Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
Tham Khảo
Tham khảo!
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".
Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực. Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này:
"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia".
Hai chữ đầu của hai câu thơ là hình ảnh người và trăng (Nhân - nguyệt, nguyệt - thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sông trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ớ đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày. Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chôn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ "hướng" không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm:
"Nguyệt tòng song khích khán thi gia".
Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù. Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng dâu chỉ còn là đốì tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau. Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ "nhân" trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân. Cuộc sống trong tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, tràn ngập sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó.
Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.
Chúc bạn học tốt nha!
REFER
biện pháp so sánh : so sánh cánh buồm giương to với mảnh hồn làng
biện pháp nhân hóa : rướn thân động từ chỉ hd của người
=) hiệu quả nói lên sự nhiệt tình , dân làng là một phần cho người ra khơi thêm động lực sức mạnh =) nhấn mạnh vẻ đẹp con người miền biển , ...
biện pháp tụ từ trong bài thơ là : nhân hóa
phân tích : hai câu thơ được trích trong bài thơ ngụ ngôn " ông đồ " của nhà thơ vũ đình liên.
giấy đỏ buồn không thấm
mực đọng trong nguyên sầu
ở đây , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa " buồn , đọng " thể hiện nổi buồn thê lương của ông . chút lưu luyến , thương tiết cuối cùng của lòng người cũng không có , khiến cảnh tựng nơi ông đồ ngồi viết trở nên thê lương , ẩm đạm vô cùng . những người đồng điệu yêu thích thư pháp này còn đâu để bút nguyên mực tươi rói , thơm phức mùa xuân nào , nay chỉ còn phủ lên lớp bụi thời gian - nổi buồn nhân thế
-Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”?
+ Biện pháp nhân hóa giấy đỏ buồn,mực và nghiên sầu
+ Biện pháp đối giữa thanh nặng ở "chữ đọng,chữ mực: và thanh bằng ở "chữ sầu"
Tác dụng:Hai biện pháp nghệ thuật đã khắc họa hình ảnh ông đồ thời tàn đầy cô đơn, thê lương,buồn bã và bẽ bàng thậm chí còn lan sang cảnh vật xung quanh như giấy,mực và nghiên.Đặc biệt cảm xúc xót xa,thương tiếc của tác giả được bộc lộ sâu sắc
Câu 5: Tâm trạng của tác giả được thể hiện trong 4 câu thơ cuối :
`-` Lòng yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do
`-` Đau khổ, u uất, ngột ngạt
`=>` Niềm khao khát tự do đến cháy bỏng muốn đập tan phòng giam để trở về với cuộc sống tự do.
Câu 6 : Biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng : Ẩn dụ.
Câu 7 :
`-` Tiếng chim tu hú ở câu thơ đầu bài thơ là tiếng chim gọi bầy, gọi mùa hè đến, gợi liên tưởng đến sự sum vầy, đoàn kết, ấm cúng.
`-` Tiếng chim tu hú ở câu thơ cuối bài là tiếng kêu da diết, khắc khoải gợi sự bức bách, tù túng như thúc giục người tù hành động.
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
học tốt
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Từ xưa đến nay, trăng luôn là nguồn đề tài vô tận, là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho các nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt, đối với Hồ Chí Minh, trăng như một người bạn tâm tình, tri kỉ, luôn đồng hành cùng Người trên suốt chặng đường cứu nước gian khổ.
– Khái quát giá trị: Bài thơ “Ngắm trăng” đã thể hiện tình cảm đặc biệt giữa thi nhân với trăng, thông qua đó bộc lộ phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/dan-y-phan-tich-bai-tho-ngam-trang-ngan-gon-nhat