Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Có thể tham khảo đoạn thơ sưu tầm sau:
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
“Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng…”
Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân
(Con cò - Chế Lan Viên)
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.
+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và 3 (chiếc – biếc), câu 4 và câu 5 (vàng – mây), câu 6 và 7 (trúc – gối), câu 1 và câu 8 (thu – đâu) cùng thanh.
- Về luật bằng trắc: Bài thơ luật bằng. (Do chữ thứ 2 của câu thứ nhất “thu” thanh bằng).
- Vần và nhịp: Bài thơ gieo vần “eo” ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 (veo – teo – vèo – teo – bèo). Chủ yếu ngắt nhịp 4/3,…
- Về đối: Đối ở 2 câu thực (câu 3,4) và 2 câu luận (câu 5,6)
- 4 câu và mỗi câu 7 chữ
- Câu 1,2 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
- Những đặc điểm cần chú ý của thể loại thơ Đường luật
Khái niệm | Thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu). |
Bố cục | - Bát cú gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết, mỗi phần có hai câu (gọi là liên). - Tứ tuyệt được xem như ngắt ra từ một bài bát cú, có bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp |
Niêm | Có nghĩa đen là dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau theo nguyên tắc |
Vần | Thơ Đường luật ít dùng vần trắc. Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8; còn bài thất ngôn tứ tuyệt ở cuối các câu 1, 2, 4. |
Nhịp | Thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn) |
Đối | Ở phần thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau về âm, về từ loại và về nghĩa |
- Một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7:
Văn bản | Thủ pháp nghệ thuật trào phúng |
Mời trầu | Cái tôi khao khát sống mãnh liệt đó cũng là lí do bà thể hiện sự trào phúng của mình trong bài thơ. Với bà, thơ trào phúng, trước hết là sự giải tỏa nỗi lòng, sau đó còn là một thứ vũ khí để đấu tranh với các thói hư tật xấu, là tấm khiên để bảo vệ những người phụ nữ khác trong xã hội |
Vịnh khoa thi Hương | Không có gì hứa hẹn sự trang nghiêm cần có của những kì thi như thế này. Hai câu đề thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm kín đáo và cũng bộc lộ một nỗi buồn sâu lắng trong tâm hồn tác giả. |
- Các đối tượng: giám khảo coi thi, sĩ tử đi thi.
- Thái độ: mỉa mai, châm biếm nhưng đến hai câu thơ cuối chuyển sang giọng điệu trữ tình
a. Câu hỏi tu từ: “Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?”
b. Tác dụng: nhấn mạnh hành động ngang tàng, bạo ngược của giặc và thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ của người viết.
a: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” - “Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?”
b: Hiệu quả: Nhấn mạnh hành động tàn bào, ngang tàng của giặc Tống
Tham khảo
Mạch cảm xúc trong bài thơ có liên quan đến tới lá đỏ giống như những sự hi sinh đau thương của người lính đã vì Tổ Quốc nằm lại nơi đây và một niềm tin chiến thắng.
- Nội dung: liên quan đến các nhân vật lịch sử như Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng.
- Sự kiện lịch sử: Cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.
- Đan xen với yếu tố hư cấu, tưởng tượng, có sự bổ sung, sáng tạo của tác giả.
- Bối cảnh: cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.
- Nhân vật chính: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, các nhân vật hư cấu như cha con ông già Màn Trò - Hoàng Đỗ.
- Từ ngữ chỉ tước hiệu hay danh xưng thời phong kiến: nô tì, tướng quân...
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Tham khảo!
Thể thơ tự do trong bài thơ Lá đỏ được thể hiện trong bài rất rõ ràng qua các câu thơ không yêu cầu về số câu số dòng và ngôn từ giản dị mộc mạc dễ gần tới người đọc.
Tham khảo
Thể thơ tự do trong bài thơ Lá đỏ được thể hiện trong bài rất rõ ràng qua các câu thơ không yêu cầu về số câu số dòng và ngôn từ giản dị mộc mạc dễ gần tới người đọc.