K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2023

Tác giả đã dùng những câu thơ chính luận thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lý độc lập của nước Đại Việt.  Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, lo cho dân thì hòa bình mới giữ vững. Đem lại cho dân cuộc sống ấm no hạnh phúc còn là trách nhiệm của người lãnh đạo. Đó là trách nhiệm giữ nước, đưa đất nước phát triển sánh vai với cường quốc nam châu. Là giữ vững nền độc lập, tự do mà không bị xâm phạm bởi các đất nước khác, không nhu nhược, không khuất phục trước tình cảnh nước mất nhà tan

23 tháng 3 2021

Tham khảo:

Nguyễn Trãi không chỉ là đại thi hào của dân tộc mà còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Đọng lại trong mỗi người đọc chính là những áng thơ bất hủ trong "Bình Ngô Đại cáo". Áng chính luận đã thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt. Trước hết, tư tưởng nhân nghĩa đã được đề cập đến trong những dòng thơ đầu tiên "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Vậy nhân nghĩa ở đây có nghĩa là gì? Đó là an yên, hòa bình, là đem lại cho dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đã khẳng định đây chính là một trong những trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước. Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, phải lo cho dân và phải giữ vững nền hòa bình. Ở những vần thơ tiếp theo, chúng ta đã bắt gặp chân lí độc lập của nước Đại Việt. Thi nhân đã viết "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu....". Câu thơ ấy như thay lời tác giả, khẳng định chắc nịch về núi sông bờ cõi, ranh giới của nước Đại Việt. Nước chúng ta, nước những người được hưởng nền độc lập, tự do và không có kẻ nào có quyền xâm phạm. Hơn thế nữa, nước chúng ta không thua bất kì một cường quốc nào trên thế giới, phát triển ngang bằng với các cường quốc Tống, Bình, Nguyên. Qua đây, bản thân em thấy mình có một trách nhiệm to lớn đối với quốc gia, dân tộc. Đó là trách nhiệm giữ yên bờ cõi và đưa đất nước phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thật vậy, Bình Ngô đại cáo chính là áng văn chính luận mẫu mực và là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta. 

23 tháng 3 2021

Nguyễn Trãi là người luôn phụng thờ một tư tưởng lớn: tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sáng tác thơ văn Nguyễn Trãi, khiến cho các tác phẩm của ông có một giá trị nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, trong Bình Ngô đại cáo, đoạn trích Nước Đại Việt ta, tư tưởng ấy thể hiện đậm nét.Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kế thừa và phát huy truyền thông nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc. Chính truyền thống nhân nghĩa ấy kết hợp với chân lí độc lập dân tộc đã tạo nên sức mạnh thần kì để nhấn chìm mọi kẻ thù cướp nước, làm nên những chiến công hiển hách, những chiến thắng vang dội.

15 tháng 9 2021

Tham khảo:

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn trãi là lấy dân làm gốc rễ. Muốn dân được ấm no và hạnh phúc, xã hội thái bình, thịnh vượng trước hết, phải làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, vì dân mà đánh kẻ hung tàn. Đó là một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm toàn bộ cuộc đời ông. Bài viết đã phân tích tư tưởng nhân nghĩa trên nhiều khía cạnh: nhân nghĩa là thương dân, vì dân, an dân; nhân nghĩa là sự khoan dung, độ lượng; nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng đất nước thái bình… Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi kế thừa quan điểm nhân nghĩa Nho giáo, nhưng đã được mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

30 tháng 7 2021

Tham Khảo:

Từ quan hệ ứng xử mang tính cách cá nhân, Nguyễn Trãi đã nâng lên thành tư tưởng xã hội. một nhiệm vụ cụ thể, nói như Đinh Gia Khánh thì “tư tưởng nhân nghĩa này không mơ hồ, nó gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước”. Chính vì “nhân nghĩa”, vì thương dân nên Nguyễn Trãi xem những hành động man rợ của quân Minh hành hạ dân như đốt lửa thiêu sống, đào hố để chôn sống những người dân vô tội là những việc phi nhân nghĩa, là bạo ngược, do đó chúng phải bị trừng phạt. Như vậy có nghĩa là “Việc nhân nghĩa”, hành động nhân nghĩa không phải một cái gì trừu tượng, chung chung, mà nó biểu hiện bằng “Việc” cụ thể, là chống quân xâm lược để giữ yên bờ cõi, tiêu diệt các cuộc phản nghịch chống triều đình để xây dựng xã hội “vua sáng, tôi hiền”. Việc ấy phải được giao phó cho quân đội. Nguyễn Trãi không mơ hồ về sự nghiệp giải phóng dân tộc có thể dùng đường lối thỏa hiệp cải lương để châm dứt can qua, hòa bình muôn thuở, mà phải có sức mạnh của lực lượng quân sự và sức mạnh của “đại nghĩa”. Phải chăng tư tưởng ấy xuất phât từ chính tấm lòng của Nguyễn Trãi?