Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu thơ : " Ra thế
Lượm ơi !..."
Là một câu thơ rất đặc biệt , câu thơ được ngắt thành 2 dòng thơ thể hiện sự xúc động , sững sờ của tác giả khi nghe Lượm đã hi sinh .
Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên: Ra thế Lượm ơi!...
Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Ám hiệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng.
a.
– Khổ thơ trích trong bài thơ “Lượm”
– Tác giả của bài thơ là: Tố Hữu
b. Đây là một câu thơ rất độc đáo trong bài. Câu thơ bốn chữ bị ngắt làm đôi. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. “Ra thế” thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn “Lượm ơi!” là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở.Câu thơ ngắt đôi như tiếng nấc nghẹn ngào, thương xót. Thể hiện sự ngỡ ngàng, tình cảm tiếc thương đau đớn của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.
khổ thơ hay và độc đáo của một đoạn văn thì mk làm được
VD : sau trận bão , chân trời ngấn bể,....
a. trích từ bài thơ lượm tác giả là tố hữu
b. Trong khổ thơ trên, chỉ vỏn vẹn 2 dòng nhưng lại sâu sắc và đầy ý nghĩa. Đây là 1 câu thơ đặc biệt. Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.
a. Hai dòng thơ trên trích trong văn bản Lượm cuả tác giả Tố Hữu.
b. Cảm nghĩ của mình :
Cháu thì mải mê liên lạc,còn chú thì ra Hà Nội ,rồi đi chiến khu.Bẵng đi vài năm,người chú chợt nghe "tin nhà" thì lúc đó 2 câu thơ đc thốt lên :
"Ra thế ,
Lượm ơi"
Bốn từ cảm thán như tiếng thương đầy uất nghẹn. Và theo dấu chấm lửng ,... ,nhà thơ Tố Hữu đã làm tiếp 5 khổ thơ để miêu tả chuyến công tác cuối cùng,cảnh Lượm hi sinh để giải thích cho hai từ "ra thế".
Em tham khảo nhé!
Cảnh mặt trời mọc có thể hiện rõ sự bình dị và không có gì ấn tưởng .Riêng tôi cảnh mặt trời mọc trên biển là cảnh đẹp nhất.Sáng ra tôi có thói quen chạy bộ dọc bờ cát mịn đẻ đón mặt trời lên.
Đêm tàn,trời bắt đầu sáng dần không gian nơi đây vắng lặng.Bắt đầu từ phía đông lặng lặng xuất hiện một ánh sáng nhỏ như một đống lửa trại bập bùng cháy.Mặt trời từ từ nhô lên khỏi mặt biển để lộ một hình tròn như một quả cầu lửa khổng lồ.Ôi thật là đẹp biết bao!Quả cầu lửa tỏa những tia sáng lấp lánh.Xa xa những con thuyền đánh cá bắt đầu vào bờ tạo nên khung cảnh nhộn nhịp và vui nhộn.Bầu trời bỗng trở lên quang đãng,những cơn gió nhè nhẹ thôi qua.Mặt biển thì nhấp nhô từng đợt,từng đợt như đuổi nhau vào mãi tận trong bờ cát.Ánh sáng của mặt trời chiếu xuống mọi vật như bừng tỉnh dậy.Hình ảnh đẹp huyền ảo và kì bí ấy đã tạo nên một bức tranh đẹ đến lạ lùng.
Em vô cùng thích thú trước cái cảnh mặt trời mọc trên biển đó.Cảnh mặt trời mọc như một bức tranh lộng lẫy và huyền ảo. Và nó đã để lại ấn tượng khó quên cho em.
Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời cứ như một chú chim nhỏ vô tư. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm-một anh hùng nhỏ tuổi đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo
TK#
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả.
Quê hương là nơi sinh ra và lớn lên của mỗi con người. Trong đoạn thơ :
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
Tác giả đã nói về vẻ đẹp của quê hương, từng chùm khế ngọt ý đây nói về những kỉ niệm thời thơ ấu. Thời gian ấy là một khoảng khắc đẹp. Hay là con đường của tuổi thần tiên. Con đường ấy đã nâng bước bước chân của tuổi học trò tinh ngh*****ch. Những buổi chiều đi về trên con đường ấy, tuổi thơ tràn ngập ùa về. Cho đến tận bay giờ kỉ niệm đó vẫn còn in dấu trên con đường ấy. Nói chung đoạn thơ này đã nói về vẻ đẹp của quê hương và tình cảm của tác giả dành hết vào đoạn thơ này.
Chúc bạn học tốt!
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Ai sinh ra mà chẳng có quê hương ? Quê hương là nơi chon nhau cắt rốn, là ngôi nhà gắn với biết bao kỉ niêm ấu thơ. Dù bất cứ ai có xa mảnh đấy quê nhà vì lí do nào đó nhưng có lẽ vẫn luôn nhớ về quê hương, đất nước của mình đúng không ? Quê hương thật là đẹp ! “Quê hương là chùm khế ngọt…”, câu thơ ấy vẫn luôn khắc sâu trong tâm khảm của mỗi con người chúng ta.
Trong văn học, có biết bao bài thơ viết về quê hương, ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Mỗi nhà thơ khi viết về quê hương đều mang một vể đẹp, một tình cảm rất riêng cho mảnh đất thân yêu của mình. TRong số những nhà thơ mà tôi biết, thì Tế Hanh là nhà thơ có cảm xác dạt dào, tha thiết với đất mẹ quê cha.Vì thế mà ông đã viết nên những vần thơ mãnh liệt như có hồn ca ngợi về miền đất nơi ông đã sinh ra. Đó là bài thơ “ Quê hương”. Bài thơ được viết năm 1939, khi nhà thơ vừa tròn 18 tuổi, đang học trung học tại Huế. Nỗi nhớ làng chai,nhớ quê hương thân yêu ở Bình Dương, Quảng Ngãi đã tỏa rộng và thấm sâu vào bài thơ. Bài thơ man mác nhớ thương vơi đầy.
Đường vàng là con đường cách mạng mà Bác và đảng đang soi đường chỉ lối cho chúng ta. Lặp lại có ý nghĩa là dù Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh Lượm vẵn đọng lại trong tâm trí nhà thơ.
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: Bác Hồ như một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng đã bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ vĩ đại đối với bộ đội như tình cha - con, tình ông - cháu. Anh đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên: bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích… Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo, trong mái lều xơ xác,mà suốt đêm, Bác vẫn “Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm”. Anh đội viên chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nhưng khi hiểu ra, anh đội viên vui sướng mênh mông khi biết cả giấc ngủ của mình Bác cũng lo cho bộ đội, dân công, lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ. “Anh đội viên nhìn Bác – Bác nhìn ngọn lửa hồng”. Bác đã truyền sang cho anh một sức mạnh, tiếp sức cho anh để ngày mai người lính – người con ấy lên đường và giành lấy thắng lợi. Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả, không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình. Cuộc đời Bác đã dành trọn vẹn để lo cho dân ,cho nước,Bác thức vì tình yêu thương và sự lo lắng cho vận mệnh của nước nhà, cho hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.
Em tham khảo:
Đây là một câu thơ rất độc đáo trong bài. Câu thơ bốn chữ bị ngắt làm đôi. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. “Ra thế” thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn “Lượm ơi!” là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở.Câu thơ ngắt đôi như tiếng nấc nghẹn ngào, thương xót. Thể hiện sự ngỡ ngàng, tình cảm tiếc thương đau đớn của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.