Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn dành những tình cảm tốt đẹp cũng như thời gian, công sức, trí tuệ của mình để giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam. Qua từng thời kỳ cách mạng khác nhau, Bác luôn đề ra phương hướng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và phát huy sức mạnh của tuổi trẻ cũng như củng cố xây dựng các tổ chức Đoàn, Hội.
Ngay sau khi đất nước độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã khẳng định: “… Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…” và trong cái Tết độc lập đầu tiên, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Bác viết: “Một năm mới khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội…”, ngày 17 tháng 8 năm 1947 trong thư gửi thanh niên, một lần nữa Bác Hồ lại khẳng định: “… Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó…”
Là người sáng lập, theo dõi, tổ chức và rèn luyện thanh niên ngay từ những ngày đầu thành lập, cho đến khi tổ chức Đoàn TNCS trở thành đội hậu bị và cánh tay đắc lực của Đảng, là lực lượng nòng cốt trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại hòa bình độc lập cho Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Bác Hồ vô cùng xúc động nói trong lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn thanh niên lao động Việt Nam năm 1960: “Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên cường chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy, Bác rất tự hào, sung sướng và thấy như mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang”. Ngày 18-1-1963 trong bài nói chuyện với cán bộ nhân dân Kiến An – Hải Phòng, Bác nhấn mạnh: “Đảng cần phải giúp đỡ Đoàn thanh niên phát triển tốt, đồng thời phải chọn những đồng chí Đoàn viên kinh qua thử thách va đã đủ điều kiện đưa họ vào Đảng”.
Rõ ràng, trong tư tưởng của Bác Hồ, tư tưởng vận động thanh niên là một kho tàng về tư duy chính trị, mà quan điểm lý luận luôn được phát triển phù hợp với thực tế khách quan mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, có tác dụng định hướng cho thế hệ trẻ.
Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Bác đã để lại lời căn dặn trong bản di chúc: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên”. Bồi dưỡng cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết…”.
Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ. Những đóng góp của thanh niên vào thành quả của những năm đổi mới đã khẳng định quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam là ra sức lao động, học tập, rèn luyện và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Bác lúc sinh thời.
- Câu văn trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an: Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.
- Cách bác bỏ thuyết phục người đọc dựa trên cơ sở:
+ Lí lẽ: Than ôi! Người ta vẫn nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.
+ Dẫn chứng thực tế: hành động của Ngô Tử Văn được ngợi ca
*Dàn ý bạn nha
*Mở bài:
Sinh thời Hồ Chủ tịch rất quan tâm đến công tác giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ tương lai. Người vừa lãnh đạo đất nước kháng chiến, vừa hết lòng chăm lo cho thế hệ học sinh, những người sẽ kế tục sự nghiệp cách mạng. Trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Người đã thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bưới lên đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
*Thân bài:
* Giải thích:
– Lời căn dặn của Bác có ý nghĩa: Chính thế hệ học sinh hôm nay sẽ là người chủ tương lai của đất nước. Bằng sức mạnh của trí tuệ và tri thức của mình làm cho non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp, dân tộc Việt Nam hùng mạnh sánh vai cùng các nước năm châu. Để làm được điều đó, tất cả học sinh phải ra sức học tập và rèn luyện bản thân ngày càng tiến bộ.
– Lời căn dặn ngắn gọn nhưng hàm chứa được niềm kì vọng lớn lao của Bác vào thế hệ học sinh hôm nay. Người cũng đề cao việc học tập và nhấn mạnh chỉ có cố công học tập mới đủ sức mạnh làm chủ và xây dựng đất nước.
* Tại sao học sinh chăm chỉ học tập mới có thể làm chủ và dựng xây đất nước tươi đẹp, dân tộc hùng mạnh:
– Hồ Chí minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Lê-nin, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Nga cũng từng phát biểu: “Tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh”. Tri thức chính là sức mạnh, là vũ khí để chúng ta chống lại kẻ thù, chống lại sự lạc hậu, chiến thắng khó khăn, đưa đất nước đi lên, đuổi kịp nền tri thức khoa học, làm đất nước phát triển, hùng mạnh. Thực tế đã chứng minh, trong thời đại mới, ai làm chủ được tri thức sẽ làm chủ được bản thân, làm chủ được đất nước, thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nước lớn. Một minh chứng tiêu biểu nhất là sức mạnh quật cường của dân tộc Nhật Bản trong thế kỉ 20. Từ một đất nước lạc hậu, yếu kém, người Nhật đã dũng cảm vượt thoát ra khỏi ý thức hệ phương Đông, ra sức học tập các tiến bộ khoa học kĩ thuật phương Tây, mạnh mẽ cải cách đất nước và trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới chỉ sau vài thập kỉ phát triển. Chính nhờ tinh thần học tập không ngừng nghỉ đã giúp người Nhật trở thành một trong những dân tộc mạnh mẽ, sáng tạo và làm việc hiệu quả nhất thế giới.
– Học sinh là thế hệ trẻ tuổi, đang học tập và rèn luyện trên ghế nhà trường. Nhiệm vụ của học sinh là học tập. Chỉ có học tập mới có tri thức, mới phát triển nhân cách, kiện toàn năng lực bản thân, đủ sức đảm nhiệm và hoàn thành công việc, tạo ra lợi ích cho đất nước. Đặc biệt là nhiệm vụ kháng chiến chống kẻ thù, giành lại độc lập cho dân tộc. Kẻ thù hùng mạnh, vũ khí tối tân, trình độ tri thức tiên tiến. Nếu ta không nắm vững và vận dụng được tri thức, không biến tri thức thành sức mạnh thì không thể chiến thắng kẻ thù, không thể có tự do. Có thể nói tri thức chính là con đường dẫn đến tự do, có tri thức là có tự do.
– Chỉ có tri thức mới đưa dân tộc bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới. Bởi có tri thức con người sẽ tạo ra nhiều của cải, tăng cường tiềm lực kinh tế, khẳng định vai trò làm chủ, quyết định sức mạnh của một dân tộc. Một đất nước hùng mạnh là bởi có nền học thức cao, có nhiều người tài giỏi, ngày đêm hăng say lao động dựng xây và bảo vệ đất nước.
* Đánh giá:
Lời căn dặn của Bác không những hết sức đúng đắn đối với tình hình đất nước lúc đó mà còn có ý nghĩa đến muôn đời. Trong thời đại ngày nay, khi nền công nghệ, thông tin bùng nổ, thế giới diễn biến hết sức phức tạp, lời dạy của Bác càng được khẳng định mạnh mẽ.
* Để làm theo lời Bác căn dặn, chúng ta phải học tập như thế nào:
– Học sinh phải ra sức thi đua học tập không ngừng nghỉ, tiếp cận, tiếp nhận nền tri thức hiện đại nhất của thế giới. Bên cạnh đó biến tri thức thành sức mạnh, thành hành động cụ thể để dựng xây đất nước.
– Học sinh không ngừng rèn luyện nhân cách, nhân phẩm và bản lĩnh sống cao đẹp trong thời đại mới. Một nền tri thức mạnh mẽ kết hợp với lý tưởng sống cao đẹp ở mỗi con người mới có thể mang lại sự cống hiến lớn lao vì sự tiến bộ của dân tộc, tăng cường sức mạnh của tổ quốc.
– Học sinh phải gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ học tập, lao động và nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Đó là trách nhiệm chung của cả dân tộc, ai cũng phải nỗ lực. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ như Bác Hồ đã từng căn dặn.
* Phê phán:
– Ngày nay, vẫn còn có nhiều học sinh không chịu nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân, trau dồi tri thức. Họ lười biếng, ỷ lại, trốn tránh trách nhiệm, thậm chí còn có những hành vi sai trái, trái với lời dạy của Bác. Những học sinh như thế thật đáng chê trách.
* Bài học:
– Là học sinh, phải biết học tập và làm theo lời Bác dạy. Lấy học tập tốt làm mục tiêu để phấn đấu rèn luyện mình trở thành người hữu ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
*Kết bài:
Dù đã hơn 60 năm trôi qua nhưng lời dạy của Bác vẫn còn rạng ngời giá trị, là ngọn đuốc sáng bất diệt soi bước chân ta trên con đường tiến tới tương lai.
Chúc bạn học tốt nha