K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

16 tháng 3 2018

Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm về chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam qua nhiều thời kì trong nhiều mối quan hệ đa dạng :

- Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên: Đây là một nội dung quan trọng, xuyên suốt trong văn học Việt Nam, thể hiện rõ qua ba giai đoạn phát triển của văn học dân tộc:

    + Văn học dân gian kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên; miêu tả thiên nhiên đầy tươi đẹp, thân thiết và gần gũi với đời sống của con người.

    + Văn học trung đại gắn vẻ đẹo của thiên nhiên với quan niệm thẩm mỹ của con người.

    + Văn học hiện đại miêu tả thiên nhiên gắn liền với những cảm xúc giản dị trong cuộc sống của con người: tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống; tình cảm lứa đôi.

- Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc:

    + Là phần nội dung quan trọng, phong phú và mang giá trị nhân văn sâu sắc, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.

    + Được văn học đề cập đến ở nhiều khía cạnh như: tinh thần yêu nước, tình yêu làng xóm, yêu quê cha đất tổ, căm ghét các thế lực giày xéo quê hương, ý thức về quốc gia dân tộc, ý chí đấu tranh, khát vọng tự do, độc lập….

    + Tinh thần yêu nước là nội dung tiêu biểu, mang những giá trị quan trọng của văn học Việt Nam.

- Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:

    + Thể hiện lòng nhân ái và mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

    + Lên tiếng tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức trong xã hội có giai cấp đối kháng.

    + Là một tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc.

- Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:

    + Văn học đã ghi lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam.

    + Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, trung tâm của văn học (cộng đồng hoặc cá nhân) có những giá trị và cách phản ánh riêng.

    + Xu hướng chung của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, giàu đức hi sinh, …

Nội dung chính

Văn học Việt Nam có hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết Việt Nam gồm văn học trung đại và văn học hiện đại, phát triển qua ba thời kì, thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.

Học văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và trau dồi tiếng mẹ đẻ.

11 tháng 8 2016
 Không hiểu vì sao cứ mỗi lần nghĩ đến đất nước và con người VN ,chúng ta lại nghe vang vọng trong tâm trí mình những câu thơ của Huy Cận :

“ Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực , sang hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, bao dung.”

 Sảng khoái biết bao! Tự hào biết bao! Trong tâm trí ta bỗng cuồn cuộn đổ về dòng lịch sử hang ngàn năm của dân tộc. Bừng sang trong tâm hồn của cha ông ta là công cuộc lao động , là chiến công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , là trời bể ân tình thủy chung như nhất , yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người quen đứng đầu song ngọn gió , chống mọi thế lực thù địch. Qua bao phong ba của lịch sử , dân tộc ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt “ Lưng đeo gươm , tay mềm mại bút hoa” .Quả thật văn học dtộc là một thứ máu của Tổ quốc . Dòng máu văn học ấy chảy và thắm vào tâm hồn chúng ta hôm nay với một sức sống rạo rực mãnh liệt . Yêu biết bao nền văn học ấy , nền văn học mà nội dung cũng như hình thức đều phản ánh chân thực , sâu sắc tư tưởng , tình cảm và sức sống , sự vươn lên của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng. Sức sống ấy bắt đầu bằng mối quan hệ gần gũi,gắn bó với thế giới tự nhiên vô cùng chân thực , sinh động và độc đáo.Mỗi mảnh đất quê hương chúng ta đều mang hơi thở cuộc sống của những ngày cha ông gian khổ khẩn hoang vỡ đất để xây dựng non sông đất nước tươi đẹp và tích lũy nhiều hiểu biết phong phú , sâu sắc về thiên nhiên. Dưới hình thức của tư duy huyền thoại , các tác phẩm dân gian đã vô tình trở thành cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân , nhất là những người lao động VN. Con người VN đổ mồ hôi , xương máu gắn chặt tâm hồn mình với mảnh đất thiêng liêng ấy. Thiên nhiên đất nước giàu đẹp nhưng cũng lắm thử thách , hăm họa rình rập theo mỗi bước đi lên của con người VN . Mặc dù vậy , cái tình ta yêu đời , cái tình ta yêu cuộc sống , gian khổ mấy cũng vui được , cái vui vừa ngời chói , vừa trong sang lạ lùng .Với quy mô hoành tráng , sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường đã tái hiện lại những hồi ức thô sơ nhưng hấp dẫn về một cộng đồng người trong quá khứ xa xưa vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển . Hay câu chuyện truyền thuyết “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” ngàn năm rồi vẫn sống trong long dân tộc , âm vang dữ dội , phản ánh những cố gắng không mệt mỏi của người Việt cổ để chiến thắng nạn lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ . Truyện đề cao sức sống mạnh mẽ của loài người và phần nào giải thích hiện tượng lũ lụt hang năm. Ngoài ra , nhân dân lao động cũng tích lũy được khá sâu sắc về tự nhiên , thiên nhiên dưới hình thức những câu nói cô đúc . Những triết lí , trí tuệ trong tục ngữ bắt rễ từ cuộc sống sinh động phong phú nên nội dung cũng như hình thức của tục ngữ không khô khan mà nó vẫn như cây đời xanh tươi . Tục ngữ VN có rất nhiều chủ đề trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên , lao động sản xuất , về con người và xã hội :“ Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.”
Hay“ Nhất nước , nhì phân , tam cần , tứ giống” Do điều kiện nền kinh tế nông nghiệp trồng cây lúa nước nên nhân dân ta hiểu rõ được giá trị của đất . Nói “tấc đất , tấc vàng” là vì sao? Vì đất là nơi ta ở , nơi ta sản xuất. Qua bàn tay và trí tuệ , tinh thần lao động , từ một mảnh đất cỏn con , chúng ta có thể làm ra lúa gạo , làm ra của cải , đem lại cuộc sống ấm no . Do đó , đất chính là vàng , một loại vàng sinh sôi và phát triển . Cùng với cách nhìn nhận , đánh giá giá trị của đất , cha ông ta cũng đã đúc kết bốn khâu quan trọng nhất trong quá trình làm ra cây lúa , hạt gạo trên đồng ruộng VN .Với con người Vn từ thuở xa xưa , thiên nhiên còn là người bạn thân thiết , Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của văn học VN . Trong ca dao , dân ca hiện lên những hình ảnh tươi đẹp , đáng yêu của thiên nhiên VN với đồng lúa , cánh cò , cây đa , bến nước , ánh trăng…… “ Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.”
 Dưới hình thức ca dao tỏ tình , ví ghẹo , con người giãi bày tâm sự của mình với quê hương , đất nước .Vẻ đẹp của thiên nhiên , vẻ đẹp của lòng người quyện vào nhau trong câu ca dao mượt mà , khơi lên và chảy đằm thắm trong long ta một sức sống vừa bền bỉ ,vừa rạo rực ,mãnh liệt . Con người VN yêu lao động , biết quý vô cùng những giot mồ hôi mình đổ ra để chắt chịu xây dựng cuộc sống . Hình ảnh ấy ở mỗi miền quê lại có vẻ đẹp riêng say đắm long người . Nó không phải là riêng của ai mà nó là tiếng hát của tất cả mọi người đang sống ,đang ngày đêm lao động. Đến với văn thơ thời trung đại (từ thế kỉ 10 đến hết thế kỉ 19) , hình ảnh thiên nhiên đã có bước phát triển mới , nó không chỉ gắn liền với những gì gần gũi , thân thuộc của thế giới xung quanh mà còn gắn với lí tưởng đạo đức , thẩm mĩ . Hình tượng những cây tùng , trúc , cúc,mai tượng trưng cho khí tiết thanh cao của nhà nho chân chính .Còn với những bậc hiền nhân đó là: “ Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bong mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn .
( Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi)
 Hình ảnh những am mây , rừng cây , suối vắng (chốn lâm tuyền) ,rừng thông , núi trúc……thể hiện lí tưởng ẩn dật , thoát khỏi vòng danh lợi tầm thường . Trong văn học hiện đại , tình yêu thiên nhiên thể hiện ở sự gắn bó với quê hương ,đất nước , ở tình yêu cuộc sống đặc biệt ở tình yêu lứa đôi . Tình yêu thiên nhiên trong VH có ý nghĩa biểu hiện nhân cách , thấm nhuần một tinh thần nhân văn cao quý. Rồi cũng bước qua những ngày tháng chống thiên nhiên hung dữ , văn học cùng cha ông ta bước vào thời kì bảo vệ Tổ quốc , chống giặc ngoại xâm . Lịch sử dân tộc ta là lịch sử của những năm tháng con người VN đem xương máu của mình bảo vệ độc lập của dân tộc . Con người VN được tôi luyện và lớn lên không ngừng với cuộc chiến đấu chống ngoại xâm dai dẳng và quyết liệt . Buổi cha ông dựng nước cũng chính là buổi cha ông giữ nước . Những bàn tay biết cầm quốc , cái cày vỡ đất ấy cũng chính là những bàn tay vô cùng kiên quyết , dữ dội biết cầm vũ khí đánh giặc để bảo vệ vững chắc thành quả lao động của mình . Câu chuyện “ Thánh Gióng “ làm sống mãi trong tâm tư mỗi con người VN ý chí quyết chiến , quyết thắng quân xâm lược . Từ lòng yêu nước , con người VN này sinh long căm thù , giặc cướp nước . Đến một độ nào đó long căm thù ấy bùng lên , con người VN vụt trở mình lớn dậy cùng với hình tượng Thánh Gióng , cùng cây tre quê hương xung phong diệt giặt . Sức mạnh của long yêu nước , của ý chí căm thù là sức mạnh vô địch . Sức mạnh ấy bắt nguồn từ Thánh Gióng xa xưa và đã cuồn cuộn chảy trong mạch nguồn dân tộc ,làm nên một sức mạnh nội tại mãnh liệt không ngừng tăng lên , lớn lên mãi . Lịch sử những cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đã sớm hình thành trong tâm trí con người VN một sự thống nhất tuyệt đẹp. Thống nhất là sự sống , là sức sống của Tổ quốc ta . Truyền thuyết đẹp về chín mươi chín voi quay đầu về mộ tổ vua Hùng , một con không chịu chầu liền bị chém cụt đầu đã chứng minh hung hồn chân lí đó. VH dân gian chúng ta có một ngạn ngữ được coi là phương châm sống : “ Giặc đến nhà ,đàn bà cũng đánh”. Ý chí đánh giặc đã sớm nhập tâm và dường như đã trở thành cái phần bẩm sinh trong mỗi con người VN.Cha ông chúng ta mỗi khi thấy vó ngựa của quân thù khua ngoài biên ải thì “ tới bữa quên ăn , nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa ,chỉ căm tức rằng chưa xã thịt lột da nuốt gan , uống máu quân thù” ( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn) ngày đêm canh cánh ý chí giết giặc. Núi sông ta cũng đã từng rung chuyển bởi tiếng hô “ quyết đánh” của hội nghị Diên Hồng và ý chí “ Sát Thát” của hào khí Đông A vang động chiều dài lịch sử dân tộc . Tiếp đó là hình ảnh những nghĩa sĩ trong những ngày đầu tiên chiến đấu chống Pháp ở đất Nam Bộ được nhà thơ mù lòa ,thiết tha yêu nước Nguyễn Đình Chiểu khắc họa thành công trong tác phẩm nổi tiếng là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”:“Ngoài cật có một manh áo vải , nào đợi mang bao tấu ,bầu ngòi
Trong tay cầm một ngọn tầm vông ,chi nài sắm dao tu , nón gõ
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi , cũng đất xong nhà dạy đạo kia
Gươm đeo dung bằng lưỡi dao phay , cũng chém rớt đầu hai nọ.”
Qua VH , sức sống người Việt còn rung lên mãnh liệt ,sảng khoái .Từ trong đêm đen nô lệ ,Đảng đã ra đời chói ngời ánh sang chân lí với một sức mạnh mới mẻ .Chủ nghĩa yêu nước trong VH hiện đại cũng ra đời trong hoàn cảnh đó. Khi gặp được chủ nghĩa Mác-Lê-nin ,Bác đã thắp lên triệu triệu niềm tin cho đồng bào . Bác đã chiến thắng mọi gian nguy , “ mặt trời chân lí chói qua tim” đốt nóng long người cuồn cuộn sinh lực vào ngày Cách mạng tháng 8 thành công. “ Tuyên ngôn độc lập “của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành lời tuyên bố dõng dạc của dân tộc VN kiêu hãnh.
Tình yêu lớn ấy đối với đất nước , những đồng cam cộng khổ vất vả hang ngày cũng như chiến đấu đã sớm gắn bó con người VN thành một khối yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình nhân ái cao cả . Cha ông ta đã tự dặn mình và dạy con cháu :
 “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
 Tình thương ấy là một trong những cội nguồn của sức sống con người VN .VH dân tộc đã ghi chép lại thật cụ thể khát vọng nhân đạo của con người qua hai khía cạnh chủ yếu . Một là văn học cật lực tố cáo , phê phán các thế lực áp bức , chà đạp lên quyền sống chính đáng của con người và bày tỏ lòng thương cảm với những con người bị áp bức , đau khổ . Trước hết là trong VH dân gian : “ Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.”
Hay“ Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
 Trong xã hội phong kiến , người phụ nữ không được tự quyết định cuộc đời mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Họ dù xinh đẹp , tài hoa đến mấy thì cuộc đời vẫn xô đẩy , chà đạp không thương tiếc . Còn đối với Hồ Xuân Hương , tính đả kích XH lại được đẩy lên thật mạnh mẽ khi mà hang ngàn năm trôi qua mà người phụ nữ vẫn vậy . Đặc biệt , văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945 cũng đã lên tiếng phê phán gay gắt , quyết liệt chế độ thực dân nửa PK , phản ánh cuộc sống tối tăm , thê thảm của người dân cày xứ thuộc địa . Ta bắt gặp chị Dậu trong cảnh sưu thuế đè nặng lên đôi vai làng Đông Xá , cái ngột ngạt trong tiếng mõ , tiếng tù và , tiếng quát tháo , đánh đập của bọn tay sai PK . Cúng giống như chị Dậu , anh Pha và Chí Phèo cũng vấp phải hoàn cảnh tương tự mặc dù trước đó họ lương thiện và tốt bụng biết bao. Liệu trong đời thực sẽ còn bao nhiêu Nghị lịa , Bá Kiến ức hiếp dành nữa? Song song với việc tốt cáo XH tàn nhẫn bất công , VH hiện thực VN đã khẳng định mạnh mẽ những phẩm chất tốt đẹp từ ngàn xưa . Ngay trong giờ phút khó khăn đen tối nhất của cuộc sống , những phẩm chất đó lại càng sáng ngời hơn bao giờ hết , Hai là , VH thể hiện ước mơ tha thiết về một XH công bằng , nhân đạo đối với con người . Trong VH dân gian , mỗi truyện cổ tích là một giấc mơ đẹp , người xưa mơ ước ở hiền gặp lành , ước mơ đổi đời , điều đó làm cho truyện cổ tích kết thúc có hậu . Ca dao ca ngợi tình nghĩa giữa con người với người . Các tác giả trung đại như Nguyễn Du lại hướng đến tư tưởng nhân đạo cao cả . Những vần thơ lục bát của dân tộc VN vượt qua mọi phong ba của lịch sử , vượt qua mọi sự tấn công của các thể thơ Trung Quốc vẫn giữ được nét uyển chuyển đáng yêu của con người VN . Kiều là một nạn nhân song Từ Hải lại là người anh hung chiến đấu cho chính nghĩa . Chính nghĩa đi từ nước này sang nước khác không có giấy thông hành , VH chân chính không có biên giới . Nhiều nhân vật trong VH chống Pháp , chống Mĩ xâm lược tiêu biểu cho lí tưởng anh hung CM . Ta tìm về với mẹ Tơm , mẹ Suốt , người mẹ giành cơm nuôi đồng chí , nuôi dưỡng và bảo vệ Đảng bằng buồng tim mình . Phản ánh con người và cuộc sống trong các mỗi quan hệ XH đã hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong VHVN. Trong lịch sử và thực tiễn cuộc sống , con người luôn phải giải quyết mối quan hệ giữa tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng . Không phải bằng nguyên lí triết học mà bằng con đường riêng của nghệ thuật , VHVN đã phản ánh quá trình lựa chọn , đấu tranh để khẳng định đạo lí làm người quý báu của dân tộc VN trong sự kết hợp hài hòa hai phương diện đó. Trong những hoàn cảnh nghiệt ngã quyết liệt như đấu tranh chống giặc ngoại xâm , đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt , con người VN buộc phải đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân . Vì thế đôi khi con người ta phải hi sinh “ cái tôi “ cá nhân , coi thường mọi cám dỗ để bảo vệ đạo nghĩa và lí tưởng:   “Nếu mai đây có chết một thân lôiHai mươi tuổi tim đang dào dạt máuHai mươi tuổi hồn quay trong gió bão.”  Cái chết đó là cái chết cho cách mạng . Một cái chết mà như một du kích Pháp trước khi bị phát xít treo cổ nói : “ Tôi chết đi như chiếc lá rơi xuống , cho đất thêm màu , cho cây thêm tốt .” Đọc , ngta suy nghĩ . Một chân trời mới hiện ra , lí tưởng cộng sản chủ nghĩa vĩ đại . Ngta hiểu được long một người cộng sản . Nhưng trong hoàn cảnh khác ,như giai đoạn 1930-1945 hoặc từ sau 1986 đến nay , con người cá nhân thức tỉnh và được đề cao . Con người trong văn học các giai đoạn này đã suy ngẫm ý nghĩa cuộc sống trần thế , nghĩ đến quyền sống cá nhân , quyền hưởng tình yêu , hạnh phúc.Thể hiện “cái tôi” cá nhân cần khẳng định và Xuân Diệu đã làm được điều đó : “Ta là Một , là Riêng , là thứ NhấtKhông có chi bè bạn nổi cùng ta.” Nhìn chung , trong quá trình phát triển , VHVN cố gắng vun đắp xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như nhân ái , thủy chung , tình nghĩa , vị tha , giáu đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa , đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỉ đề cao quyền sống của con người cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Cuộc sống lên men ngây ngất . Những con người cầm sung “xung kích” dành giật từng mảnh đất với giặc lại lao vào cuộc chiến công hòa bình và văn học lại là chiếc máy quay nhỏ quay lại toàn cảnh xã hội . Văn học là nhân học , là tiếng nói của con người , là tấm gương phản chiếu thời đại . Đảng ta rất coi trọng văn học , cói nó như là một vũ khí đấu tranh sắc bén vì nó “ đã thể hiện chân thực , sâu sắc đời sống tư tưởng , tình cảm của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng “. VH có khả năng mang chính trị vào nhân dân như sức mạnh vật chất vậy . Chúng ta yêu cuộc sống của chúng ta , chúng ta yêu VH của chúng ta , một nền VH vì dân , do dân . Chúng ta không tiếc sức lực nhỏ bé của mình góp phần vào lực lượng mạnh mẽ đó . VH là sông mà mỗi người chúng ta phải là làn sóng nhỏ . Chúng ta vô cùng tán đồng với M.Gorki : “ Văn học là nhân học” . Một nền khoa học về con người thúc đẩy con người đi lên.
11 tháng 8 2016

bài văn ạ

 

4 tháng 1 2020

Chọn đáp án: B

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

18 tháng 6 2018

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

Đọc và tóm tắt văn bản sau: Nhà sàn Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dừng để ở hoặc dùng vào những mục đích khác nhan như để hội họp, để tổ chức sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên gianh, tre, nứa, gỗ,..; Mặt sàn dừng tre hoặc gỗ tốt bền ghép liền nhau, liên kết ở lưng chừng các hàng cột. Gầm sàn là kho chứa củi...
Đọc tiếp
Đọc và tóm tắt văn bản sau: Nhà sàn Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dừng để ở hoặc dùng vào những mục đích khác nhan như để hội họp, để tổ chức sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên gianh, tre, nứa, gỗ,..; Mặt sàn dừng tre hoặc gỗ tốt bền ghép liền nhau, liên kết ở lưng chừng các hàng cột. Gầm sàn là kho chứa củi và một số nông cụ, nơi nuôi thả gia súc hoặc bỏ trống. Không gian của nhà gồm ba khoang. Khoang lớn ở giữa thuộc phần cốt lõi của căn nhà dùng để ở, nơi này có thể ngăn thành một số buồng nhỏ, ở giữa đặt một bệ đất vuông rộng, trên bệ là bếp đun (1) và sưởi ấm. Hai khoang đầu nhà, bên này gọi là “tắng quản” (2), dùng để tiếp khách, hoặc dành cho khách ở, bên kia gọi là “tắng chan” (3) lộ mái, khá rộng, đặt các ống nước dùng để rửa chân tay, chuẩn bị vật dụng đun nước, nấu ăn,… Hai đầu nhà có cầu thang làm bằng gỗ hoặc dùng một cây bương lớn đẽo thành từng khấc thay bậc thang,… Nhà sàn tồn tại ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam Á. Loại hình kiến trúc này xuất hiện vào khoảng đầu thời đại Đá mới, rất thích hợp với những nơi cư trú có địa hình phức tạp như ở lưng chừng núi hay ven sông, suối, đầm lầy. Nhà sàn vừa tận dụng được nguyên liệu tại chỗ để giải quyết mặt bằng sinh hoạt, vừa giữ được vệ sinh trong nhu cầu thoát nước, lại vừa phòng ngừa được thú dữ và cấc loại côn trùng, bò sất có nọc độc thường xuyên gây hại. Trong các ngôi nhà trệt thuộc loại hình kiến trúc dân gian của người Việt và nhiều dân tộc khấc còn lưu lại dấu ấn của nhà sàn. Nhà thuỷ tạ bao giờ cũng phải là nhà sàn. Nhà sàn của các dân tộc Mường, Thái và một số dân tộc ở Tây Nguyên trên đất nước Việt Nam chúng ta đạt trình độ cao vê kĩ thuật và thẩm mĩ không chỉ đê ở, để sinh hoạt cộng đồng mà nhiều nơi đã trở thành điểm hẹn hấp dẫn cho khách du lịch trong nước và thế giới. (Theo Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3, NXB Từ điển bách khoa, 2003)
Gợi ý: a) Trước hết hãy đọc kĩ văn bản và xác định: – Văn bản Nhà sàn thuyết minh về đối tượng nào?
– Đại ý của văn bản là gì? b) Có thể chia văn bản trên thành mấy đoạn, ý chính của mỗi đoạn là gì? c) Viết tóm tắt văn bản Nhà sàn với độ dài khoảng 10 câu.
1
13 tháng 11 2018

a, Văn bản Nhà sàn thuyết minh về một ngôi nhà sàn, một công trình xây dựng gần gũi, quen thuộc, bộ phận khá lớn người miền núi nước tả, một số dân tộc khác ở khu vực Đông Nam Á

- Nội dung: thuyết minh về kiến thức, nguồn gốc, những tiện ích của nhà sàn

b, Bố cục

MB (từ đầu đến... văn hóa cộng đồng): Định nghĩa và mục đích sử dụng của ngôi nhà sàn

TB (Toàn bộ nhà sàn... bao giờ cũng phải là nhà sàn): Thuyết minh về cấu tạo, nguồn gốc, công dụng của nhà sàn.

Kết bài (còn lại): đánh giá, ngợi ca vẻ đẹp nhà sàn ở Việt Nam xưa và nay

c, Văn bản Nhà sàn có thể tóm tắt như sau:

Nhà sàn là công trình kiến trúc dùng để ở hoặc với mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên, nhiều cột chống. Không gian nhà sàn gồm mặt sàn, gầm sàn, ba khoang lớn nhỏ, hai bên cầu thang... được sửu dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn ở, tiếp khách... khác nhau. Nhà sàn xuất hiện ở miền núi Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ thời Đá Mới. Nhà sàn có nhiều tiện ích, phù hợp với địa bàn cư trú vừa tận dụng nguyên liệu giữ vệ sinh... Nhà sàn ở miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật, thẩm mĩ cao, đã, đang là đối tượng hấp dẫn khách du lịch