Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án:
Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen ươn ướt, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. Hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt. Thân hình tròn vo với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn cũn, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp nệm thịt dày, giúp chú ta đi lại nhẹ nhàng.
Con ngựa
Hai tai to dựng đứng trên cái đầu rất đẹp. Hai lỗ mũi ươn ướt đông đậy hoài. Mỗi khi nó nhếch môi lên lại để lộ hai hàm răng trắng muốt. Bờm nó được cắt rất phẳng. Ngực nở. Bốn chân nó khi đứng cũng cứ giậm lộp cộp trên đất. Cái đuôi dài ve vẩy hết sang phải lại sang trái.
a) Tiếng có âm ch hoặc tr:
Đãng trí bác học
Một nhà bác học có tính đãng trí đi tàu hỏa. Khi nhân viên soát vế đến, nhà bác học tìm toát mồ hôi mà chẳng thấy vé đâu. May là người soát vé này nhận ra ông, bèn bảo .
- Thôi, ngài không cần xuất trình vé nữa.
- Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói :
- Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết phải xuống ga nào chứ !
b) Tiếng có vần uôt hoặc uôc:
Vị thuốc quý
Nhà thơ Đức nổi tiếng Hai-nơ mắc chứng bệnh mệt mỏi và mất ngủ. Ông dùng rất nhiều thứ thuốc bổ mà vẫn không khỏi. Một bác sĩ đến khám bệnh, bảo ông :
- Mỗi ngày, ngài hãy ăn một quả táo, vừa ăn vừa đi bộ từ nhà đến quảng trường thành phố.
Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai-nơ khỏi bệnh. Ông ngạc nhiên nói với bác sĩ :
Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.
Bác sĩ mỉm cười :
- Không phải những quả táo bình thường kia chữa khỏi bệnh cho ngài đâu. Chính những cuộc đi bộ hằng ngày mới là vị thuốc quý, vì chúng bắt buộc ngài phải vận động.
a. Câu kể AI làm gì? trong đoạn văn là:
- Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh.
- Bác sĩ Gõ Kiến kiên trì khều từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc.
- Không quản đêm khuya, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến đến ngay.
b.
- Giữa đêm khuya, Sói vợ / mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh.
C V
- Bác sĩ Gõ Kiến / kiên trì khều từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc.
C V
- Không quản đêm khuya, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến / đến ngay.
C V
2. Trong câu "Xe lu lăn chậm chạp trên đường" có danh từ là xe lu, đường; động từ là lăn.
3. Tính từ trong câu "Chị Chấm có thân hình nở nang rất cân đối" là nở nang, cân đối.
4. - Mẹ em nói năng rất ngọt ngào.
- Bạn Hà xứng đáng là người em chăm ngoan người trò giỏi.
- Trên đường phố, người và xe đi lại tấp nập.
5. Bố em rất hiền.
6. Hoa lộc vừng nở dài xuống như cánh tay vẫy chào con người.
7. Chị Gió ham chơi cứ chu du khắp nơi.
Cánh đại bàng rất khỏe. Mỏ đại bàng dài và rất cứng. Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng rất ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.
a) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho ngưòi ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
b) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
a) Vì sao chuột thường gặm các vật cứng ? Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của chuột mỗi ngày một mọc dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.
b) Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên ? Chúng ta biết rằng các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mũi và mõm lợn rừng rất dài, xương mũi rất cứng. Để tìm thức ăn, chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó để dũi đất. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.