Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc
- Sự phát triển kinh tế dưới thời Đường cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt.
- Bộ máy nhà nước thời Đường được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, xã hội ổn định.
- Mở khoa thi để tuyển chọn người tài cho đất nước.
- Kinh tế phát triển, nhà nước giảm tô thuế, thi hành chế độ quân điền.
- Nhà Đường tìm cách mở rộng bờ cõi bằng những cuộc chiến tranh xâm lược nước láng giềng.
Những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường:
- Nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Khoa thi được tổ chức để tuyển chọn nhân tài làm quan
- Mở rộng lãnh thổ, đem quân xâm chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm chiếm Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam
- Miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân,...
- Gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây.
- Thế kỉ VII và VIII, Trường An có nhiều người sinh sống, trong đó có cả người Nhật Bản, A-rập, Ba Tư, Hy Lạp.
Những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường
- Về chính trị:
+ Dưới thời Đường bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh. Đặt các khoa thi tuyển chọn người đỗ đạt ra làm quan, cử người thân tín cai quản các địa phương.
+ Chính sách xâm lược để mở rộng lãnh thổ như xâm chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, Triều Tiên và củng cố chế độ cai trị ở An Nam đô hộ phủ (Việt Nam bấy giờ),…
- Về kinh tế:
+ Nông nghiệp: chính sách giảm thuế, chế độ quân điền. Kỹ thuật canh tác mới được áp dụng do đó nông nghiệp đã có bước phát triển.
+ Thủ công nghiệp: luyện sắt, đóng thuyền,… và các ngành nghề thủ công khác ngày càng phát triển với các xưởng có hàng chục người làm việc.
+ Thương nghiệp: có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á. Những tuyến đường giao thông truyền thống khác đến thời Đường đã trở thành “con đường tơ lụa”.
- Thời kì A-cơ-ba cai trị được xem là thịnh trị nhất của đế quốc Mô-gôn, vì:
+ Vua A-cơ-ba đã thực hiện hàng loạt các cải cách tiến bộ trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội.
+ Những chính sách cải cách đó đã đưa đến nhiều tác động tích cực, như: ổn định đời sống chính trị - xã hội; thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - văn hóa.
Tham khảo:
Cải cách tôn giáo là một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu vì phong trào đã lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa - chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu thời bấy giờ. Phong trào không nhằm đến việc xoá bỏ tôn giáo mà lên án việc chế độ phong kiến sử dụng tôn giáo như một công cụ để áp bức và khống chế quần chúng, nô dịch tri thức và khoa học. Từ phong trào cải cách tôn giáo, cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra sôi nổi cũng là hậu thuẫn cho giai cấp tư sản chống lại phong kiến Tây Âu. Có thể nói phong trào Cải cách tôn giáo đã tấn công trực diện vào trật tự xã hội phong kiến trên các lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, tôn giáo.
- Trong thời kì trung đại, giai cấp phong kiến lấy Kinh thánh của đạo Thiên Chúa giáo làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.
=> Chính vì vậy, phong trào Cải cách tôn giáo được coi là một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu
- Đầu thế kỉ XVI, một bộ phận người Mông Cổ tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê-li, lập nên vương triều Hồi giáo Mô-gôn.
- Chính trị:
+ Hoàng đế đích thân bổ nhiệm tất cả quan chức, kể cả những vùng xa xôi, hẻo lánh
+ Xây dựng luật pháp nghiêm minh
- Kinh tế:
+ Đo đạc lại ruộng đất
+ Thống nhất hệ thống cân đong, đo lường và tiền tệ
- Xã hội:
+ Khuyến khích quý tộc Mông Cổ kết thân với người Ấn
+ Bãi bỏ thuế thân đánh vào người theo Hồi giáo. Thực hiện hòa hợp tôn giáo
- Văn hóa:
+ Văn hào, thi ca phát triển mạnh, trong đó nổi tiếng nhất là nhà thơ tun-xi Đa-xơ
+ Hoàng đế A-cơ-ba cho chép lại bộ sử thi thời cổ đại, xây một thư viện khổng lồ với 24000 cuốn sách
+ Nghệ thuật: nổi bật là những thành tựu về kiến trúc và hội họa
* Quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á
- Thế kỉ X, lịch sử khu vực được mở đầu bằng sự kiện nhà nước độc lập thống nhất của người Việt ra đời.
- Các vương quốc ra đời trước thế kỉ X bước vào thời kì thống nhất và phát triển
- Thế kỉ XIII đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:
+ Đại Việt đánh bại cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên, bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ
+ Xuất hiện các quốc gia nói tiếng Thái như Su-khô-thay, A-út-thay-a…
- Đầu thế kỉ XV, vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập, trở thành vương quốc phát triển nhất Đông Nam Á
- Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là thời kì phát triển thịnh vượng của khu vực
* Những thành tựu văn hóa tiêu biểu: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu về văn hóa trên các lĩnh vực: tôn giáo, văn học, sử học, kiến trúc, điêu khắc
Tham khảo:
Các vương triều Ấn Độ thời phong kiến:
- Vương triều Gúp-ta (319 – 467)
- Vương triều Hồi giáo Đê li (1206 – 1526)
- Vương triều Mô-gôn (1526 đến giữa thế kỉ XIX)
* Điều kiện tự nhiên Ấn Độ:
- Có địa hình đa dạng.
- Ba mặt giáp biển (đông, tây, nam)
- Phía Tây bắc, Đông bắc có đồng bằng màu mỡ.
- Dãy Himalaya cao tạo thành bức tường che chắn.
- Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.
* Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
- Chính trị: thường bất ổn
- Kinh tế: có bước phát triển mới.
- Xã hội: tồn tại chế độ đẳng cấp Caxta, mâu thuẫn giai cấp và dân tộc.
Tham khảo:
- Các vương triều phong kiến tiêu biểu Ấn Độ thời phong kiến:
+ Vương triều Gúp-ta (319 – 467)+ Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206 – 1526)
+ Vương triều Mô-gôn (1526 – giữa thế kỉ XIX)
- Điều kiện tự nhiên nổi bật của Ấn Độ:
+ Địa hình: Ấn Độ có địa hình đa dạng, ba mặt (đông, tây, nam) giáp biển.
+ Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nhưng do lãnh thổ rộng lớn và bức chắn địa hình làm cho khí hậu có sự khác biệt giữa các vùng.
- Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội:
+ Chính trị: thường bất ổn
+ Kinh tế: có bước phát triển mới.
+ Xã hội: tồn tại chế độ đẳng cấp Caxta, mâu thuẫn giai cấp và dân tộc.
Một số công trình kiến trúc thời phong kiến của Trung Quốc mà em thích như:
- Tử Cấm Thành (còn gọi là Cố Cung) là một cung điện hoàng gia được xây dựng lần đầu từ năm 1406 đến năm 1420 thời nhà Minh với tổng diện tích là 720.000 mét vuông, tọa lạc tại Đông Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc. Ngày nay, nơi đây là điểm du lịch không thể không đến ở Bắc Kinh.
Vạn lý Trường Thành được xây dựng trong suốt 2.000 năm ở biên giới phía bắc của Trung Quốc thời phong kiến, với nhiều lớp tường thành song song với nhau. Tổng chiều dài của Vạn lý Trường Thành là hơn 21.000km, dài hơn một nửa chu vi Trái đất, với chiều cao trung bình 7,8 mét.
tham khảo
Thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc
- Sự phát triển kinh tế dưới thời Đường cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt.
- Bộ máy nhà nước thời Đường được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, xã hội ổn định.
- Mở khoa thi để tuyển chọn người tài cho đất nước.
- Kinh tế phát triển, nhà nước giảm tô thuế, thi hành chế độ quân điền.
- Nhà Đường tìm cách mở rộng bờ cõi bằng những cuộc chiến tranh xâm lược nước láng giềng.