Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Nhu cầu biểu cảm của con người. Câu 1. - Cảm xúc ở hai bài ca dao: + Bài 1: Nỗi khổ đau bất lực của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. + Bài 2: Niềm rạo rực phơi phới của người con gái trước cánh đồng lúa và tuổi xuân của mình. - Người ta thổ lộ tình cảm là để phô bày lòng mình, để khơi gợi lòng đồng cảm của người khác với nhu cầu được chia sẻ. - Khi con người có những niềm vui hay nỗi buồn thì người ta có nhu cầu làm văn biểu cảm. - Thư gửi cho người thân bạn bè là nơi bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì thư là thể hiện nhu cầu biểu hiện tình cảm. 2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm Câu 2. - Nội dung của hai đoạn văn. + Đoạn 1: Người viết thư đã nhắc lại những kỉ niệm giữa mình và Thảo, qua đó thể hiện nỗi niềm thương nhớ. + Đoạn 2: Sự liên tưởng và sự xúc động thiêng liêng của nhà văn Nguyên Ngọc khi nghe tiếng hát dân ca trong đêm khuya. - So sánh: So sánh nội dung của hai đoạn văn trên với nội dung của văn tự sự và miêu tả, ta thấy nội dung hai đoạn văn trên thiên về biểu hiện suy nghĩ của tâm hồn người viết. - Đánh giá ý kiến: Ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên ta thấy ý kiến đó là hoàn toàn đúng. II. Luyện tập Câu 1. - Hai đoạn văn, đoạn 1 không phải là văn biểu cảm, chỉ miêu tra hoa hải đường dưới góc độ sinh học. - Đoạn 2 có giá trị biểu cảm vì: + Nhà văn bộc lộ sự yêu thích của mình đối với hoa hải đường “từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường”, “Tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm”. + Nhà văn sử dụng rất nhiều sự liên tưởng so sánh, ẩn dụ, hồi ức… miêu tả sự lộng lẫy, kiều diễm của hoa để khơi gợi tình cảm yêu hoa ở bạn đọc: “Hàng trăm đóa hoa ở đầu cành phơi phới như một loài chào hạnh phúc”… “Màu đỏ thắm rất quý, hân hoan say đắm” “Những cánh hoa khum khum như muốn phong lại nụ cười má lúm đồng tiền”. + Tác giả vừa sử dụng biểu cảm trực tiếp và sử dụng biểu cảm gián tiếp (thông qua sự tự sự, miêu tả). + Văn bản này được viết theo thể loại tùy bút, thể loại đặc trưng của văn biểu cảm. Câu 2. Nội dung biểu cảm của bài thơ không được thể hiện một cách trực tiếp mà ẩn kín vào bên trong câu chữ. Qua nội dung biểu ý của bài thơ ta có thể cảm nhận nội dung biểu cảm sau: - Ở bài “Nam quốc sơn hà”: + Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước. + Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. - Ở bài “Phò giá về kinh”: + Cảm hứng tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công của dân tộc. + Niềm tin và niềm yêu thương lo lắng cho đất nước. Câu 3. Kể tên một số văn bản biểu cảm hay mà em biết. - Các em có thể ghi tên những văn bản mà mình đã đọc ngoài chương trình hoặc trong chương trình. - Những văn bản biểu cảm hay mà các em đã được học: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” của Xi-át-tơn, “Lòng yêu nước” của I-li-a Ê-ren-bua. “Mẹ tôi” của A-mi-xi, những câu hát về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước, con người… Câu 4. Sưu tầm và chép ra giấy một đoạn văn xuôi biểu cảm. Lòng yêu nước – Ê-ren-bua “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sôn, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”… “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Xi-át-tơn … “Đối với đồng bào tôi, mỗi tất đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mong trong đó kí ức của người da đỏ”.
TÌM HIÊỦ CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I, MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI THÍCH
Lòng khiêm tốn
- Vấn đề nghị luận: Lòng khiêm tốn
- Luận điểm khái quát: Câu mở đầu : Lòng khiêm tốn ... sự vật.
- Luận điểm phụ: ( Thể hiện ở 4 đoạn phần thân bài)
+ Đoạn 1: Ý nghĩa của khiêm tốn(chỉ rõ cái lợi)
+ Đoạn 2: Định nghĩa về khiêm tốn( khiêm tốn là gì?)
+ Đoạn 3: Biểu hiện của khiêm tốn(liệt kê các biểu hiện)
+ Đoạn 4: Lí giải vì sao phải khiêm tốn(so sánh, nêu rõ nguyên nhân)
- Ghi nhớ(Sgk/71)
II, LUYỆN TẬP
Lòng nhân đạo
- Vấn đề nghị luận: Lòng nhân đạo
- Phương pháp giải thích:
+ Nêu định nghĩa: (Lòng nhân đạo là lòng biết thương ng`)
+ Đặt câu hỏi: ( Thế nào là bietes thương ng`?, Thế nào là lòng nhân đạo?)
+ Nêu biểu hiện để trả lời câu hỏi: ( Hình ảnh ông già hành khuất, em bé nhặt mẩu bánh mì => thái độ của mọi ng` : xót thương, tìm cách giúp đỡ.
+ Đối chiếu, lập luận bằng cách đưa ra câu nói của thánh Găng-đi.
Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ rất hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của bố. Bố mẹ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của bố mẹ trong lòng, Mẹ là người đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng tôi thành người. Em luôn biết ơn và kính yêu mẹ rất nhiều!
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bênh cho cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp b ạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tô nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.
Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.
Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.
Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấ yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.
2. Trả lời câu hỏi
a + b
- Văn bản thông báo:
-
Được viết khi người ta cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó từ một cấp cao hơn xuống cấp thấp hơn hoặc cho nhiều người;
-
Nhằm phổ biến nội dung.
- Văn bản đề nghị:
-
Được viết khi cần đề đạt một vấn đề gì đó của cá nhân hay tập thể đối với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
-
Nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện vọng nào đó.
- Văn bản báo cáo:
-
Được viết khi cần trình bày một vấn đề gì đó từ cấp dưới lên cấp trên;
-
Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã đạt được, những gì còn chưa làm được) trong công việc để cấp trên biết.
c. So sánh 3 loại văn bản trên:
- Về điểm giống nhau: Các văn bản trên đều được trình bày theo mẫu quy định và có một số mục tương tự nhau.
- Điểm khác nhau: mục đích và nội dung cụ thể được trình bày khác nhau
So sánh sự khác nhau giữa văn bản hành chính và văn bản nghệ thuật
-
văn bản hành chính thì không được sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách hành chính, công vụ.
-
Truyện và thơ là loại văn bản nghệ thuật, dùng để sáng tạo hình tượng, vì vậy có sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách nghệ thuậ
d. Một số loại văn bản tương tự như các văn bản trên: Giấy khai sinh, giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp, sơ yếu lí lịch,...
Câu 3: Chính là nội dung ghi nhớ SGk trang 110.
II. Luyện tập
Trong các tình huống (3) (văn biểu cảm), (6) (văn kể chuyện) không có nhu cầu sử dụng văn bản hành chính.
Các tình huống còn lại phải viết văn bản hành chính:
-
(1): Thông báo
-
(2): Báo cáo
-
(4): Đơn
-
(5): Đề nghị
Soạn bài : Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thế nào là văn bản hành chính? a) Đọc các văn bản sau và cho biết khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo? Viết các văn bản này nhằm mục đích gì? Văn bản 1PHÒNG GD - ĐT QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG THCS DỊCH VỌNG SỐ: ... / TB |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC |
THÔNG BÁO
Về kế hoạch trồng cây
Để hưởng ứng phong trào Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp, Ban Giám hiệu nhà trường phát động buổi trồng cây quanh sân trường. Kế hoạch trồng cây như sau: 1) Thời gian: 14 giờ, ngày 28 - 2 - 2003 2) Số lượng và chủng loại: Mỗi lớp trồng 5 cây, loại cây phượng vĩ, bàng hoặc xà cừ. 3) Phương thức chăm sóc: Các lớp có kế hoạch bảo vệ và chăm sóc cây do lớp mình trồng. Ban Giám hiệu thông báo kế hoạch này để toàn trường được biết và chuẩn bị tốt cho ngày hội trồng cây của nhà trường.Hiệu trưởng (Kí và ghi rõ họ tên) Nơi nhận:
- Các GV chủ nhiệm - Các lớp - Lưu Văn phòng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2014 GIẤY ĐỀ NGHỊ Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 7A, Trường THCS Kim Đồng Tập thể lớp 7A chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Theo thời khoá biểu của nhà trường, chiều nay (thứ năm, ngày 20 tháng 3 năm 2003), lớp 7A có giờ sinh hoạt tập thể. Nhưng vì bạn Nam bị ốm phải vào nằm viện, nên chúng em xin đề nghị với cô giáo cho chuyển buổi sinh hoạt này sang chiều mai (thứ sáu, ngày 21 tháng 3 năm 2003) để lớp có thể tới thăm và động viên bạn Nam được kịp thời. Thay mặt lớp 7A Lớp trưởng (Kí và ghi rõ họ tên) Văn bản 3: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hoá, ngày 5 tháng 12 năm 2015
BÁO CÁO Về kết quả hoạt động hưởng ứng phong trào
Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp
Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường THCS Đông Thanh Hưởng ứng đợt thi đua Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp do nhà trường phát động, trong thời gian vừa qua, lớp 7B đã có nhiều hoạt động đạt kết quả tốt, cụ thể là: 1) Về vệ sinh: đã tổ chức mỗi tuần một buổi lao động tập thể để quét dọn khu vực quanh lớp và sân trường; thực hiện nghiêm túc việc thu gom các loại rác vào đúng nơi quy định. 2) Về việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh: đã tổ chức trồng được 100 cây các loại (bao gồm 50 cây bạch đàn, 40 cây xà cừ và 10 cây phượng vĩ) ở khu vực được Ban Giám hiệu nhà trường phân công; không bẻ cành, hái lá hoặc ngắt hoa nơi công cộng. 3) Về trang trí: đã tổ chức quét vôi lại các bức tường quanh lớp; kẻ lại các khẩu hiệu và bảng nội quy nhà trường. Kết quả cuối đợt, lớp đã bầu được 5 bạn tiêu biểu đề nghị nhà trường biểu dương, khen thưởng. Thay mặt lớp 7B Lớp trưởng (Kí và ghi rõ họ tên) Gợi ý: - Văn bản thông báo: + Được viết khi người ta cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó từ một cấp cao hơn xuống cấp thấp hơn hoặc cho nhiều người; + Nhằm phổ biến nội dung. - Văn bản đề nghị: + Được viết khi cần đề đạt một vấn đề gì đó của cá nhân hay tập thể đối với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết; + Nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện vọng nào đó. - Văn bản báo cáo: + Được viết khi cần trình bày một vấn đề gì đó từ cấp dưới lên cấp trên; + Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã đạt được, những gì còn chưa làm được) trong công việc để cấp trên biết. b) Ba văn bản trên có gì giống và khác nhau? So sánh hình thức trình bày của ba văn bản này với các văn bản truyện, thơ mà em đã đọc. Gợi ý: - Về điểm giống nhau: Các văn bản trên có những mục nào giống nhau? Các văn bản trên đều được trình bày theo mẫu quy định và có một số mục tương tự nhau. - Điểm khác nhau: + So sánh về mục đích sử dụng? + Những nội dung cụ thể của từng loại văn bản? - Truyện và thơ là loại văn bản nghệ thuật, dùng để sáng tạo hình tượng, vì vậy có sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách nghệ thuật; văn bản hành chính thì không được sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách hành chính, công vụ. c) Kể thêm một số loại văn bản tương tự như các văn bản trên. Gợi ý: Giấy khai sinh, giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp, sơ yếu lí lịch,... d) Các văn bản đã phân tích ở trên là văn bản hành chính. Vậy, thế nào là văn bản hành chính? Văn bản này có những đặc điểm gì? Gợi ý: Văn bản hành chính là loại văn bản như thế nào về: mục đích sử dụng, nội dung, hình thức trình bày,...? Lưu ý các mục nhất thiết phải có trong văn bản hành chính: - Quốc hiệu và tiêu ngữ; - Địa điểm và ngày, tháng, năm làm văn bản; - Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản; - Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo; - Chữ kí và họ tên người gửi văn bản. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Trong các tình huống dưới đây, với tình huống nào thì người ta phải viết văn bảnhành chính? a) Có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người biết sự kiện ấy. b) Thầy hiệu trưởng hoặc thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình của lớp em trong tháng qua. c) Có một sự việc làm em hết sức xúc động, muốn ghi lại những cảm xúc đó. d) Hôm qua đi học về chẳng may gặp mưa, hôm nay em bị sốt, không thể đến lớp được. đ) Có một địa danh rất nổi tiếng ở gần trường, cả lớp đều muốn thầy, cô giáo chủ nhiệm tổ chức cho đi tham quan. e) Bị ốm nên không đi thăm quan được, bạn em rất muốn biết về buổi tham quan ấy. Gợi ý: Trong các tình huống (c), (e) không có nhu cầu sử dụng văn bản hành chính. 2. Hãy lựa chọn loại văn bản phù hợp với từng tình huống phải sử dụng văn bản hành chính đã xác định được ở trên. Gợi ý: a - thông báo, b - báo cáo, d - đơn, đ- đề nghị.Tôi vẫn nhớ như in cái thuở ấu thơ, khi đó tôi chỉ là con bé 5-7 tuổi được về quê ở với bà ngoại. Nhà bà ngoại rất nhiều cây ăn quả. Nào là na, nào là bưởi, nào là cam, là vải thiều. Vườn cây của bà có một cây khế chua, một cây chay, cây sung gần cầu ao nữa.
Bên bờ ao có mấy khóm chanh, khóm ớt. Mỗi mùa hoa chanh nở, cứ ra đến gần bờ ao là một mùi hương tỏa ra thơm ngát, mấy con chuồn chuồn kim, chuồn chuồn ớt bay dập dờn chao lên, lượn xuống, rồi khẽ khàng đậu trên cành hoa, chúng như đang ngắm nhìn màu hoa trắng tinh khiết, chũng như cảm nhận được mùi hương thơm của hoa chanh.
Có những hôm mải chạy theo con chuồn chuồn ớt mà tôi bị trượt chân ngã xuống ao. Cũng may cho tôi khi đó bà tôi đang phơi rơm rạ gần đó nhìn thấy tôi đang chới với, bà đưa cái chạc gẩy rơm xuống bào tôi nắm vào bà kéo lên, thế là thoát chết trong gang tấc. Một kỉ niệm tôi cứ nhớ mãi.
Trong vườn cây của bà, mỗi loại cây đều có những kỉ niệm gắn bó với tuổi thơ tôi. Cây khế chua của bà hồi đó là nơi các chị con nhà bác tôi hay trèo lên hái quả, mỗi lần các chị đến chơi lại hái khế xuống chấm muối ớt ăn, cắn miếng khế chua chua mà tôi nhắm mắt nhăm mũi lại mà nhai mà nuốt, nhưng cái vị chua chua ấy làm mấy chị em thôi thèm, ăn thì không được nhiều, nhưng cứ nhìn thấy lại muốn vặt quả xuống để ăn. mấy chị hàng xóm sang nhà bà tôi chơi, một chị leo lên cây vặt quả, một chị ngửa nón ra hứng, chỉ một lúc là được lưng nón. Các chị nghĩ ra cái trò khế chua chấm mắm tôm, thế là hũ mắm tôm của bà được lấy ra để pha vơi ớt đỏ chấm khế chua.
Còn cây chay gần bờ ao cũng vậy, quả chay xanh thì chua, nhưng cái chua dìu dịu không gắt như khế. Quả chay chín màu vàng ở ngoài, bên trong màu đỏ, ăn rất ngọt. bà tôi hay hái quả chay đem kho cá, ăn món cá kho với quả chay rất hao cơm, ăn một bát lại muốn ăn hai, vị chua chua ngòn ngọt của chay, vị beo béo bùi bùi của hạt chay quện với mùi thơm ngầy ngậy của món cá kho làm nước miếng tối cứ tứa ra khi nồi cá kho được bưng lên mâm.
Cây sung cạnh bờ ao nhà bà không biết có tự bao giờ, khi tôi về quê thấy nó đã bị ngã gần sát mặt ao, bọn trẻ chúng tôi vẫn hay vặt quả sung cho vào miệng nhai rôm rốp, ăn sung có vị chan chát cũng hay, bây giờ ở hà Nội lá và quả sung cũng được đưa vào các bữa tiệc thịnh soạn đấy các bạn à.
Cây sung bị ngả xuống mặt ao như thế là nôi bọn trẻ chúng tôi hay trèo lên đó ngồi chơi thả hai chân khỏa nước rất thú vị. Có hôm mải chơi thế là lăn tòm xuống ao, ướt như chuột, cả lũ bị trận đòn sưng *** vì trò nghịch dại.
Mấy cây vải thiều khi mùa quả chín, bọn trẻ chúng tôi suốt ngày quanh quẩn dưới gốc cây để kều, chọc vải ăn, quả vải chín cùi dầy, ngọt lịm và rất ngon, chúng tôi ăn no đến mức không ăn được cơm.
Bà ngoại bảo ăn nhiều nóng, nhưng bọn trẻ chúng tôi cứ ăn no nê thỏa thích, chả biết sợ nóng thế nào. Mấy hôm sau rôm nó mọc đỏ lưng cả mặt mũi, lúc đó mới thấy ngứa, gãi chảy cả máu ra, bà mới nói cho biết không nghe lời bà nên giờ ngứa cố mà chịu, cấm được kêu. Bây giờ nhớ lại thấy kỉ niệm thời thơ ấu như đang còn hiển hiện ra trước mắt tôi. Nhanh thật, thế mà đã hơn bốn mươi lăm năm rồi.
BẠN THAM KHẢO NHÉ .CHÚC BẠN HOK TỐT
Soạn bài : Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thế nào là văn bản hành chính? a) Đọc các văn bản sau và cho biết khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo? Viết các văn bản này nhằm mục đích gì? Văn bản 1THÔNG BÁO
Về kế hoạch trồng cây
Để hưởng ứng phong trào Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp, Ban Giám hiệu nhà trường phát động buổi trồng cây quanh sân trường. Kế hoạch trồng cây như sau: 1) Thời gian: 14 giờ, ngày 28 - 2 - 2003 2) Số lượng và chủng loại: Mỗi lớp trồng 5 cây, loại cây phượng vĩ, bàng hoặc xà cừ. 3) Phương thức chăm sóc: Các lớp có kế hoạch bảo vệ và chăm sóc cây do lớp mình trồng. Ban Giám hiệu thông báo kế hoạch này để toàn trường được biết và chuẩn bị tốt cho ngày hội trồng cây của nhà trường.Hiệu trưởng (Kí và ghi rõ họ tên) Nơi nhận:
- Các GV chủ nhiệm - Các lớp - Lưu Văn phòng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2014 GIẤY ĐỀ NGHỊ Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 7A, Trường THCS Kim Đồng Tập thể lớp 7A chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Theo thời khoá biểu của nhà trường, chiều nay (thứ năm, ngày 20 tháng 3 năm 2003), lớp 7A có giờ sinh hoạt tập thể. Nhưng vì bạn Nam bị ốm phải vào nằm viện, nên chúng em xin đề nghị với cô giáo cho chuyển buổi sinh hoạt này sang chiều mai (thứ sáu, ngày 21 tháng 3 năm 2003) để lớp có thể tới thăm và động viên bạn Nam được kịp thời. Thay mặt lớp 7A Lớp trưởng (Kí và ghi rõ họ tên) Văn bản 3: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hoá, ngày 5 tháng 12 năm 2015
BÁO CÁO Về kết quả hoạt động hưởng ứng phong trào
Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp
Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường THCS Đông Thanh Hưởng ứng đợt thi đua Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp do nhà trường phát động, trong thời gian vừa qua, lớp 7B đã có nhiều hoạt động đạt kết quả tốt, cụ thể là: 1) Về vệ sinh: đã tổ chức mỗi tuần một buổi lao động tập thể để quét dọn khu vực quanh lớp và sân trường; thực hiện nghiêm túc việc thu gom các loại rác vào đúng nơi quy định. 2) Về việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh: đã tổ chức trồng được 100 cây các loại (bao gồm 50 cây bạch đàn, 40 cây xà cừ và 10 cây phượng vĩ) ở khu vực được Ban Giám hiệu nhà trường phân công; không bẻ cành, hái lá hoặc ngắt hoa nơi công cộng. 3) Về trang trí: đã tổ chức quét vôi lại các bức tường quanh lớp; kẻ lại các khẩu hiệu và bảng nội quy nhà trường. Kết quả cuối đợt, lớp đã bầu được 5 bạn tiêu biểu đề nghị nhà trường biểu dương, khen thưởng. Thay mặt lớp 7B Lớp trưởng (Kí và ghi rõ họ tên) Gợi ý: - Văn bản thông báo: + Được viết khi người ta cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó từ một cấp cao hơn xuống cấp thấp hơn hoặc cho nhiều người; + Nhằm phổ biến nội dung. - Văn bản đề nghị: + Được viết khi cần đề đạt một vấn đề gì đó của cá nhân hay tập thể đối với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết; + Nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện vọng nào đó. - Văn bản báo cáo: + Được viết khi cần trình bày một vấn đề gì đó từ cấp dưới lên cấp trên; + Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã đạt được, những gì còn chưa làm được) trong công việc để cấp trên biết. b) Ba văn bản trên có gì giống và khác nhau? So sánh hình thức trình bày của ba văn bản này với các văn bản truyện, thơ mà em đã đọc. Gợi ý: - Về điểm giống nhau: Các văn bản trên có những mục nào giống nhau? Các văn bản trên đều được trình bày theo mẫu quy định và có một số mục tương tự nhau. - Điểm khác nhau: + So sánh về mục đích sử dụng? + Những nội dung cụ thể của từng loại văn bản? - Truyện và thơ là loại văn bản nghệ thuật, dùng để sáng tạo hình tượng, vì vậy có sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách nghệ thuật; văn bản hành chính thì không được sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách hành chính, công vụ. c) Kể thêm một số loại văn bản tương tự như các văn bản trên. Gợi ý: Giấy khai sinh, giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp, sơ yếu lí lịch,... d) Các văn bản đã phân tích ở trên là văn bản hành chính. Vậy, thế nào là văn bản hành chính? Văn bản này có những đặc điểm gì? Gợi ý: Văn bản hành chính là loại văn bản như thế nào về: mục đích sử dụng, nội dung, hình thức trình bày,...? Lưu ý các mục nhất thiết phải có trong văn bản hành chính: - Quốc hiệu và tiêu ngữ; - Địa điểm và ngày, tháng, năm làm văn bản; - Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản; - Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo; - Chữ kí và họ tên người gửi văn bản. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Trong các tình huống dưới đây, với tình huống nào thì người ta phải viết văn bảnhành chính? a) Có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người biết sự kiện ấy. b) Thầy hiệu trưởng hoặc thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình của lớp em trong tháng qua. c) Có một sự việc làm em hết sức xúc động, muốn ghi lại những cảm xúc đó. d) Hôm qua đi học về chẳng may gặp mưa, hôm nay em bị sốt, không thể đến lớp được. đ) Có một địa danh rất nổi tiếng ở gần trường, cả lớp đều muốn thầy, cô giáo chủ nhiệm tổ chức cho đi tham quan. e) Bị ốm nên không đi thăm quan được, bạn em rất muốn biết về buổi tham quan ấy. Gợi ý: Trong các tình huống (c), (e) không có nhu cầu sử dụng văn bản hành chính. 2. Hãy lựa chọn loại văn bản phù hợp với từng tình huống phải sử dụng văn bản hành chính đã xác định được ở trên. Gợi ý: a - thông báo, b - báo cáo, d - đơn, đ- đề nghị.Soạn bài:TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
THẾ NÀO LÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH?
1. Trả lời câu hỏi:
a) Đây chính là việc tìm hiểu và nêu lên các tình huống cần phải viết các bài văn bản.
- Khi cần truyền đạt từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc cho nhiều người biết một vấn đề gì đó (thường là rất quan trọng) người ta dùng Thông báo.
- Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng văn bản Đề nghị (kiến nghị).
- Khi cần thông báo một vân đề gì đó từ câ'p dưới lên cấp trên thì người ta dùng văn bản Báo cáo.
b) Mục đích của các loại văn bản ưên.
- Thông báo nhằm phổ biến một nội dung.
- Đề nghị nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến.
- Báo cáo nhằm tổng kết nêu lên những gì đã thể hiện cho cấp trên biết,
c) Ba văn bản này.
- Giống nhau ở hình thức trình bày, theo mẫu qui định nhưng chúng khác nhau về mục đích và những nội dung cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản.
- Chúng khác với các tác phẩm văn thơ vốn dùng hư cấu tưởng tượng để xây dựng hình tượng. Đây là những kiểu văn bản báo sự vụ, hành chính.
- Những văn bản viết theo mẫu có thể so sánh tương tự với ba loại văn bản trên là: Biên bản, Sơ yếu lí lịch, Giấy khai sinh, Hợp đồng...
2. Văn bản hành chính: Đọc Ghi nhớ trang 110 SGK.
LUYỆN TẬP
- Có hai trường hợp không dùng văn bản hành chính.
+ Trường hợp 3: dùng phương thức biểu cảm.
+ Trường hợp 6: Dùng phương thức kể chuyện và tả để tái hiện buổi tham quan.
- Các trường hợp còn lại dùns văn bản hành chính.
+ Tình huống 1: Dùng văn bàn Thông báo.
+ Tình huống 2: Dùng văn bản Báo cáo.
+ Tình huống 4: Phải viết Đơn xin nghỉ học.
+ Tình huống 5: Dùng văn bản Đề nghị.