Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia."
Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Bản dịch thơ:
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ”
Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ “nhân” - “nguyệt”, “hướng” - “tòng”, “song tiền” - “song khích”, “minh nguyệt” - “thi gia”. Điều đó thể hiện sự đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ. “Nhân” đã chẳng quản ngại cảnh lao tù mà “hướng song tiền khán minh nguyệt”. Trong tiêng Hán, “khán” có nghĩa là xem, là thưởng thức. Đáp lại tấm lòng của người tù - thi nhân, vầng trăng cũng “tòng song khích khán thi gia”. Trong tiếng Hán, “tòng” là theo; trăng theo song cửa mà vào nhà lao “khán” thi gia. Đó là một cảm nhận vô cùng độc đáo. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay, trăng lên mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh.
“Vọng nguyệt” ra đời trong những năm 1942 - 1943 khi Bác Hồ bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, coi thường hiểm nguy gian khổ của Bác. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Người cũng hướng đến thiên nhiên bộc lộ tấm lòng ưu ái rộng mở với thiên nhiên. Đó là một trong những biểu hiện quan trọng của tinh thần thép Hồ Chí Minh.
“Vọng nguyệt” không chỉ là một bài thơ tả cảnh đơn thuần. Thi phẩm còn là một bức tranh chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Và như thế, bài thơ thực sự là một thi phẩm đáng trân trọng trong kho tàng thi ca Việt Nam.
Tham khảo:
"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia."
Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
Tham khảo:
"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia."
Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
Tham khảo:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Ít ai thưởng trăng trong tư thế kì lạ này. Đọc kĩ nguyên tác chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của người, trăng và cái song sắt nhà tù: Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Nhân - nguyệt, rồi nguyệt - thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn ở giữa. Trong mối tương giao tri kỉ tri âm của con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo nhưng bất lực. Chú ý: ở đầu câu, Bác dùng nhân tức người, người tù, để chỉ chủ thể, nhưng cuối câu thơ dưới, chủ thể lại là thi gia. Trước cuộc ngắm trăng, Bác là người tù, cuối cuộc ngắm trăng, người tù đã thành nhà thơ. Bác đã hoàn thành cuộc vượt ngục bằng hành động ngắm trăng, thân thể ở trong lao nhưng tinh thần đã ở ngoài lao! Ngắm trăng nhưng lại phát hiện ra vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp, trăng trong, lại buồn cho cõi đời cát bụi trầm luân. Lý Bạch nghĩ ngợi: Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương Tản Đà ngao ngán nói với chị Hằng: Trần thế nay em chán nữa rồi! Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm mê say cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Với Bác, người ngắm trăng thì trăng cũng ngắm người, vẻ đẹp con người cũng đủ sức làm say vầng trăng. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà còn là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Rõ ràng, đã có một cuộc vượt ngục thần kì. Hành động ngắm trăng chính là hành động vượt ngục. Làm thơ quả là một hình thức vượt ngục độc đáo ngay cả khi cách thức ấy mang tính chất ảo tưởng.
Nghệ thuật đối --> Nhân hoá --> sự giao hoà giữa ng với thiên nhiên
---> Tình cảm song phương mãnh liệt
---> sức mạnh tinh thần diệu kì của người chiến sĩ, thi sĩ