K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2016

Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ***** lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.

Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.

Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?

Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.


 

13 tháng 11 2018

Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ***** lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.

Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.

Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?

Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.

20 tháng 12 2016

Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ***** lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.

Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.

Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?

Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.

Dân gian có câu:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.

Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước

Bác với tôi hôm sớm cùng nhau

Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỷ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.

Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.

Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.

Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.

Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:

Từ trước bảng vàng nhà có sẵn

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.

Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.



 

21 tháng 12 2016

Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của dân tộc ta đầu thế kỉ 20. Ông là tác giả của chùm thơ thu nổi tiếng: Thu điếu , thu vịnh , và thu ẩm. Ngoài ra , ông còn để lại nhiều bài thơ hay nói lên tình bạn cao quý , chân thành và cảm động. “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ nôm tiêu biểu ấy.
Câu nhập đề rất tự nhiên, mộc mạc , giản dị nhưng lại biểu lộ sự vồn vã, vui mừng khôn xiết của một người đã quá lâu rồi mới gặp lại bạn tri âm.

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

Chữ “bác” gợi lên thái độ niềm nở, thân mật, và trân trọng, một cách xưng hô thân tình. Ta như cảm nhận được những giọt lệ đang ứa ra ở khóe mắt đôi bạn già tri kỉ đã quá lâu rồi mới được gặp nhau. Sự xa cách, nhớ mong làm nỗi bật niềm xúc động, niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn.

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Nối tiếp sự vui mừng khôn xiết là một nụ cười rạng rỡ nhưng cũng vô cùng hóm hĩnh. Nhà thơ đã tự tạo ra một tình huống éo le. Đoạn thơ như vẽ lên một bức tranh thân thuộc của khu vườn nơi thôn dã. Có ao cá, có gà, có cà, có cải, có mướp, có bầu…,có hai người bạn già đang cầm tay nhau đi dạo trong vườn, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn. Ta có cảm giác như ông đang phân giải với bạn, nhưng cũng có cảm giác ông đang nói lên cuộc sống thanh bạch của chính mình. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thế mà Nguyễn Khuyến thì “Đầu trò tiếp khách trầu không có”, sự thiếu thốn đã được ông nâng cao một cách hóm hỉnh, hài hước đến tột đỉnh. Tất cả để khẳng định :

“ Bác đến chơi đây, ta với ta”

Mọi cái đều “không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.
Tóm lại, bài “Bác đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, nói lên được tình bạn thâm giao, trong sáng, chân tình. Nó có tác dụng giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, không bị cuộc sống vật chất của xã hội phát triển lôi kéo, giúp chúng ta luôn giữ được một tình bạn trong sáng, thủy chung, và cao đẹp vốn là bản chất của dân tộc Việt.

11 tháng 11 2016

Đề 5 : Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương ( mình làm lại nhé )

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp”vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận“bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mình”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.

11 tháng 11 2016

Đề 1:

Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắcBài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.

Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.

Giúp mình làm bài này với dựa theo dàn ý nhéđề bài: biểu cảm về tác phẩm bạn đến chơi nhàBài “Bạn đến chơi nhà”I. Mở bài-        Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ có nhiều bài thơ hay về làng cảnh quê hương-  “Bạn đến chơi nhà ” là bài thơ tôi yêu thích nhất trong chương trình ngữ Văn 7.-        Bài thơ là một niềm vui mừng khôn xiết, là nụ cười hiền và hóm hỉnh khi đã bấy lâu nay bạn già mới về...
Đọc tiếp

Giúp mình làm bài này với dựa theo dàn ý nhé

đề bài: biểu cảm về tác phẩm bạn đến chơi nhà

Bài “Bạn đến chơi nhà

I. Mở bài

-        Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ có nhiều bài thơ hay về làng cảnh quê hương

-  “Bạn đến chơi nhà ” là bài thơ tôi yêu thích nhất trong chương trình ngữ Văn 7.

-        Bài thơ là một niềm vui mừng khôn xiết, là nụ cười hiền và hóm hỉnh khi đã bấy lâu nay bạn già mới về thăm.

II. Thân bài

a. Cảm nhận chung về tác phẩm.

- Lập ý bằng cách cố tình dựng lên một tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà để rồi hạ một câu kết “Bác đến chơi đây ta với ta” .

- Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật .

- Giọng thơ hóm hỉnh , bố cục sáng tạo , không theo luật thể hiện tình bạn đậm đà , thấm thiết , vượt lên trên mọi giá trị của vật chất

b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật bài thơ theo bố cục:

Câu 1 :

                             “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

- Câu thơ là một lời chào hỏi hồ hởi , thân tình .

- “Đã bấy lâu nay”: thông báo về sự xa cách lâu ngày

- “Bác tới nhà”: niềm vui hân hoan, mừng rỡ.

à Ngôn ngữ thơ bình dị , tự nhiên, như lời nói thường mà vẫn toát ra tình cảm mừng vui chân thành của một người bạn.

Câu 2 -> 7: Sáu câu tiếp theo từ câu hai đến câu bảy, thơ chuyển giọng: từ vui sang kể và miêu tả. Nhà thơ kể về gia cảnh của mình:

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách trầu không có”

- Hiếu khách là tập tục tốt đẹp của truyền thống dân tộc. Bạn đến thì phải tiếp đón đàng hoàng.

- Tấm lòng mến khách là vẻ đẹp văn hóa của con người Việt Nam. Thế nhưng “Trẻ thời đi vắng, chợ thì xa”. Câu thơ dựng lên một tình huống oái oăm. Lời phân bua kéo dài từ câu hai đến câu bảy, ta nhận thấy có chút lúng túng, áy náy, vừa tế nhị, vừa dí dỏm để thanh minh cho cảnh sống giản dị, thanh bần của nhà thơ.

- Sáu câu thơ đầu không một từ Hán Việt, không một hình thức ước lệ mà ý thơ vẫn đẹp như một bức tranh đầy màu sắc (nước biếc, hàng giậu thưa, mùa xanh của cây lá, màu vàng của hoa mướp).

- Câu thơ “Đầu trò tiếp khách trầu không có” phải chăng cách nói cường điệu của nhà thơ để tạo một nét duyên, đáng yêu làm nền cho phần kết.

- Nhà thơ đã nói rất khéo léo, rất sang trọng về sự nghèo thiếu của mình. Trong nghèo thiếu con người không bi quan, than thở, trái lại vẫn bình thản để giải bày, tìm sự cảm thông chia sẻ.

Câu cuối : Thấm thía , trân trọng biết bao trước tình bạn thắm thiết của nhà thơ :

“Bác đến chơi đây, ta với ta”

- Âm điệu và ngôn từ bỗng thay đổi, thân mật và ngọt ngào . Câu cuối bài thơ đã khẳng định một giá trị chân lí cao đẹp: Tình bạn chân thành vượt qua tất cả.

-  Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ của Nguyễn Khuyến gợi nhớ đến cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:

- Về ngôn ngữ, hai cụm từ đó hoàn toàn giống nhau. Nhưng về ý nghĩa thì chúng rất khác nhau.

- Đại từ “ta” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan dùng để nói chính nhà thơ: một cái tôi riêng lẻ thầm kín buồn lặng, cô đơn. Hai chữ ta nhưng chỉ là một nghĩa.

- “Ta” trong thơ Nguyễn Khuyến tuy một âm nhưng lại nói về hai người: nhà thơ và bạn. Nói về hai người nhưng qua một đại từ nhân xưng, cụ Yên Đỗ muốn ca ngợi tình bạn gắn bó, thân mật tưởng không thể tách rời chia đôi.

- Rõ ràng tình bạn, tình người là quý nhất, cao hơn của cải vật chất. Kết cấu thơ và cách dùng từ chơi chữ của nhà thơ đất Hà Nam thật tài hoa . Qua đó , Nguyễn Khuyến đã cho em them những nhận thức sâu sắc : tình bạn tự nó đã là một bữa tiệc tinh thần vô giá hơn mọi thứ mâm cao cỗ đầy và hình dung rõ hơn nụ cười nhân hậu đầy hóm hỉnh yêu đời của Nguyễn Khuyến qua câu thơ cuối bài .

III. Kết bài

- “Bạn đến chơi nhà” là bài thơ hay về tình bạn. Lời thơ thuần Việt giản dị trong sáng, dễ hiểu và dễ thuộc.

- Từ tình bạn, bài thơ còn ẩn chứa một triết lí sâu xa: Tình người cao hơn của cải.

- Bài thơ tạo một dấu ấn không quên trong lòng tôi và vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay.

0
9 tháng 9 2016

  Gửi mẹ kính yêu của con!

   Mẹ ơi, ngày 4-3 là ngày con sinh ra đời và cũng là ngày mẹ vui mừng nhất. Mẹ sinh con ra trong vui mừng , yêu thương trong vòng tay ấm áp của mẹ. Con 14 tuổi rồi, nhưng mẹ chưa bao giờ cho con là trưởng thành mẹ luôn cho con là một đứa trẻ tinh nghịch, ngoan ngoãn và biết nghe lời mẹ. Mẹ vẫn lo lắng cho con từng ngày, mẹ chưa bao giờ để con chịu thiệt. Mẹ biết không? Có mẹ là niềm vui lớn nhất của con. Con hạnh phúc lắm khi con có mẹ bên cạnh, hằng năm cứ vào ngày sinh nhật con lại ngồi bên cửa sổ nhìn lên bầu trời đầy vì sao và tự hỏi " Mẹ có bao giờ hết lo lắng yêu thương con không nhỉ? Mẹ có bao giờ ghét con không? " Nhưng có lẽ giờ câu trả lời con đã có rồi, mẹ chưa bao giờ hết lo lắng cho đứa con này cả và chưa bao giờ ghét con khi con nghịch ngợm , làm mẹ cáu giận. Con biết là mình có lỗi rất nhiều khi cãi lại lời mẹ và không ngoan ngoãn với mẹ. Tình cảm của mẹ dành cho con là bao la rộng lớn cả đời con xin ghi nhớ trong lòng. Mẹ bận nhưng thời gian mẹ dành cho con luôn có mẹ quan tâm con chăm sóc con từng li từng tí. Những lúc ốm, mẹ nghỉ làm mặc dù giáo án còn nhiều nhưng mẹ không màng tới vẫn thức đêm hôm đến mức ngủ thiếp bên cạnh con. Con tỉnh dậy mẹ ân cần hỏi con đỡ chưa? Mẹ ơi, con hạnh phúc vì được làm con của mẹ. Con hi vọng nếu có kiếp sau con vẫn muốn được làm con gái của mẹ. Cả đời này con nợ mẹ hai chữ " cảm ơn " không bao giờ trả hết. 

                                                                                                         Gửi mẹ yêu của con!!

                                                                                                                      Linh

                                                                                                        Nguyễn Phương Linh

Bạn tham khảo bài này của mình rồi thay thành của bạn nha! Chúc bạn học tốt! hihi

9 tháng 9 2016

Thư gửi mẹ

Mẹ yêu dấu của con!

Có lẽ mẹ sẽ ngạc nhiên lắm khi nhận được thư này. Bởi lẽ từ trường con về nhà mình chỉ vỏn vẹn hai tiếng đồng hồ đi xe đò, hơn nữa con lại hay về nhà. Có lẽ mẹ cũng chẳng hiểu tại sao con viết thư này và viết gì trong đó khi mà con vẫn thường xuyên gọi điện về nhà và con là đứa ít nói!Mẹ biết không? Chỉ tại con là một đứa nhút nhát và ít biểu lộ tình cảm nên con khó có thể nói với mẹ những lời từ sâu thẳm lòng con. Vì vậy con chỉ có thể viết những dòng này để mẹ biết được con yêu mẹ đến nhường nào!

Mẹ ơi! Con nghĩ Đấng Tạo Hóa quá quang phòng, Ngài đã cho con đến trong cuộc đời này, ban cho con vô số quà tặng. Và đối với con quà tặng quí giá nhất là được làm con của mẹ. Mẹ là quà tặng quí nhất không phải vì mẹ là một vị thánh hay một vĩ nhân mà chỉ đơn giản vì mẹ là MẸ của con.

Mẹ đã hy sinh cho chúng con quá nhiều: tuổi thanh xuân, sức khỏe…có lẽ là cả cuộc đời! Chúng con được sinh ra, gia đình mình không khá giả nếu không muốn nói là chật vật để có thể no đủ. Cuộc sống trên quê hương quá khó khăn, gia đình mình phải ly hương khi chúng con còn quá nhỏ. Ba mẹ phải tay bế tay bồng chúng con và gầy dựng từ đầu trên đất khách. Con vẫn nhớ những khi chúng con bệnh, không ngủ được và khóc vì đau thì mẹ cũng không yên giấc. Con đi học, mẹ luôn lo lắng để chúng con khỏi thua bạn thua bè. Mẹ nói: “Đời mẹ khổ, mẹ phải nghĩ học sớm. Nên bây giờ khổ cách mấy mẹ cũng cho tụi bây đi học! Có cái nghề cái nghiệp đàng hoàng”. Công việc bận rộn, vất vả là thế nhưng chưa lần nào mẹ bắt chúng con nghỉ học. Rồi con vào cấp 3, mỗi ngày phải đạp xe 16 cây số để có được con chữ, mẹ lại dậy sớm chuẩn bị từng hộp cơm để con đến trường.

Trong những kì thi quan trọng mẹ luôn mang đến cho chúng con những gì tốt nhất. Hôm con đi thi tốt nghiệp, vì địa điểm thi khá xa, con phải ở lại buổi trưa, thế là mẹ chuẩn bị cho con nào cơm, nào sữa… Mẹ biết không? Đôi lúc con kể cho chúng bạn nghe về điều này và con thấy tự hào. Ngộ lắm phải không mẹ? Có thể điều này rất bình thường đối với người khác, nhưng với con nó thể hiện tình yêu bao la của mẹ. Hy sinh nhiều như thế nhưng mẹ chẳng đòi hỏi gì ở chúng con. Vì vậy đó chính là động lực để chúng con cố gắng học tập. Con biết ngày chị con nhận được giấy báo trúng tuyển đại học vào một trường danh tiếng với số điểm cao mẹ vui lắm. Mẹ không nói lời nào nhưng con nhìn thấy điều đó trong mắt mẹ. Con tự hào về chị và con biết mẹ cũng thế. Con không thông minh như chị nhưng con cũng đã cố gắng. Rồi con cũng vào đại học. Niềm vui đến nhưng cũng mang theo bao nỗi lo âu. Mẹ lại thêm vất vả.

Rồi chúng con lên phố, đất Sài thành với những bon chen, những hưởng thụ đôi lúc làm chúng con quên đi những vất vả cực nhọc mà mẹ đang chịu. Những giấc ngủ chúng con dường như dài hơn trong khi mẹ phải dậy từ 4h30 mỗi sáng. Về nhà, nhìn thấy những nếp nhăn trên trán me ngày càng sâu chúng con thấy hối hận lắm và tự hứa sẽ phải cố gắng.

Làm việc quá sức khiến mẹ mắc những căn bệnh quái ác, nhưng nhiều khi mẹ đã âm thầm chịu đựng cơn đau vì sợ chúng con lo lắng. Rồi mẹ đi bệnh viện, bác sĩ bảo mẹ không được làm việc nặng. Chúng con khuyên mẹ nhưng mẹ bảo “mẹ không làm thì ai làm? Cứ kệ mẹ, tụi bây cứ lo học!” Căn bệnh hành hạ, những cơn đau đến thường xuyên hơn nhưng vì không có tiền nên mẹ lại không đi tái khám. Và rồi cứ thế, bệnh của mẹ ngày một nặng hơn. Mẹ biết không? Có nhiều lúc con sợ lắm. Con sợ rằng chúng con không có cơ hội để đền đáp sự hy sinh lớn lao của mẹ. Con vẫn hằng cầu nguyện xin Chúa cho mẹ sống thật lâu với chúng con. Để khi ra trường, chúng con có thể lo cho mẹ những ngày sống vui vẻ và an nhàn. Hy sinh cho chúng con nhiều như thế nhưng mẹ chẳng cần chúng con đền đáp. Mẹ là vậy đó! chỉ biết lo cho chúng con mà chẳng bao giờ chăm sóc bản thân mình.

Mẹ còn là người vị tha, con nói điều này không phải vì mẹ chưa bao giờ đánh chúng con. Nhưng vì mẹ luôn thông cảm và sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm của chúng con. Bởi vậy từ khi còn bé mỗi lần bị điểm kém hay mắc phải lỗi gì thì mẹ là người đầu tiên con thổ lộ. Mẹ ơi! Con biết mẹ buồn chúng con nhiều lắm! Bởi đôi lúc chúng con chẳng vâng lời, còn ham chơi. Đôi lúc chúng con còn thờ ơ trước những vất vả của mẹ. Năm 12 một người bạn đặc biệt đã đọc cho con nghe bài thơ Nốt Ruồi Son. Thoạt đầu con chẳng nghĩ ngợi nhiều, nhưng đến hôm nay, khi đã là sinh viên đại học con thật thấm thía. Bài thơ thế này:

Ngửa chân tìm nốt ruồi son
Nhớ ngày xưa mẹ bảo
Cái số mi một đời rong rảo
Đi là quên mất đường về…

Ngày đi gió nín bờ đê
Con chuồn mặt giận khóc mê không chào
Con ngẩng đầu lao về phía phố
Ngơ ngác cỏ gà, nức nở bồ công anh.

Chạm ngõ thị thành
Giấc quê thành tro bụi
Khát vọng leo thang trên những tầng cao
Con vẽ ước mơ bằng những bảng màu
Tươi nguyên như tuổi
Để mệt nhoài những cơn rong ruổi
Thèm một tiếng quê…

Nay về
Ngồi trên đồi gió
Mẹ đó
Nấm mồ nâu
Trưa rớt qua đầu
Vo chiếc bóng
Tròn…

Ngửa chân tìm nốt ruồi son
Cay con mắt một vết mòn
hoe đỏ…

(Bài đăng trên Mực Tím số 782 – 17.5.2007)

Con chợt nhận ra hình ảnh của mình phản phất đâu đó, con sợ rồi một ngày con “thèm một tiếng quê…” nhưng chỉ còn lại “Mẹ đó…nấm mồ nâu…”

Mẹ yêu dấu! Con viết những dòng này nhưng rất có thể mẹ chẳng bao giờ nhận được nó bởi con sẽ không bao giờ gởi đi! Năm tháng sẽ qua đi, những dòng chữ này rồi cũng mờ nhạt nhưng mẹ ơi tình yêu chúng con dành cho mẹ là mãi mãi. Đừng hy sinh vì chúng con nhiều như thế! Hãy chăm sóc bản thân mình! Hãy cho chúng con cơ hội để đền đáp tình yêu của mẹ. Sống thật lâu với chúng con mẹ nhé!

Con yêu mẹ!

Tk nha!

13 tháng 11 2016

Đề 2 : Cảm nghĩ về tình bạn

Ai cũng biết rằng tình cảm bạn bè đối với mỗi người không thể nào thiếu được. Đó là thứ tình cảm thật trong sáng và cao cả. Tình bạn đồng hành với chúng ta ngay từ khi chúng ta mới bước chân vào ngôi trường mần non, rồi nó lại đồng hành với chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Tình bạn luôn là tình cảm vững chắc, nơi ta có thể tin tưởng chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn trong cuộc sống. Những tháng ngày bên bạn bè chắc sẽ là những tháng ngày đẹp nhất của mỗi người và ta sẽ mãi mãi ko thể quên được. Có những lúc ta cảm thấy buồn vì tình bạn ko suôn sẻ, rồi có giận hờn nhau nhưng đó là những thử thách giúp tình bạn của chúng ta trở nên vững chắc hơn. Ta sẽ hiểu được nhau hơn, thông cảm vs nhau hơn. Một tình bạn thực sự đẹp khi nó được xuất phát từ tận trái tim mỗi người.Xin hãy trân trọng những tình bạn trong sáng mà mỗi người đag giữ, hãy biết quan tâm, chia sẻ vs nhau và hãy làm những điều chưa làm được cho bạn bè ngay bây h để có dc những kỉ niệm đẹp trong tuổi học trò của mình.

13 tháng 11 2016

Bài 2:Trong cuộc đời mỗi người ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm bạn bè. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý giá, nó có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hơn nữa đó còn là chỗ dựa tinh thần giúp ta quên đi những nỗi buồn, những vất vả khó khăn trong cuộc sống.Tình bạn là gì? Tình bạn là khi chúng ta có cảm giác thân thiết với một người nào đó, và tình bạn thời học sinh chủ yêu là tình bạn của những người bạn học trong cùng một lớp và ngồi gần nhau. Khi đó, chúng ta có rất nhiều những thứ gần nhau và có cùng những mục tiêu giống nhau. Có những khi, tình bạn của chúng ta bắt đầu khi những người bạn chúng ta cùng nhau nắm tay đi học, là khi chúng ta gọi nhau í ới chỉ vè một mục đích đơn giản là cùng nhau làm những công việc như đi mua đồ ăn hay đi ngắm cảnh. Điều đó đã làm cho chúng ta xích lại gần nhau hơn.Và với mỗi chúng ta, tình bạn là những điều cực kỳ quan trọng trong cuộc sống. Có tình bạn, chúng ta đã có được rất nhiều những kí ức của tuổi thơ và đó chính là những điều quan trọng nhất của cuộc sống. Những bông hoa tươi đẹp nhất cũng không thể so sánh với tình bạn đẹp được và chúng ta mỗi người hãy cùng nhau giữ lấy những tình bạn quan trọng nhất của mình nhé!

Bài 3:

Trong con đường học tập, một thứ không thể thiếu đối với mỗi con người đó chính là sách vở.Nếu con đường học tập là chiến trường thì sách vở chính là vũ khí. Vì vậy, sách vở rất quan trọng. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, bạn ra chiến trường trên tay không một thứ vũ khi nào thử hỏi bạn có thể chiến đấu không? Sách vở không chỉ rất quan trọng mà nhu cầu về sách vở của mỗi con người càng ngày càng cao. Nhất là sách. Sách mang đến cho chúng ta những kiến thức cơ bản, những kiến thức mở rộng để chúng ta có thể đến gần được với tri thức hơn. Sách có rất nhiều loại: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tiểu thuyết, truyện đọc,.. Sách giáo khoa là loại sách cơ bản nhất mà ai cũng được học. Kiến thức trong sách là kiến thức bắt buộc ai cũng phải hiểu và phải nhớ để vận dụng cho đời sống bên ngoài. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về kiến thức bạn có thể đọc sách tham khảo. Sách tham khảo lại có rất nhiều loại: Sách về tự nhiên, sách về khoa học… để bạn có thể tìm được quyển sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của bạn.Sách rất đa dạng. Sách giúp con người ta hướng thiện. Sách luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bạn ở mọi lúc, mọi nơi. Sách giúp con người có thể đên với thành công, đến với đỉnh cao của tri thức.Vở cũng quan trọng không kém. Vở cũng là hành trang không thể thiếu trên hành trình học tập của học sinh. Vở giúp bạn ghi chép, tóm tắt lại những ý có trong sách. Người ta thường có câu: “Học đi đôi với hành”. Bạn không thể học mà không thực hành được. Và vở sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.Ôi, bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu trên đời này không có sách vở thì sẽ ra sao? Thế giới này sẽ chỉ toàn những người vô học, sẽ chỉ toàn là màu đen, màu đen của sự mù chữ.

Bài 4:

Có khi nào trong đời, bạn mong muốn trở lại thời thơ ấu không? Còn tôi, dù biết rằng việc ấy chỉ trở thành hiện thực khi trên đời này có những nàng tiên, tôi vẫn cứ mong ước. Đối với tôi, thời thơ ấu có một vị trí vô cùng đặc biệt.Nó giống như một chiếc hôm cất giữ những kỉ niệm thơ bé của tôi. Thường, kỉ niệm vẫn luôn đi kèm với những dấu ấn, kỉ vật. Chính vì vậy, tôi có nhiều kỉ vật lắm nhưng giữ lại được nguyên vẹn thì không nhiều. Một trong những đồ vật nằm trong nhóm “không nhiều” đó là: con búp bê bằng nhựa mặc váy xanh. Không hiểu vì sao đến bây giờ tôi vẫn không thể quên con búp bê đó.

. Có búp bê ở bên, tôi thường cảm thấy được che chở dù cho búp bê chỉ bé bằng cái chân tôi. Có lẽ búp bê cũng giống bà, luôn che chở, bảo vệ tôi mỗi khi tôi cần. Trong tim tôi, bà giống như một thiên sứ, mãi mãi đem đến cho tôi những nụ cười. Có những lần tôi đã định cất búp bê đi cho khỏi nhớ bà nhưng cất đi rồi tôi vẫn nhớ, có lúc còn nhớ hơn. Hơn thế nữa, tôi cũng nhớ búp bê lắm chứ. Nhưng lúc buồn, tôi chỉ muốn tâm sự với búp bê mà thôi. Đôi mắt to, tròn, xanh của búp bê khiến tôi trở nên tự tin hơn, bản lĩnh hơn. Búp bê giống như một người bạn, biết xuất hiện đúng lúc tôi cần. Búp bê hình như cũng có một tâm hồn riêng, một trái tim riêng. Nếu sau này, thế giới tổ chức một cuộc thi cho những đồ chơi có khả năng kì diệu, tôi sẽ cho búp bê tham dự. Búp bê này không thể khóc, không thể cười nhưng búp bê có cảm xúc. Chẳng hiểu có phải vì tôi yêu búp bê quá mà lú lẫn không nhưng tôi tin vào điều đó lắm. Tôi nói: búp bê của tôi có cảm xúc là để mọi người có thêm nhiều hi vọng vào cuộc sống và để họ luôn nghĩ rằng: trên đời này không có gì là không thể làm được nếu chúng ta biết hi vọng vào tương lai. Cũng chính vì lí do đó, tôi đặt tên búp bê là: ngôi sao xanh – ngôi sao mang đến niềm hi vọng.Thời gian giúp con người thêm trưởng thành, giúp cho những kỉ niệm, kỉ vật trở nên quý giá. Nhờ đó, mỗi con người cũng biết trân trọng quá khứ và biết hướng tới tương lai nhiều hơn. Những kỉ vật như những chiếc cầu thần diệu, nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai. Đối với tôi, con búp bê ngôi sao xanh là tất cả. Tôi vẫn luôn giữ cẩn thận con búp bê thay cho lời nói với bà: Cháu nhớ bà lắm. Tòi không dám chắc bà sẽ nghe được lời nói ấy nhưng tôi biết chắc rằng tại một nơi nào đố, bà cũng đang rất nhớ tôi và nhớ cả “ngôi sao xanh”.



 

 

 

15 tháng 5 2022

Tham khảo link để lấy ý làm bài : https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-ve-bai-tuc-ngu-ve-thien-nhien-va-lao-dong-san-xuat-faq420095.html

15 tháng 5 2022

tự làm nha không chép mạng ok ko mik báo cáo

2 tháng 10 2019

Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...


 

2 tháng 10 2019

"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người."

Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong "Từ ấy" chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:

"Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim."

Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong "Hịch tướng sĩ', Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù." Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí 'uống nước nhớ nguồn", ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.