Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hai câu ca dao đầu tiên thể hiện nỗi thương cảm với những thân phận người nhỏ bé, kêu vô vọng nhưng không ai thấu, không ai thương xót
- Bốn câu ca dao tiếp theo: Niềm vui phơi phới của người con gái trước cánh đồng và tuổi xuân thì của mình. Cũng như sự lo lắng về thân phận của mình trước muôn nẻo đường đời.
→ Con người khi có nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc sẽ làm văn biểu cảm.
Thư gửi bạn bè sẽ bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì thư thể hiện nhu cầu tình cảm của con người.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
Đoạn văn số (1) trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ thông qua nhắc lại một số kỉ niệm
→ Cách biểu cảm thường thấy trong từ ngữ, thu từ, nhật kí
- Đoạn văn (2) thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương, đất nước
⇒ Cả hai đoạn văn đều chưa có nội dung hoàn chỉnh nhưng thể hiện được tình cảm và tâm trạng của người viết
b, Hai đoạn văn cho thấy: tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm là tình cảm đậm chất tư tưởng nhân văn
- Khi con người nảy nở tình cảm chân thành, nhân văn thì sự bieur cảm trở nên đặc sắc, cuốn hút
c, Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên có những đặc điểm:
- Đoạn (1) thuộc dạng biểu cảm trực tiếp (nói về kỉ niệm thương nhớ đối với bạn)
- Đoạn (2) thuộc dạng biểu cảm gián tiếp (tác giả thông qua miêu tả tiếng hát của cô gái)
⇒ Như vậy, cách biểu cảm có thể thực hiện hai cách: bộc bạch trực tiếp tình cảm, hoặc biểu cảm thông qua những kỉ niệm, hình ảnh gợi liên tưởng.
II. Luyện tậpBài 1 (trang 73 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cả hai đoạn văn đều nói về hoa hải đường nhưng:
- Đoạn văn 1: chủ yếu tả chính xác về đặc điểm của loài hoa hải đường
- Đoạn văn b sử dụng yếu tố tưởng tượng và biểu cảm để khơi gợi vẻ đẹp và cảm nhận tinh tế, lưu lại dấu ấn của tác giả.
→ Đoạn văn về hoa hải đường cho thấy tác giả sử dụng linh hoạt yếu tố tự sự, miêu tả để tạo nên bức tranh biểu cảm về hoa hải đường.
Bài 2 (Trang 74 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cả hai bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh đều là văn biểu cảm trực tiếp. Bởi:
Cả hai tác phẩm đều nói về lòng tự tôn dân tộc, tình yêu nước sâu sắc, trực tiếp
- Sông núi nước Nam thể hiện quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền trước mọi thế lực xâm lược.
- Phò giá về kinh thể hiện tình cảm trực tiếp của tác giả trước chiến thắng vang dội của nước Đại Việt cũng như khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần. Qua đó bộc lộ hào khí Đông A
Bài 3 (trang 74 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Một số bài văn, bài thơ biểu cảm: Khăn thương nhớ ai (ca dao), Cảm hoài, Thu điếu, Đây mùa thu tới, Khóc Dương Khuê, Bánh trôi nước…
Bài 4 (trang 74 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Đoạn văn biểu cảm:
Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa. En ri cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con.
( Những tấm lòng cao cả- Et- môn- đô A- mi-xi)
Tìm hiểu chung về vă biểu cảm
I. NHU CẦU BIỂU CẢM VÀ VĂN BIỂU CẢM
1. Nhu cầu biểu cảm của con người
Những câu ca dao sau:
- Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
- Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì? Người ta thổ lộ tình cảm làm gì? Theo em, khi nào thì con người cảm thấy cần phải làm văn biểu cảm? Trong thư gửi cho người thân, bạn bè có cần thổ lộ tình cảm không?
Trả lời:
- Câu ca dao thứ nhất biểu hiện nỗi khổ đau oan trái của người lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ.
- Câu ca dao thứ hai biểu hiện xúc về một niềm hạnh phúc bao la, êm ái và tự hào.
- Thông thường, người ta thổ lộ tình cảm để mong được chia sẻ được đồng cảm. Khi vui mà được chia sẻ thì niềm vui sẽ nhân lên, khi mà được chia sẻ thì nỗi buồn sẽ vơi bớt đi.
- Khi có tình cảm dồn nén, chất chứa, khôrg nói ra không được người ta có nhu cầu làm văn biểu cảm. Cho nên, trong thư từ gửi người thân hay bạn bè, em thường biểu lộ tình cảm của mình trong đó.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
Hai đoạn văn sau:
(1) Thảo thương nhớ ơi! Mới ngày nào Thảo còn ngồi chung bàn với Hỏng, Minh, Ngọc, thế mà nay Thảo đã theo cha mẹ thành phố Hồ Chí Minh, để cho bọn mình xiết bao mong nhớ. Thảo có nhớ những lần chúng mình cùng dạo Hồ Tây, cung chơi Thủ Lệ, thăm quan Ao Vua? Thảo có nhớ một lần mình ốm dài, Thảo chép cho mình?
(Bài làm của học sinh)
(2) Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bài dân ca của đất nước trong đêm khuya. Bây giờ tất cả im lặng rồi, giọt sao khung cửa đọng lại, đứng im, không nhảy nữa, đêm đã đi vào chiều sâu, mà vẫn còn nghe âm vang mỗi giọng hát của người con gái nãy. Một giọng hái dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khoe người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những chán nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng lẫn bóng tre và bóng nắng... Có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng nga lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và giàn bầu dong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thuở ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau ngày lao động và chiến đấu.
(Nguyên Ngọc)
a. Hai đoạn văn trên biểu đạt nội dung gì? Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả?
b. Có ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên, em có tán thành với ý kiến đó không?
c. Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên?
Trả lời:
a.
- Đoạn văn (1) nói lên nỗi thương nhớ người bạn cùng học chung ngày nào.
- Đoạn (2) biểu đạt nỗi nhớ cùng tình yêu quê hương của tác giả được gợi lên từ bài dân ca.
Nếu so với nội dung của văn bản tự sự miêu tả thì nội dung của hai đoạn văn trên chủ yếu nhằm bộc lộ cảm của người viết.
b) Qua hai đoạn văn trên, em rất tán thành ý kiến cho rằng tình cảm xúc trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác...).
c. Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở đoạn một là bộc lộ trực bằng ngôn từ (“Thảo thương nhớ ơi!”). Đoạn văn (2), tác giả dùng biện pháp tự sự, miêu tả để gợi tình cảm. Như vậy, bên cạnh các từ ngữ trực tiếp bộc lộ tình cảm như thương nhớ ơi, mới ngày nào ... thế mà, xiết bao mong nhớ,... còn là những kỉ niệm, các hình ảnh gợi liên tưởng như giọng hát dân ca trong đêm, cánh cò, con đường làng,... cũng thể hiện sâu sắc những cung bậc cảm xúc, lay động lòng người,...
II. LUYỆN TẬP
1. So sánh hai đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là biểu cảm. Vì sao? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.
Trả lời:
a. Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có răng cưa. Hoa mọc từ 1 tới 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh.
(Theo Từ điển Bách khoa Nông nghiệp)
b. Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xứng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực ở nước ta, hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu rỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc lên thăm Đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Linh.
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Đoạn văn thứ hai là văn biểu cảm. Vì đoạn văn đã bộc lộ tình cảm thích hoa hải đường của tác giả. Sự yêu thích đó được biểu lộ qua cái nhìn tưởng tượng chủ quan của tác giả về hoa hải dường (“phơi phới như một lời chào hạnh phúc”, “trông dân dã như cây chè đất đỏ) biểu lộ trực tiếp bằng lời văn (“màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, tay đắm”, “rạng rỡ nồng nàn”, “ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường”).
2. Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm ở hai bài Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.
Trả lời:
Nội dung biểu cảm của cả hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh đều thể hiện bản lĩnh, khí phách dân tộc. Một thể hiện lòng tự hào về một nền độc lập dân tộc; một thể hiện khí thế chiến thắng hào hùng và khát vọng hòa bình lâu dài của dân tộc.
- Sông núi nước Nam: sắc thái khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ lí tưởng về chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược được bộc lộ trực tiếp, không thông qua yếu tố trung gian nào.
- Trong Phò giá về kinh, hai câu đầu có yếu tố tự sự, tất nhiên sự kiện ở Chương Dương và Hàm Tử là phương tiện để tác giả thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị. Xem lại phần đọc hiểu bản để nắm được phương thức biểu cảm, nội dung tình cảm ở hai bài thơ một cách cụ thể.
3. Một số bài văn biểu cảm: Buổi học cuối cùng (Ngữ văn 6), Biển đẹp (Ngữ văn 6/2 - Trang 47), Cổng trường mở ra (Ngữ văn 7), Mẹ tôi (Ngữ văn 7).
4. Một số đoạn văn xuôi biểu cảm.
CÂY TRE
Cành lá tre này cũng như cành lá tre khác, không có gì đặc biệt, tôi không bao giờ nhìn ngắm một cành tre mà không thấy nổi lên lòng những ý nghĩ và những-cảm giác lúc nào cũng giông nhau.
Khi thấy các lá tre gió thổi vút một chiều, tôi cảm thấy một vang âm thầm và kín đáo trong tâm hồn. Hình như một cảm giác gì thanh và lạnh lẽo, một cái gì vừa cứng cỏi lại vừa chua xót, vừa tha thiết lại thanh đạm, như tâm hồn một nhà ẩn dật thời xưa, chán những điều thế đem giấu cái tài nâng không được ai biết trong rừng núi... Vài lá tre nhọn vắt qua trăng sáng trông thật giống một bức tranh phóng bút của Tàu.
(Thạch Lam)
GIÃ TỪ TUỔI NHỎ
Trái sáp đậu thì hoa phải tàn, nếu hạt thóc không chết đi thì cây cũng không sống, em cũng biết rằng ta muốn ôm em lại mãi, nhưng có như thế được đâu. Thế là em đi, còn ta thui thủi về một mình, con đường mộng đã thành con đường đời, ta bước từng bước đau thương, vì lòng ta và cả em. Ta không muốn quay đầu lại nhìn; em đi rồi ta phải thành một người lớn, phải siêng nâng chứ, nào là công việc, nào là cuộc đời, nào là cái đời,...
Còn em, tuổi nhỏ ơi! Ta không cầm thì em cũng không ở; em đi chầm chậm, lưng quay lại cho ta. Em mang theo mặt đẹp của em, hai má trai tơ, đậm, như mặt trời sắp , trán em tinh khiết, chưa hề oán hận, lòng thơ ngây, chỉ thích đùa cười. Từ bấy đến nay, em vào trong thời gian, đường mờ mịt không em?
Thôi, đường của em chỉ là khói sương thôi, chẳng bao lâu em sẽ lẫn với chân trời, anh chỉ nhìn đằng xa, tưởng em là mộng. Anh không dám giơ tay đón bắt sao được, mà dám bắt em sao? Em sẽ không đến với một khuôn mặt tạc trong thịt đời, khắc khổ, gập ghềnh, chín khô như một trái mùa hạ.
( Xuân Diệu - Ngày nay)
NGÔI TRƯỜNG CŨ
Tôi rảo bước đến trước trường và tần ngần đưa mắt nhìn vào. Tuy đã bao năm trời xa cách, ngôi trường vẫn không khác mấy khi xưa: vẫn mái rong rêu, vẫn bốn bức tường chớn chở, mấy chậu ti-gôn đã bắt đầu khoe mấy khóm cỗi cũng đang độ khai hoa. Cây điệp trước sân đã báo mùa thi với nghìn cánh hoa hồng tả tơi trên vệ cỏ. Một niềm cảm xúc xâm chiếm tâm hồn tôi. Mỗi cảnh vật đều khêu gợi ở tôi những bóng xưa, tăm tiếng cũ. Tôi thấy như sống lại trong khoảnh khắc quãng đời ấy, mà ngôi trường yêu mến kia đã phong kín của tôi bao nhiêu kỉ niệm buồn, vui. Tôi nhớ lại tất cả. Cái gì tôi cũng nhớ và cái gì cũng gieo vào 1 tôi một niềm lưu luyến cách vời.
(Thẩm Thệ Hà)
Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã làm sáng tỏ một chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã làm sáng tỏ một chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
1, Các loại từ ghép .
- Trong Tiếng Việt chia ra hai loại từ ghép : từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập .
a) Từ ghép chính phụ .
-Là những từ ghép bao gồm có tiếng chính và tiếng phụ .
VD : Ghế cao \(\Rightarrow\) Ghế là tiếng chính , cao là tiếng phụ
Bàn gỗ \(\Rightarrow\) Bàn là tiếng chính , gỗ là tiếng phụ
- Tiếng chính thường đứng trước , tiếng phụ thường đứng sau .
- Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính .
( từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa )
b ) Từ ghép đẳng lập .
- Là các từ ghép có các tiếng ngang hàng nhau về nghĩa .
-VD : Suy nghĩ , chài lưới , .....
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn nghĩa của từng tiếng tạo thành nó .
( từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa )
Mấy pạn tick mk vs nhoa
C1:
Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.
Bạn tham khảo nha:
Tình cảm của anh em Thành và Thủy khiến nhiều người phải rơi lệ vì câu chuyện tình cảm xúc động đó. Không chỉ đơn giản là cuộc chia tay mà nó còn đem lại những ý nghĩa bài học sâu sắc cho người khác. Một câu chuyện nói về 2 anh em phải tách rời xa nhau vì bố mẹ phải li thân. Đâu ai hay rằng bên trong câu chuyện ấy là uổn khúc của những ý nghĩa. Trong một gia đình phải biết yêu thương giúp đỡ đùm bọc lấy nhau. Nhà là nơi có mái ấm gia đình là nơi nuôi dưỡng ước mơ. Thành là người anh trai yêu thương em gái hết mực. Còn cô em Thủy cũng là một cô em gái dành tình cảm sâu sắc cho người anh. Vậy nên khi rời xa nhau khó mà tách rời, chia lìa được. Có lẽ, nếu tình cảm này còn mãi thì một ngày nào đó tình cảm này sẽ được bố và mẹ nhận ra lỗi lầm và khiến 2 anh em quay về bên nhau. Và đó cũng là những gì tôi hi vọng ở câu chuyện này.
bạn tham khảo nha
a)
Giải thích:
-Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…
-Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.
Dẫn chứng:
-Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.
-Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.
b)
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đức tính giản dị. Bác giản dị trong đời sống hằng ngày, trong công việc hay trong lời nói, bài viết. Hiếm có một vị nguyên thủ quốc gia nào có lối sống như Bác. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Ngôi nhà của một vị Chủ tịch chỉ có vài ba phòng, với những món đồ đơn sơ. B ữa ăn hằng ngày của Bác chỉ có vài món hết sức đơn giản. Tất cả đều là những món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Bác luôn hăng say lao động, suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc. Từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho đồng chí… Bởi vậy, xung quanh Bác có rất ít Người giúp việc. Trong quan hệ với mọi người, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Giản dị trong đời sống, nên Hồ Chí Minh cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của Người đều dễ hiểu với mục đích để cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Nhưng cách sống đó của Bác không khắc khổ theo lối nhà tu hành, hay thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Mà Người chủ động lựa chọn lối sống này như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Qua chứng minh, chúng ta càng thêm yêu mến và cảm phục Bác nhiều hơn.
chúc bạn học tốt nha
2. Trả lời câu hỏi
a + b
- Văn bản thông báo:
Được viết khi người ta cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó từ một cấp cao hơn xuống cấp thấp hơn hoặc cho nhiều người;
Nhằm phổ biến nội dung.
- Văn bản đề nghị:
Được viết khi cần đề đạt một vấn đề gì đó của cá nhân hay tập thể đối với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
Nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện vọng nào đó.
- Văn bản báo cáo:
Được viết khi cần trình bày một vấn đề gì đó từ cấp dưới lên cấp trên;
Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã đạt được, những gì còn chưa làm được) trong công việc để cấp trên biết.
c. So sánh 3 loại văn bản trên:
- Về điểm giống nhau: Các văn bản trên đều được trình bày theo mẫu quy định và có một số mục tương tự nhau.
- Điểm khác nhau: mục đích và nội dung cụ thể được trình bày khác nhau
So sánh sự khác nhau giữa văn bản hành chính và văn bản nghệ thuật
văn bản hành chính thì không được sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách hành chính, công vụ.
Truyện và thơ là loại văn bản nghệ thuật, dùng để sáng tạo hình tượng, vì vậy có sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách nghệ thuậ
d. Một số loại văn bản tương tự như các văn bản trên: Giấy khai sinh, giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp, sơ yếu lí lịch,...
Câu 3: Chính là nội dung ghi nhớ SGk trang 110.
II. Luyện tập
Trong các tình huống (3) (văn biểu cảm), (6) (văn kể chuyện) không có nhu cầu sử dụng văn bản hành chính.
Các tình huống còn lại phải viết văn bản hành chính:
(1): Thông báo
(2): Báo cáo
(4): Đơn
(5): Đề nghị
Soạn bài : Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thế nào là văn bản hành chính? a) Đọc các văn bản sau và cho biết khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo? Viết các văn bản này nhằm mục đích gì? Văn bản 1THÔNG BÁO
Về kế hoạch trồng cây
Để hưởng ứng phong trào Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp, Ban Giám hiệu nhà trường phát động buổi trồng cây quanh sân trường. Kế hoạch trồng cây như sau: 1) Thời gian: 14 giờ, ngày 28 - 2 - 2003 2) Số lượng và chủng loại: Mỗi lớp trồng 5 cây, loại cây phượng vĩ, bàng hoặc xà cừ. 3) Phương thức chăm sóc: Các lớp có kế hoạch bảo vệ và chăm sóc cây do lớp mình trồng. Ban Giám hiệu thông báo kế hoạch này để toàn trường được biết và chuẩn bị tốt cho ngày hội trồng cây của nhà trường.Hiệu trưởng (Kí và ghi rõ họ tên) Nơi nhận:
- Các GV chủ nhiệm - Các lớp - Lưu Văn phòng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2014 GIẤY ĐỀ NGHỊ Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 7A, Trường THCS Kim Đồng Tập thể lớp 7A chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Theo thời khoá biểu của nhà trường, chiều nay (thứ năm, ngày 20 tháng 3 năm 2003), lớp 7A có giờ sinh hoạt tập thể. Nhưng vì bạn Nam bị ốm phải vào nằm viện, nên chúng em xin đề nghị với cô giáo cho chuyển buổi sinh hoạt này sang chiều mai (thứ sáu, ngày 21 tháng 3 năm 2003) để lớp có thể tới thăm và động viên bạn Nam được kịp thời. Thay mặt lớp 7A Lớp trưởng (Kí và ghi rõ họ tên) Văn bản 3: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hoá, ngày 5 tháng 12 năm 2015
BÁO CÁO Về kết quả hoạt động hưởng ứng phong trào
Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp
Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường THCS Đông Thanh Hưởng ứng đợt thi đua Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp do nhà trường phát động, trong thời gian vừa qua, lớp 7B đã có nhiều hoạt động đạt kết quả tốt, cụ thể là: 1) Về vệ sinh: đã tổ chức mỗi tuần một buổi lao động tập thể để quét dọn khu vực quanh lớp và sân trường; thực hiện nghiêm túc việc thu gom các loại rác vào đúng nơi quy định. 2) Về việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh: đã tổ chức trồng được 100 cây các loại (bao gồm 50 cây bạch đàn, 40 cây xà cừ và 10 cây phượng vĩ) ở khu vực được Ban Giám hiệu nhà trường phân công; không bẻ cành, hái lá hoặc ngắt hoa nơi công cộng. 3) Về trang trí: đã tổ chức quét vôi lại các bức tường quanh lớp; kẻ lại các khẩu hiệu và bảng nội quy nhà trường. Kết quả cuối đợt, lớp đã bầu được 5 bạn tiêu biểu đề nghị nhà trường biểu dương, khen thưởng. Thay mặt lớp 7B Lớp trưởng (Kí và ghi rõ họ tên) Gợi ý: - Văn bản thông báo: + Được viết khi người ta cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó từ một cấp cao hơn xuống cấp thấp hơn hoặc cho nhiều người; + Nhằm phổ biến nội dung. - Văn bản đề nghị: + Được viết khi cần đề đạt một vấn đề gì đó của cá nhân hay tập thể đối với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết; + Nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện vọng nào đó. - Văn bản báo cáo: + Được viết khi cần trình bày một vấn đề gì đó từ cấp dưới lên cấp trên; + Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã đạt được, những gì còn chưa làm được) trong công việc để cấp trên biết. b) Ba văn bản trên có gì giống và khác nhau? So sánh hình thức trình bày của ba văn bản này với các văn bản truyện, thơ mà em đã đọc. Gợi ý: - Về điểm giống nhau: Các văn bản trên có những mục nào giống nhau? Các văn bản trên đều được trình bày theo mẫu quy định và có một số mục tương tự nhau. - Điểm khác nhau: + So sánh về mục đích sử dụng? + Những nội dung cụ thể của từng loại văn bản? - Truyện và thơ là loại văn bản nghệ thuật, dùng để sáng tạo hình tượng, vì vậy có sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách nghệ thuật; văn bản hành chính thì không được sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách hành chính, công vụ. c) Kể thêm một số loại văn bản tương tự như các văn bản trên. Gợi ý: Giấy khai sinh, giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp, sơ yếu lí lịch,... d) Các văn bản đã phân tích ở trên là văn bản hành chính. Vậy, thế nào là văn bản hành chính? Văn bản này có những đặc điểm gì? Gợi ý: Văn bản hành chính là loại văn bản như thế nào về: mục đích sử dụng, nội dung, hình thức trình bày,...? Lưu ý các mục nhất thiết phải có trong văn bản hành chính: - Quốc hiệu và tiêu ngữ; - Địa điểm và ngày, tháng, năm làm văn bản; - Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản; - Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo; - Chữ kí và họ tên người gửi văn bản. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Trong các tình huống dưới đây, với tình huống nào thì người ta phải viết văn bảnhành chính? a) Có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người biết sự kiện ấy. b) Thầy hiệu trưởng hoặc thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình của lớp em trong tháng qua. c) Có một sự việc làm em hết sức xúc động, muốn ghi lại những cảm xúc đó. d) Hôm qua đi học về chẳng may gặp mưa, hôm nay em bị sốt, không thể đến lớp được. đ) Có một địa danh rất nổi tiếng ở gần trường, cả lớp đều muốn thầy, cô giáo chủ nhiệm tổ chức cho đi tham quan. e) Bị ốm nên không đi thăm quan được, bạn em rất muốn biết về buổi tham quan ấy. Gợi ý: Trong các tình huống (c), (e) không có nhu cầu sử dụng văn bản hành chính. 2. Hãy lựa chọn loại văn bản phù hợp với từng tình huống phải sử dụng văn bản hành chính đã xác định được ở trên. Gợi ý: a - thông báo, b - báo cáo, d - đơn, đ- đề nghị.