K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2021

Tham khảo

Đến với làng quê Việt Nam, ai cũng phải trầm trồ trước những lũy tre làng rì rào trong gió. Tre là biểu tượng đẹp đẽ nhất của làng quê Việt. Tre mọc lên theo từng khóm, tre trúc đông đủ như một đại gia đình ấm no hạnh phúc nương tựa nhau để sống. Nhìn từ xa, lũy tre xanh xanh như bao bọc lấy xóm làng thân thuộc. Thân tre dài, vươn cao tới vài chục mét, xanh rì, trơn bóng. Thân tre được tạo lên từ nhiều đốt tre tròn tròn xanh biếc. Lá tre thon dài như chiếc thuyền nan, mặt trên phủ một lớp lông dày, khiến cho lá không thấm nước. Cây tre lưa thưa lá, lá mọc ra giữa các đốt. Gió thoảng qua tre rì rào tạo ra những âm thanh của đồng quê vừa yên bình vừa tràn đầy sức sống. Đã bao đời nay, tre gắn bó với mảnh đất làng quê.

21 tháng 6 2021

cảm ơn bạn / chị nhé

 

18 tháng 1 2022

Tham khảo:

Chẳng nơi đâu có thể bằng quê hương . Vì nó ấm áp và luôn chào đón ta khi ta quay trở về . Nó đẹp và thơ mộng chẳng nơi nào bằng . Buổi sáng mùa hè như bao trùm cả xóm, ông mặt trời đỏ chói như lòng đỏ trứng gà đang dần nhô lên khỏi mặt đất . Tiếng gà trống cùng với tiếng có sửa của những chú chó như báo hiệu buổi sáng đã tớ trên cánh đồng quê em .Vào mùa hạ, tiếng đặc trưng nhất mà mỗi đứa trẻ đều nghe đó chính là tiếng ve kêu.Vào buổi sáng, ông mặt trời vừa ló dậy mà các bác nông dân đang rủ nhau ra đồng gặt lúa . Ai ai cũng mĩm cười như đón chào một ngày làm việt vui vẽ . Nhưng hạt lúa chính mọng đang ngày càng một lớn, mùi thơm của lúa như mùi sữa bay khắp làng xóm. Cánh đồng như tấm thảm vàng trải khắp cánh đồng.Những hạt nắng như rắc đều trên cánh đồng lớn .Những hạt gạo như được gói trong những chiếc bao có màu vàng óng . Sắp được tách ra khỏi vỏ . Và giờ ông mặt trời đã nhô cao lên . Những lũ trẻ cùng nhau vui đùa trên cánh đồng vàng chói . Chúng ca hát làm vang khắp xóm .Vào mùa hạ, tiếng đặc trưng nhất mà mỗi đứa trẻ đều nghe đó chính là tiếng ve kêu.  Màu vàng của lúa không gắt gỏng mà rất diệu dàng êm ả .Những hạt gạo như được gói trong những chiếc bao có màu vàng óng . Sắp được tách ra khỏi vỏ.Các bác nông dân còng lưng gặt lúa .Ôi! Nhưng gọt mồ hôi lăng dài trên đôi má đỏ ửng của các bác nông dân . Nhưng ai cũng vui vì vụ lúa hôm nay rất tốt . Đó chính là những hình ảnh về quê hương đất nước tôi đang sống . Em cảm thấy yêu quê hương đất nước của chúng ta vì những anh hùng đã ngả xuống vì đất nước tươi đẹp . Trở nên đáng sông hơn .

18 tháng 1 2022
 

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương có ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

CâuCâu 1:1:Đoạn văn trên dử dụng phương thức biểu đạt chính nào ??

 ⇒⇒Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: Biểu cảm

Câu2:` Tìm phép điệp ngữ có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của phép điệp ngữ ấy.

⇒⇒điệp ngữ: quê hương.

 Phép điệp ngữ có tác dụng làm cho khung cảnh ở quê thêm gần gũi và sinh động hơn nhấn mạnh để làm nội nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh về quê hương.

CâuCâu 3:3:Theo em tác giả của bài thơ này muốn nhắn gửi chúng ta điều gì thông qua bài thơ trên.

⇒⇒Nói lên lời khuyên chân thành của tác giả gửi gắm tới người đọc . Cho chúng ta thấy được giá trị , tầm quan trọng của quê hương - ảnh hưởng đến việc hình thành mỗi con người . Dù đi nơi nào , hay đến nơi đâu thì mỗi người chúng ta vẫn luôn khao khát , nhớ mong về quê hương . Nó không hề xa hoa mà vô cùng giản dị , nó cho con người một sự bình yên thư thái đến tận cùng trái tim

10 tháng 9 2023

lm j có bài buổi sáng trên quê em đâu em xem lại nha

 

12 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Như bao buổi tối khác, hôm đó khi đã học xong bài, em nằm trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện. Mỗi ngày mẹ đều kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ. Hôm ấy, mẹ không kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn hay truyện cười. Mẹ kể chuyện của mẹ – một người trung thực.

Năm em học lớp 2, để có tiền nuôi em và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị em bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt… tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa.

Mẹ kể: Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng.

Mẹ nhắc lại lần mẹ nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi: Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ, mẹ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: Gửi con gái. Mẹ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà.

Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên: Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều.

Mẹ em cũng vui vẻ nói chuyện, kể về chúng tôi rồi trả tiền cho bà mặc dù bà không lấy coi như lời cảm ơn. Trước khi mẹ đi tiếp chặng đường, người phụ nữ ấy vẫn nói với theo: Cảm ơn chị, lần sau chị lại đến nhé, có gì bán được tôi sẽ để phần chị.

Mẹ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với em bài học nhưng em biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá. Em cũng đã ghi lại câu chuyện ấy vào sổ nhật lý của mình. Em rất ngưỡng mộ mẹ em.

12 tháng 6 2021

#Tham_khảo!

 

Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động “nhặt được của rơi, trả người đánh mất” của bạn.

Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.

 

Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.

Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.

Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

22 tháng 5 2022

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều…”

 

Những lời trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân đã gợi ra những suy từ về tình yêu quê hương đất nước. Đầu tiên, tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Con người Việt Nam vốn giàu tình yêu quê hương, đất nước. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn phát huy điều đó trong mọi hoàn cảnh. Từ quá khứ hào hùng của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Tinh thần yêu nước không phân biệt tuổi tác, giới tính hay giai cấp. Bất kì ai, nếu đã là người Việt Nam thì đều mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng. Nhưng có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Điều đó thật đáng lên án và phê phán. Mỗi người dân Việt Nam cần ý thức nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

22 tháng 5 2022

cop mạng này, Đỗ Trung Quân là ai :v?, bạn tên Vy mà :v

24 tháng 4 2023

đúng thì cho mik 1 like ngaingung

7 tháng 11 2021

Tham khảo!

Hôm nay là ngày mười lăm,trăng tròn như quả trứng vậy! Cái màu trắng bạch của trăng y như lòng trắng trứng gà, nó thanh bạch mà lại xinh đẹp. Người đi đâu, ông trăng đi theo đó giống như là đôi bạn tri kỉ từ lâu. Khung cảnh bộn bề thường ngày biến mất nhường chỗ cho ánh trăng khuya soi sáng con đường. Ánh sáng của trăng mạnh mẽ hơn ánh sáng của bao nhiêu ánh đèn khác. Theo dòng thời gian, ngắm trăng như vầy ta có cảm giác như đang lạc vào một loạt bài thơ nổi tiếng về trăng của Bác như "Ngắm trăng", "Cảnh khuya",...Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và cảm thấy cuộc sống trở nên vui tươi, sinh động và ý nghĩa hơn. 

Phép nhân hóa: in đậm nghiêng

7 tháng 11 2021

Nhưng ở quê sao có bao ánh đèn ạ