển đổi glycogen trong máu thành glucose một lần nữa, làm tăng mức độ.
Tham khảo!
Ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể:
- Khi hệ tuần hoàn hoạt động bình thường sẽ đảm bảo lưu lượng máu đến hệ hô hấp, nhờ vậy hệ hô hấp sẽ lấy đủ oxygen cho các hệ cơ quan khác của cơ thể và thải carbon dioxide hiệu quả.
- Hệ rễ hấp thụ nước và chất khoáng cung cấp cho quá trình trao đổi chất cũng như hoạt động của hệ chồi (thân, lá,…). Quá trình thoát hơi nước ở lá cây tạo động lực cho sự hấp thụ nước và chất khoáng ở rễ.
- Ở thực vật, hệ thống vận chuyển dòng mạch gỗ là mạch gỗ và hệ thống vận chuyể n dòng mạch rây là mạch rây. Ở động vật, hệ thống vận chuyển máu là tim và mạch máu (động mạch, mao mạch và tĩnh mạch).
- Ở thực vật, động lực vận chuyển dòng mạch gỗ là áp suất rễ, thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với mạch gỗ. Động lực vận chuyển dòng mạch rây là chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ, hạt, quả...). Ở động vật có hệ tuần hoàn, động lực vận chuyển máu đi đến các cơ quan là sự co bóp của tim. Tim co bóp tạo ra áp lực đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn.
- Động vật tiếp nhận chất dinh dưỡng (có trong thức ăn), O2 và thải các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá (nước tiểu, mồ hôi, CO2 ), nhiệt. Hệ tiêu hoá tiếp nhận chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể vào hệ tuần hoàn. Hệ hô hấp tiếp nhận O2 chuyển vào hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và O 2 đến cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể. Các chất dinh dưỡng và O2 tham gia vào chuyển hoá nội bào tạo ra các chất bài tiết và CO2 . Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến hệ bài tiết để bài tiết ra ngoài và vận chuyển CO2 đến phổi để thải ra ngoài.
Ví dụ: Khi trời nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao dẫn đến nhiệt độ cơ thể nóng lên, cơ thể sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách: lỗ chân lông mở ra thoát hơi nước (đổ mồ hôi) đồng thời tim đập nhanh hơn và thở mạnh hơn để nhiệt độ cơ thể được điều hòa.