Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
“Chúng tôi”, cơn mưa và đảo Sinh Tồn là những hình ảnh xuyên suốt mạch cảm xúc của đoạn thơ. Mạch cảm xúc đó được thể hiện đan xen giữa thực tại và mong ước của con người, qua đó thể hiện sức sống mãnh liệt của con người trước hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, đồng thời cũng bày tỏ ước muốn được thấy mưa rơi trên đảo để cỏ cây hoa lá sẽ lại tốt tươi, điều kiện sống cũng bớt khó nhọc hơn.
Tham khảo!
Bài thơ viết về người mẹ, về nỗi buồn bã, nhớ nhung, thể hiện tình cảm cảm xúc dành cho người mẹ. Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là nhân vật “tôi”. Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ.
Tham khảo!
- Bố cục:
+ Khổ 1+2: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân ở Chiêm Hóa.
+ Khổ 3+4: Vẻ đẹp con người trong mùa xuân.
+ Khổ 5: Giới thiệu lễ hội xuân ở vùng Chiêm Hóa.
- Mạch cảm xúc: kết cấu giản đơn, bình dị, đi từ khung cảnh thiên nhiên đến con người và những rung cảm, nét đặc sắc riêng về cảnh sắc khi bước sang xuân tại quê hương.
Tham khảo!
Thể thơ tự do trong bài thơ Lá đỏ được thể hiện trong bài rất rõ ràng qua các câu thơ không yêu cầu về số câu số dòng và ngôn từ giản dị mộc mạc dễ gần tới người đọc.
Tham khảo
Thể thơ tự do trong bài thơ Lá đỏ được thể hiện trong bài rất rõ ràng qua các câu thơ không yêu cầu về số câu số dòng và ngôn từ giản dị mộc mạc dễ gần tới người đọc.
THAM KHẢO!
- Dòng thơ thứ 7 rất đặc biệt khi chỉ có 2 từ ngắn gọn nhưng thật thiêng liêng: Đồng chí!
- Dòng thơ đã chia bài thơ thành hai mạch cảm xúc: đi từ tình cảm riêng – tư (anh với tôi), đó là những cơ sở hình thành nên tình đồng chí, sự gắn bó chung lí tưởng, con đường (đồng chí), những biểu hiện của tình đồng chí.
- Ý nghĩa của dòng thơ thứ 7 là nhấn mạnh sự thiêng liêng của tình đồng chí, giữa những con người cùng chí hướng, cùng lí tưởng.
Tham khảo
- Dòng thứ bảy của bài thơ rất ngắn gọn, chỉ có hai từ, kết thúc bằng dấu chấm than. Vang lên như một phát hiện “Đây chính là tình đồng chí”.
- Dòng thơ thứ bảy là nối kết đoạn trước và sau nó. Đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chí, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể.
Tham khảo
Thơ Nguyễn Đình Thi mang cảm hứng về đất nước, nhân dân. Ông viết về đất nước gian khổ đau thương quật khởi và ngời sáng với chiều sâu lịch sử và mang tính khái quát bởi tầm cao thời đại.
Tham khảo
Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ với người bà. Cảm xúc đó được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa ấm áp, thân thương: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Tham khảo
- Bà tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh; yêu thương và hết mực chăm sóc cháu; mạnh mẽ, vững tin, là chỗ dựa vững vàng cho cháu. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện hình ảnh người bà: Bà cùng cháu nhóm lửa suốt tám năm ròng; bà hay kể chuyện; bà nuôi dạy, bảo ban cháu; trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bà vẫn “vững lòng”; “lận đận đời bà”; đến tận bây giờ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa,… Hình ảnh bà cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam – tảo tần sớm hôm, chịu thương, chịu khó, giàu tình yêu thương và đức hi sinh.
- Tình cảm người cháu dành cho bà là tình yêu thương, sự biết ơn, lòng kính yêu, nỗi niềm mong nhớ. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện tình cảm đó: “cháu thương bà”; cháu cùng bà nhóm lửa suốt tám năm ròng; “nghĩ thương bà khó nhọc”; “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”; người cháu dù đã đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa,…
Tham khảo
Mạch cảm xúc trong bài thơ có liên quan đến tới lá đỏ giống như những sự hi sinh đau thương của người lính đã vì Tổ Quốc nằm lại nơi đây và một niềm tin chiến thắng.