K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2018

A) câu 2

B) câu 2

C) câu 1

A) ngang tàn thành ngang bướng 

B) hắc thành hóc 

C) cố thành cường 

D) tụng thành dạy 

E) biếu thành cho

7 tháng 11 2016

Tính nó cũng dễ dàng

Ông ngồi dậy cho dễ dàng

Tình thế không thể cứu vớt nổi

Ở lứa tuổi học sinh việc học tập là rất nghiêm trọng

Hùng là một người cao ráo

 

30 tháng 12 2016

Các câu mắc lỗi lặp từ là:

a) - Tính nó cũng dễ dàng

b) - Ông ngồi dậy cho dễ dàng

c) - Tình thế không thể cứu vớt nổi

d)

- Ở lứa tuổi học sinh việc học tập là rất nghiêm trọng

e) - Hùng là một người cao ráo

Chúc bạn học tốt.

Bài 1:

a) Thầy giáo truyền thụ cho chúng em rất nhiều kiến thức.

b) Hôm qua bà ngoại cho em quyển sách.

c) Anh ấy là người rất kiên cường.

d) Bài toán này rất hóc búa.

Bài 2:

a) Là tính từ biểu thị được đánh giá là có tác dụng gây được hứng thú hoặc cảm xúc tốt đẹp, dễ chịu.

b) Là phụ từ biểu thị sự việc được lặp lại 1 cách thường xuyên.

c) Là kết từ biểu thị quan hệ tuyển chọn giữa hai điều được nói đến, có điều này thì không có điều kia, và ngược lại.

Bài 3:

a) Là danh từ biểu thị quả, hạt hoặc hoa ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương thơm, vị ngon.

b) Là tính từ biểu thị việc suy nghĩ thận trọng, kĩ lưỡng, thấu đáo, đầy đủ mọi khía cạnh.

c) Là tính từ biểu thị việc màu da đỏ ửng lên.

d) Là danh từ biểu thị số (ghi là 9) liền sau số tám trong dãy số tự nhiên.

25 tháng 10 2018

B1:

a, "truyền tục" đởi thành " truyền dạy"

b, " biếu" đổi thành " cho"

c, " kiên cố" đổi thành " kiên cường"

d, " hóc búa " đổi thành " khó"

( Sáng thứ 5 mình phải đi học rùi. Bạn nào hoặc thầy cô nào biết phần nào thì giải giúp mình nhé! )1. Cho những tiếng sau. Hãy tạo từ cho chúng rồi đặt câu chứa từ vừa tạo ra:a) mát, xinh, đẹpb) xe, hoa, cá2. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu ( nội dung tự chọn ), trong đó có sử dụng 3 từ ghép và 2 từ láy. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.3. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu...
Đọc tiếp

( Sáng thứ 5 mình phải đi học rùi. Bạn nào hoặc thầy cô nào biết phần nào thì giải giúp mình nhé! )

1. Cho những tiếng sau. Hãy tạo từ cho chúng rồi đặt câu chứa từ vừa tạo ra:
a) mát, xinh, đẹp
b) xe, hoa, cá

2. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu ( nội dung tự chọn ), trong đó có sử dụng 3 từ ghép và 2 từ láy. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.

3. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về kỉ niệm ngày khai trường, trong đó có sử dụng 3 từ mượn. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.

4. Xác định từ mượn trong đoạn văn sau và nêu nguồn gốc của chúng:
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

5. Giải thích nghĩa các từ sau rồi đặt câu với chúng:
- giếng
- ao
- đầm

6. Giải thích nghĩa của từ trong từng trường hợp:
a) xuân:
- Mùa xuân là Tết trồng cây.
- Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
- Ông ấy năm nay đã hơn 60 xuân.
- Tuổi xuân chẳng sá, tiếc chi bạc đầu.
b) chín:
- Vườn cam chín đỏ.
- Trước khi quyết định, phải suy nghĩ cho chín.
- Tôi ngượng chín cả mặt.
- Cơm sắp chín rồi.

7. Giải thích nghĩa của từ ăn và từ chạy bằng 1 nghĩa gốc và 3 nghĩa chuyển, rồi đặt câu với chúng.

8. Cho các câu sau. Tìm từ sai, mắc lỗi đùng từ nào, thay thế từ sai bằng từ đúng rồi viết lại thành câu đúng.
- Có thể nói em có thể tiến bộ nếu lớp em có thầy cô giáo dạy giỏi.
- Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà.
- Bố em là thương binh. Ông có dị vật lạ ở phần mềm.
- Khu nhà này thật hoang mang.
- Anh ấy là người rất kiên cố.
- Hôm qua, bà ngoại biếu em một quyển sách rất hay.

2
12 tháng 11 2016

1.

a) Mát mẻ : Trời thu mát mẻ và dễ chịu quá .

Xinh xinh : Cô ấy trông cx xinh xinh .

Đẹp trai : Cậu ta vừa giỏi võ lại còn đẹp trai .

b) Xe đạp : Hôm nay tôi đi xe đạp tới trường .

Hoa hồng : Bông hoa hồng kia thật là kiều diễm .

Cá rán : Tôi rất thích ăn cá rán .

 

 

2 tháng 3 2020

blablabla..leuleu

Thơ 20 11 hài hướcNhớ lại cái thời học sinhNgồi với thằng bạn "Hoài Linh" lắm mồmMình và nó rất lôm cômHọc thì không học cứ ôm nhau cườiCó lẽ ngừng chém gió thôiBài thơ này chém gấp 10 lần luôn!Đi học cứ như đi buônGiáo viên nhắc nhở:"Cứ luôn cái mồm"Nhưng mình được cái rõ khônĐến tiết Chủ nhiệm là ngồi im reCô Lý cao tựa cây treRa đề giặt giẹo đố me nào làm45 phút ngồi...
Đọc tiếp

Thơ 20 11 hài hước

Nhớ lại cái thời học sinh
Ngồi với thằng bạn "Hoài Linh" lắm mồm
Mình và nó rất lôm côm
Học thì không học cứ ôm nhau cười
Có lẽ ngừng chém gió thôi
Bài thơ này chém gấp 10 lần luôn!

Đi học cứ như đi buôn
Giáo viên nhắc nhở:"Cứ luôn cái mồm"
Nhưng mình được cái rõ khôn
Đến tiết Chủ nhiệm là ngồi im re

Cô Lý cao tựa cây tre
Ra đề giặt giẹo đố me nào làm
45 phút ngồi nói xàm
Em ngồi,em ngáp,em ngủ,làm(bài) chi

 

Thơ 20 11 hài hước

Cô Văn hay thích cho ghi
Chép lấy chép để tưởng đi luôn rồi
Cô Sử càng nghĩ càng kì
Rất hay đánh đố những gì đã xưa

Úi dzời, cô Địa xin thưa
Mưa gió động đất chẳng thừa chẳng tha
Cô Hóa thì rất kêu ca
Hở ra nói chuyện là la là rầy

Cô Anh vóc dáng nhỏ gầy
Nhưng mà liếc mắt ,cả bầy im re
Học anh nói thật "thôi thôi"
Tiếng ta chửa hiểu, xin thôi tiếng người


Thầy NGUYÊN thể dục hay cười
Nhưng động 1 cái "mười vòng cho ta"
Thằng Phú ngồi cười haha
" Anh ra chạy nốt ,2 thằng chết chung " ...

Thầy Toán cứ gọi lung tung
Đang yên như thế đùng đùng gọi tên
Lên bảng lắp bắp, rên rên:
"Em đã ứ bít , còn kêu(em) làm trò"

Môn tin lúc nào cũng lo
Chẳng biết ổng lại cho ra đề gì
Thầy Sinh biết phải làm chi
"Bộ phận sd, cứ hihi cười"

Cô giáo chủ nhiệm rất tươi
"Một tuần 8 lỗi ra ngoài quét sân"
4,5 thằng rất chuyên cần
Hì hục quét suốt vẫn hoài quét sân!

3
8 tháng 11 2016

tự làm hả chị

8 tháng 11 2016

haha, khá hay đấy. Mặc dù một vài chỗ đọc k đc suôn nhưng vậy cũng đc

21 tháng 10 2019

a)nhấp nháy=>mấp máy

b)lay ơn=>lay-ơn(chắc z)

c)nên cả lớp...=> nên cả lớp quý bn Lan

d)ấy1=> bỏ

e)nhưng lớp 6B đã có nhìu tiến bộ vượt bậc so vs nh~ năm trước

f)chứng thực=>chứng kiến

##Châu's ngốc

dung Trạng nguyên Lương Thế Vinh Các giai thoại về Trạng Nguyên Lương Thế VInh                                                                                                               Chú bé láu lỉnhTrạng nguyên Lương Thế Vinh người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay thuộc Nam Định) thuở còn nhỏ đã tỏ ra hài hước, hóm...
Đọc tiếp

dung Trạng nguyên Lương Thế Vinh

Picture
 

Các giai thoại về Trạng Nguyên Lương Thế VInh

                                                                                                               Chú bé láu lỉnh

Trạng nguyên Lương Thế Vinh người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay thuộc Nam Định) thuở còn nhỏ đã tỏ ra hài hước, hóm hỉnh và khôn ngoan. Có lần, người bố là Lương Thế Thiện đi vắng, chủ nợ đến đòi tiền, thấy cậu bé Vinh đang chơi trò nặn đất ở sân, liền hỏi:

- Bố mẹ đi đâu?

Vinh làm thinh không trả lời. Chủ nợ hỏi lại, cậu mới đáp:

- Bố, mẹ tôi đã đi khắc có việc, ông hỏi làm gì?

Chủ nợ cứ gặng hỏi đi đâu, bao giờ về... Cuối cùng, Vinh mới trả lời, giọng tỉnh khô:

- Bố tôi đi giết một người sống. Mẹ tôi đi cứu một người chết.

Chủ nợ ngơ ngác, không hiểu đầu đuôi thế nào, nên cứ hỏi mãi. Thấy Vinh im lặng, chủ nợ dỗ:

- Nếu mày nói thật, ta sẽ trừ cho khoản nợ trước kia bố mẹ mày vay.

Bấy giờ Vinh mới vui vẻ đáp:

- Nếu vậy thì ông in ngón tay vào bánh đất này để làm bằng.

Người chủ nợ vì tò mò muốn biết, nên cũng thử chiều ý cậu bé xem sao.

Lúc ấy Vinh mới vừa mỉm cười, vừa nói:

- Bố tôi đi nhổ mạ. Mẹ tôi đi cấy lúa! (1)

Lúc này chủ nợ mới vỡ lẽ, trong lòng thầm thán phục Lương Thế Vinh là đứa trẻ khôn ngoan.

Ngày hôm sau chủ nợ lại đến đòi. Bố mẹ Vinh chưa biết nói sao, thì Vinh đã giơ đồ chơi bằng đất cho mọi người xem và nói:

- Hôm qua ông đã hứa xoá nợ cho nhà tôi rồi kia mà? Dấu tay ông in còn đây này?

Người chủ nợ giật mình, nói với ông Thiện:

- Tôi mừng cho ông bà có cháu bé rất thông minh. Tôi xin biếu khoản nợ để gia đình lo cho cháu học sớm, sau này chắc thế nào cũng chiếm được khôi nguyên.

Từ đó cậu bé Lương Thế Vinh đã nổi tiếng là “Thần đồng làng Hương”.
 

Trạng Lường

Lương Thế Vinh vẫn được người đời quen gọi là Trạng Lường. Lí do là vì ngay từ  nhỏ, ông đã tỏ ra rất giỏi trong việc đo lường. Khi đỗ đạt ra làm việc quan, ông đã viết cuốn sách nhan đề “Đại thành toán pháp” (2) nhằm tổng kết kiến thức tính toán của thời đó và cả những phát minh của chính bản thân ông. Lương Thế Vinh đã viết đề tựa, nêu mục đích của cuốn sách như sau:

“ Trước thời cho biết cách đo lường 
Tính toán bình phân ở cửu chương 
Thông hay mọi nhẽ điều vinh hiển 
Học lấy cho tinh giúp thánh vương!”


Tương truyền rằng thuở còn nhỏ, một lần Lương Thế Vinh cùng chúng bạn ngồi hóng mát dưới một gốc cây cổ thụ. Cả bọn thách đố nhau làm thế nào để biết được cây cao - thấp. Một số cho rằng chỉ có cách là trèo lên ngọn cây, rồi dùng dây thòng xuống đất mà đo. Riêng Lương Thế Vinh cho rằng không cần trèo, đứng dưới đất vẫn có thể đo được. Cậu lấy chiếc gậy cầm ở tay đo xem dài ngắn bao nhiêu, đoạn dựng gậy lên mặt đất và đo chiều dài bóng gậy. Tiếp đến cậu đo bóng cây và sau một lát nhẩm tính, cậu đã tìm được chiều cao của cây. Bọn trẻ không tin bèn dùng thừng nối lại, buộc hòn đá phía dưới, rồi trèo lên tít ngọn cây dong thừng xuống đất để đo. Kết quả, đúng như Vinh đã tính.

Ngày nay, cách tính chiều cao của cây mà Lương Thế Vinh đã áp dụng, chắc chắn các bạn học sinh chúng ta không lấy gì làm lạ. Nhưng cách đây gần 5 thế kỉ, khi ở châu Âu số người hiểu được định lí  Pitago về cạnh tam giác vuông    a2 + b2 = c2 chỉ mới đếm trên đầu ngón tay, thì việc Lương Thế Vinh tìm ra được tỉ lệ chiều cao của cây và chiều cao của chiếc gậy bằng tỉ lệ bóng của chúng trên mặt đất,  là một sáng tạo, thể hiện nước ta ở thế kỉ XV đã có nhà toán học đầy tài năng.

Khi đến tuổi trưởng thành, có lần Lương Thế Vinh đến một khúc sông, thấy mấy người đang bàn tính nhau tìm cách đo chiều rộng của con sông để bắc cầu. Hôm đó nước sông rất to và chảy xiết, nên không thể bơi qua. Lương Thế Vinh bèn góp ý:

- Không cần sang sông làm gì. Các ông tìm cho tôi mấy cái cọc, tôi sẽ đo giúp.

Lúc đầu mấy người tưởng ông nói đùa, không tin. Nhưng chỉ sau một lúc đóng cọc, ngắm nghía và tính toán, ông đã cho họ biết khúc sông rộng bao nhiêu thước. Thì ra từ thời đó, Lương Thế Vinh đã biết đến kiến thức về tam giác đồng dạng...

Lại một lần khác, đoàn sứ bộ nhà Minh sang nước ta. Vua Lê Thánh Tông cử trạng nguyên Lương Thế Vinh đón tiếp. Trưởng đoàn sứ Minh vốn nghe tiếng trạng nguyên Việt chẳng những nổi tiếng văn chương, mà còn có trí thức uyên bác về khoa học, bèn hỏi:

- Có phải ông là người làm sách “Đại thành toán pháp”?

Lương Thế Vinh tỏ vẻ khiêm tốn, đáp:

- Vâng, đúng vậy!

Nhân lúc đó có con voi đang kéo gỗ dưới sông lên, sứ Tàu bèn thách:

- Vậy quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?

- Được ạ!

Dứt lời, Lương Thế Vinh lấy chiếc cân, xăm xăm đi ra phía sông để cân voi.

Sứ Tàu phì cười, nói:

- Xem chiếc cân quan trạng chỉ đủ cân được cái đuôi voi thôi!”

- Thì chia nhỏ voi ra nhiều phần để cân.

Lương Thế Vinh trả lời, tỉnh khô.

Vị chánh sứ Tàu lại châm chọc:

- Ông định mổ thịt voi chắc? Nhớ phần tôi miếng gan nhé!

Lương Thế Vinh không trả lời. Ông sai lính dắt voi xuống chiếc thuyền bỏ không buộc lên bờ. Voi nặng, thuyền đắm sâu xuống nước. Ông lại sai đánh dấu mép nước bên mạn thuyền, rồi dắt voi lên. Đoạn ông ra lệnh cho quân lính khuân đá bỏ vào thuyền, cho đến khi thuyền đắm ngang mực nước đã đánh dấu thì thôi. Thế rồi trạng cho bắc cân cân hết số đá trong thuyền và bảo với sứ Minh:
- Đây, con voi ông chỉ, nặng chừng này cân!

Viên sứ Tàu tuy trong bụng đã phục lăn, nhưng bề ngoài vẫn làm vẻ chưa tin, muốn thử tài trạng thêm, bèn xé một tờ giấy bản trong cuốn sách dày và đưa cho trạng một chiếc thước, nhờ đo xem tờ giấy dày bao nhiêu.

Tình huống đặt ra thật khó xử. Tờ giấy quá mỏng, mà các nấc chia trên thước vừa lớn, lại không rõ. Nhưng với trí tuệ linh hoạt, Lương Thế Vinh đã nghĩ ngay được cách đo. Ông mượn viên sứ Tàu quyển sách, lấy thước đo chiều dày cả quyển, rồi chia cho số tờ và tìm ra đáp số, trước con mắt thán phục của sứ bộ nhà Minh.
 

Trái bưởi - Sức đẩy Archimède

Hôm đó, cậu đem một trái bưởi ra bãi tha ma (chỗ bạn bè thả trâu) làm quả bóng để các bạn cùng chơi. Bỗng quả bưởi lăn xuống một trong những cái hố bên mép bãi người ta đào để ngăn trâu bò khỏi phá lúa. Cái hố rất hẹp lại rất sâu không xuống mà cũng không với tay lấy lên được. Bọn trẻ tưởng thế là mất đồ chơi. Nhưng Lương Thế Vinh nghĩ một lát, rồi mới hớn hở rủ bạn đi mượn vài chiếc gầu giai đi múc nước đổ xuống hố. Bọn trẻ không hiểu Vinh làm thế để làm gì. Nhưng lát sau thấy Vinh cúi xuống cầm quả bưởi lên, chúng rất sửng sốt phục tài Vinh.

Từ đó trẻ con trong làng truyền nhau rằng Lương Thế Vinh là thần, có một câu "thần chú" hay lắm, có thể gọi được những vật vô tri như quả bưởi lại với mình.

Thực ra thì Vinh trèo cây hái bưởi bên bờ ao, sẩy tay cậu làm rơi quả bưởi xuống nước tưởng mất. Nhưng khi nhìn thấy bưởi nổi trên mặt ao, Vinh đã lấy cành tre khều vào và đem ra bãi chơi. Lúc quả bưởi lăn xuống hố, cậu đã chợt nhớ lại và nghĩ ra cách lấy nước đổ xuống cho bưởi nổi lên. Vốn thích thơ ca, hò, vè nên trong khi cúi xuống chờ bưởi, cậu vui miệng đọc lẩm nhẩm:

Bưởi ơi bưởi
Nghe tao gọi
Lên đi nào
Đừng quên lối
Đừng bỏ tao... 

Và bọn trẻ cứ nghĩ rằng Vinh đọc "thần chú".
 

Phương pháp học của ông

Lương Thế Vinh là người biết kết hợp rất khéo giữa chơi và học, nên từ nhỏ Vinh học rất thoải mái và lại đạt kết quả cao.
Vinh học đến đâu, hiểu đến đấy, học một mà biết mười. Khi đã ngồi học thì tập trung tư tưởng rất cao, luôn muốn thực nghiệm những điều đã học vào đời sống. Trong khi vui chơi như câu cá, thả diều, bẫy chim, Vinh luôn kết hợp với việc học. Lúc thả diều, Vinh rung dây diều để tính toán, ước lượng chiều dài, chiều cao. Khi câu cá, Vinh tìm hiểu đời sống các sinh vật, ước tính đo lường chiều sâu ao hồ, chiều rộng sông ngòi... và kiểm tra lại bằng thực nghiệm. Vinh nghĩ ra cách đo bóng cây mà suy ra chiều dài của cây.
Người đời còn truyền lại câu chuyện sau đây:
Dạo đó, Lương Thế Vinh và Quách Đình Bảo là hai người nổi tiếng vùng Sơn Nam (Thái Bình- Nam Định bây giờ) về thông minh, học giỏi. Một hôm, sắp đến kỳ thi, Lương Thế Vinh tìm sang làng Phúc Khê bên Sơn Nam hạ để thăm Quách Đình Bảo, toan bàn chuyện cùng lên kinh ứng thí.
Đến làng, Vinh ghé một quán nước nghỉ chân. Tại đây Vinh nghe người ta nói là Quách Đình Bảo đang ngày đêm dùi mài kinh sử quên ngủ, quên ăn. Chắc chắn kỳ này Bảo phải đứng đầu bảng vàng. Vinh cười nói:
- Kỳ thi đến nơi mà còn chúi đầu vào quyển sách, cố tụng niệm thêm vài chữ. Vậy cũng gọi là biết học ư? Ta có đến thăm cũng chẳng có gì để bàn bạc - Vinh nói thế rồi bỏ ra về.
Quách Đình Bảo nghe được chuyện trên, gật gù:
- Người đó hẳn là Lương Thế Vinh, ta phải đi tìm mới được!
Thế là Bảo chuẩn bị khăn gói, tìm đến Cao Hương thăm Vinh. Chắc mẩm đến nhà sẽ gặp ngay Vinh đang đọc sách, nhưng Vinh đi vắng, người nhà bảo Vinh đang chơi ngoài bãi.
Quách Đình Bảo ra bãi tìm, quả thấy Vinh đang thả diều, chạy chơi cùng bạn bè, rất ung dung thư thái. Bảo phục lắm tự nói với mình: "Người này khôi ngô tuấn tú, phong thái ung dung, ta có học mấy cũng không thể theo kịp".
Quả nhiên sau đó, khoa Quý Mùi năm Quang Thuận thứ tư, đời vua Lê Thánh Tông (1463) Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên (đỗ đầu), Quách Đình Bảo đỗ Thám hoa (đỗ thứ 3). Năm ấy Lương Thế Vinh mới hăm hai tuổi.
 

 Các câu chuyện giữa ông với vua Lê Thánh Tông:

           a) Một cách khen vua :
Lương Thế Vinh thuở bé nghịch ngợm nổi tiếng. Ông hay tắm sông hồ thành thử bơi lội rất giỏi. Lê Thánh Tông biết rõ chuyện ấy, nên một hôm đi chơi thuyền có Lương Thế Vinh và các quan theo hầu, Vua liền giả vờ say rượu ẩy Vinh rơi tòm xuống sông, rồi cứ cho tiếp tục chèo thuyền đi.
Không ngờ Lương Thế Vinh rơi xuống, liền lặn một hơi đi thật xa, rồi đến một chỗ vắng lên bờ ngồi núp vào một bụi rậm chẳng ai trông thấy. Lê Thánh Tông chờ mãi không thấy Vinh trồi đầu lên, bấy giờ mới hoảng hồn, vội cho quân lính nhảy xuống tìm vớt, nhưng tìm mãi cũng chẳng thấy đâu. Vua hết sức ân hận vì lối chơi đùa quá quắt của mình, chỉ muốn khóc, thì tự nhiên thấy Vinh từ dưới nước ngóc đầu lên lắc đầu cười ngất. Khi lên thuyền rồi, Vinh vẫn còn cười. Thánh Tông ngạc nhiên hỏi mãi, cuối cùng Vinh mới tâu:
"Thần ở dưới nước lâu là vì gặp phải một việc kỳ lạ và thú vị. Thần gặp cụ Khuất Nguyên (*), cụ hỏi thần xuống làm gì?. Thần thưa dối là thần chán đời muốn chết. Nghe qua, cụ Khuất Nguyên tròn xoe mắt, mắng thần: "Mày là thằng điên!. Tao gặp Sở Hoài Vương và Khoảng Tương Vương hôn quân vô đạo, mới dám bỏ nước bỏ dân trầm mình ở sông Mịch La. Chứ mày đã gặp được bậc thánh quân minh đế, sao còn định vớ vẩn cái gì?". Thế rồi cụ đá thần một cái, thần mới về đây!".
Lê Thánh Tông nghe xong biết là Lương Thế Vinh nịnh khéo mình, nhưng cũng rất hài lòng, thưởng cho Vinh rất nhiều vàng lụa.

(*) Khuất Nguyên - nhà thơ nổi tiếng, một vị trung thần nước Sở - do can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức ôm đá gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn. Hôm ấy đúng ngày mồng Năm tháng Năm. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (chủ ý khiến cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên. 

        b) Ứng đáp với vua : 
Vua Lê Thánh Tông đi kinh lý vùng Sơn Nam hạ, ghé thăm làng Cao Hương, huyện Vụ Bản, quê hương của Trạng Nguyên Lương Thế Vinh, lúc bấy giờ cũng đang theo hầu Vua.
Hôm sau vua đến thăm chùa làng. Khi ấy, sư cụ đang bận tụng kinh. Bỗng sư cụ đánh rơi chiếc quạt xuống đất. Vẫn tiếp tục tụng, sư cụ lấy tay ra hiệu cho chú tiểu cúi xuống nhặt, nhưng một vị quan tùy tòng của Lê Thánh Tông đã nhanh tay nhặt cho sư cụ. Vua Lê Thánh Tông trông thấy vậy, liền nghĩ ra một vế đối, trong bữa tiệc hôm đó đã thách các quan đối.
Vế ấy như sau:

Ðường thượng tụng kinh sư sử sứ...

Nghĩa là: Trên bục tụng kinh sư khiến sứ ( nhà sư sai khiến được quan)

Câu nói này oái ăm ở ba chữ sư sử. Các quan đều chịu chẳng ai nghĩ ra câu gì.

Trạng nguyên Lương Thế Vinh cứ để họ suy nghĩ chán chê. Ông ung dung ngồi uống rượu chẳng nói năng gì. Vua Lê Thánh Tông quay lại bảo đích danh ông phải đối , với hy vọng đưa ông đến chỗ chịu bí. Nhưng ông chỉ cười trừ.

Một lúc ông cho lính hầu chạy ngay về nhà mời vợ đến . Bà trạng đến, ông lấy cớ quá say xin phép vua cho vợ dìu mình về.
Thấy Vinh là một tay có tài ứng đối mà hôm nay cũng đành phải đánh bài chuồn, nhà vua lấy làm đắc ý lắm, liền giục:

" Thế nào? Ðối được hay không thì phải nói đã rồi hẵng về chứ?"
Vinh gãi đầu gãi tai rồi chắp tay ngập ngừng:
- Dạ... muôn tâu, Thần đối rồi đấy ạ!
Vua và các quan lấy làm lạ bảo Vinh thử đọc xem. Vinh cứ một mực:" Ðối rồi đấy chứ ạ!" hoài. Sau nhà vua gạn mãi, Vinh mới chỉ tay vào người vợ đang dìu mình, mà đọc rằng:

Ðình tiền túy tửu, phụ phù phu.

Nghĩa là: Trước sân say rượu, vợ dìu chồng.

Nhà vua cười và thưởng cho rất hậu.

c) Lời tiên đoán 
Một hôm, lúc chầu trong triều, vua hớn hở nói với Vinh:
- Trẫm có nhiều con trai, việc thiên hạ không việc gì phải lo ngại nữa!
Lương Thế Vinh tâu:
- Lắm con trai là lắm giặc. Không lo sao được!
Vua lấy làm lạ hỏi:
- Ta không rõ sao lại thế?
Trạng tâu không úp mở:
- Ngôi báu chỉ có một. Bệ hạ có nhiều con trai càng có nhiều sự tranh giành ngôi báu. Như vậy phải lo lắm chứ!

Đúng như lời tiên đoán của ông. Sau đó con cháu nhà vua tranh giành ngôi thứ, chém giết lẫn nhau, làm cho triều chính đổ nát, trăm họ lầm than. Chỉ ba chục năm sau khi Thánh Tông mất, Mạc Đăng Dung đã nhân cơ hội mà cướp ngôi nhà Lê.
 

Răn dạy các quan

Lương Thế Vinh rất ghét những viên quan hống hách, hà hiếp nhân dân. Ông có nhiều học trò giỏi đỗ cao, làm quan lớn. Với học trò nào ông cũng dạy về lòng yêu dân, đức khiêm tốn. Có lần, một viên quan huyện hách dịch đã bị ông cho một bài học, làm trò cười cho thiên hạ.
Bữa ấy, ông đi thăm bạn bè, ngồi nghỉ chân ở quán nước bên đường. Bỗng thấy một đoàn rước quan huyện đi qua. Dân trong vùng đều biết viên quan này thường hay bắt người dọc đường khiêng cáng, bèn bảo nhau trốn chạy cả. Vì không biết lệ đó nên ông cứ ung dung ngồi nghỉ đến khi tên lính hầu của quan huyện bắt ra khiêng cáng.
Lương Thế Vinh khúm núm bước lại ghé vai khiêng cáng. Khi cáng quan đi đến chỗ bùn lội, ông làm như vô tình trượt chân văng cáng, hất quan huyện ngã chỏng gọng giữa vũng, áo, mũ, cân đai bê bết bùn.
Quan huyện đỏ tím mặt mày vì giận, đang toan định đổ cơn thịnh nộ lên đầu kẻ hầu hạ mình thì trạng vẫy người đi đường, nói lớn:
- Bác gọi hộ anh học trò tôi là thám hoa Văn Cát ra khiêng hầu võng quan huyện thay thầy.
Quan huyện xanh xám mặt mày, cuống quýt quỳ mọp xuống bùn lạy như bổ củi, xin quan trạng tha tội cho.
Lương Thế Vinh nhẹ nhàng lấy lời răn dạy, từ đó viên quan huyện chừa thói hống hách với dân.
 
 
CREATE A FREE WEBSITE
 
POWERED BY 

START YOUR OWN F

3
4 tháng 10 2016

hay lắm thanks bạn leuleu

17 tháng 1 2017

Fantastic! I love it

Từ lâu mik đã hâm mộ Lương Thế Vinh lắm đó!Đọc truyện của ông hay thiệt

Cám ơn bạn nha!vui

23 tháng 11 2017

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

Tấm lòng của mẹ là biển cả bao la đối với con, và con hiểu rằng không có ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con. Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này và vì mẹ chính là mẹ của con. “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ….

23 tháng 11 2017

Em yêu quý nhất là mẹ trong lòng em, mẹ luôn là người mẹ hiền và là hình ảnh cao đẹp nhất. "Mẹ" một tiếng nghe giản dị mà lại chứa chan tình cảm vô bờ bến như lời bài hát: “Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”

Năm nay mẹ em 42 tuổi. Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truỵên cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Đôi bàn tay mẹ không đẹp, nó dã bị chai như ghi lại những nổi vất vả của mẹ trong bao năm nay đã nuôi em khôn lớn nên người. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm!
 Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình. Tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em . Có lần em bị bệnh mẹ chở em lên bệnh viện huyện. Mẹ em nghỉ dạy để chăm sóc em vì bố em bận công tác xa, cơm nước quần áo, tắm rửa mẹ em phải làm ca. Về nhà em cảm thấy khỏe, nên mẹ đi dạy một buổi , trưa về mẹ chăm sóc cho em , hai bàn tay mẹ gượng nhẹ thận trọng âu yếm biết bao. Lúc đó ánh mắt mẹ tràn ngập thương xót, nhưng miệng mẹ vẫn tươi cười kể chuyện này chuyện nọ cho em nghe để em chóng mau hết bệnh. Mỗi khi đau ốm mẹ em túc trực bên em sáng đêm, tận tụy lo lắng, xếp đặt mọi công việc trong ngoài. Mẹ cũng không quên nấu những bữa ăn ngon . Mẹ khuyên bảo em đủ điều, giọng lúc nào cũng nhẹ nhàng đầy trìu mến. Cảnh đêm khuya mẹ ngồi soạn từng trang giáo án, để chuẩn cho tiết dạy ngày mai, nhìn mẹ em thấy thương mẹ nhiều. Có hôm, em thấy mẹ thả dài người trên ghế có vẽ nghĩ ngợi,xa xôi. Lúc đó em vội ra bên mẹ. Mẹ ôm em vào lòng , vòng tay âu yếm.
 Lòng mẹ còn mênh mông bao la hơn cả biển rộng sông dài. Em chợt nhớ tới câu thơ:
“ Ai rằng công mẹ bằng non Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn.”
Nhìn mẹ con thật tự hào và hạnh phúc biết bao vì con có mẹ. Mẹ ơi con vẫn chưa ngoan đâu. Con hứa với mẹ học tập thật tốt cho mẹ vui lòng.

15 tháng 8 2018

cha là mooyj người đã hi sinh cho mih nhìu nên mình rất rất thương cha mà mình cũng giống như bn nên mình nuốn nói lời xin lỗi cha vì ko quan tâm đến cha nhiều và mình cũng muốn cảm ơn cha vì đã sinh ra mình

   Cảm ơn bn vì đã ra câu hỏi này

16 tháng 8 2018

Ai trong cuộc sống cũng có người cha vậy người đó ra sao và tại sao họ lại đối xử tốt vs ta như vậy ? Ai cũng nói , lớn lên mình sẽ cố gắng kiếm thật nhiều tiền và phục dưỡng cha nhưng sau câu nói đó : " liệu vật chất  có làm cho cha vui không ? " thật sự nó sẽ không làm cha vui đâu dù cho nó thực sự là quý đối vs mọi người . NHưng đối vs cha , lúc nào tình cảm của con đối vs cha  vẫn là trên hết . Đôi lúc , tôi tự nghĩ : " tại sao cha lại làm như vậy ? cha có thể đánh đổi một thanh xuân để chăm lo , nuôi lớn tôi hoặc cha còn có thể hy sinh vì tôi nữa " nghĩ đến điều đó là tôi lại cảm thấy day dắt trong lòng . Có người chỉ lo lắng tôi thì tôi đã có thể nói được tình cảm của mình vs họ nhưng sao cha đã quan tâm tôi vậy mà tôi ko thể nói được 3 tiếng : " Con yêu cha " nó đã trở nên khó khắn trong tôi . Tôi vẫn nhớ , hồi lúc còn bé cha luôn lo lắng mỗi khi tôi ốm còn có thể thức trắng đêm để trong tôi và tôi cũng còn nhớ 3 chữ ba thường nói dù có chuyển gì xảy ra đó là : "  ba ko sao đâu con ạ ! " lúc đó tâm trí tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng : " cha có thể tự lo cho mình và cha  vẫn ổn " . Cái ý nghĩ đó chỉ thoáng qua tôi như một làn gió rồi lại biến mất , cứ vậy mọi thứ đối vs tôi trở nên bình thường kể từ đó . NHưng điều tôi nghĩ lại là sai ! Vậy có ai nghĩ : " như bao người khác , nếu họ hy sinh cho mình một thứ gì đó thì đương nhiên họ sẽ đòi ta phải trả ơn , đền đáp họ nhưng tại sao cha lại ko bắt ta phải đáp trả dù chỉ là 3 tiếng : " con yêu cha chứ ?" đằng khác cha lại ko nói gì cả luôn hướng cho ta một hướng mới , luôn nghĩ , luôn lo lắng ta ,... TRong khi đó , bạn đang làm gì vậy ? Hãy làm điều tốt nhất và ý nghĩa cho ta trước khi mọi thứ quá muộn nhé ! 

bài mình tự làm ! 

các bạn suy nghĩ gì về 2 bài văn này:Hồi đầu năm học, bố em có hứa rằng nếu em đạt danh hiệu Học sinh giỏi thì đến hè bố sẽ cho về thăm quê. Em đã cố gắng phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi và bố em đã thực hiện lời hứa của mình.Bài văn kể về một chuyến về quê lớp 6 - Ảnh minh họaVào một buổi sáng đẹp trời, hai bố con em dậy từ rất sớm, chuẩn bị kĩ càng cho...
Đọc tiếp

các bạn suy nghĩ gì về 2 bài văn này:

Hồi đầu năm học, bố em có hứa rằng nếu em đạt danh hiệu Học sinh giỏi thì đến hè bố sẽ cho về thăm quê. Em đã cố gắng phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi và bố em đã thực hiện lời hứa của mình.

Bài văn kể về một chuyến về quê lớp 6

Bài văn kể về một chuyến về quê lớp 6 - Ảnh minh họa

Vào một buổi sáng đẹp trời, hai bố con em dậy từ rất sớm, chuẩn bị kĩ càng cho chuyến đi. Chiếc Hon da được lau chùi sạch sẽ và đổ đầy xăng. Túi quà biếu ông bà nội mà mẹ em sắp sẵn từ tối hôm qua cũng đã được chằng buộc kĩ càng. Mẹ tiễn hai bố con ra cổng rồi nắm tay em dặn:

-  Con thưa với ông bà là mẹ gửi lời kính thăm ông bà nhé! Chúc hai bố con một chuyến đi vui vẻ!
 
Chiếc xe máy như con tuấn mã nhẹ nhàng lao đi trên con đường trải nhựa phẳng phiu, rộng rãi. Cây cối, nhà cửa hai bên đường vùn vụt lùi lại phía sau. Gió sớm lồng lộng thổi làm cho tâm trạng em thêm náo nức. Hai tay ôm chặt lấy lưng bố, em vui vẻ cất tiếng hát:
 
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay…

 
Quê nội em ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vùng đất nổi tiếng với hội Lim, với các làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, với tranh Đông Hồ nức tiếng gần xa. Bố em đã được sinh ra và lớn lên ở ngôi làng cổ ven sòng Đuống. Xa quê, bố hay nhắc đến những ki niệm thời thơ ấu gắn nền với cây đa, bến nước, mái đình,…
 
Rong ruổi độ hơn một tiếng đồng hồ, hai bố con em về tới cổng làng. Một đoàn người tay liềm tay hái, vai quảy quang gánh đang ra đồng gặt lúa. Bố con em cất tiếng chào, bao nhiêu tiếng bà con tíu tít đáp lại. Lòng em ấm áp hẳn lên bởi tình cảm quệ hương thân thiết.
 
Nhà ông bà nội kia rồi! Năm gian nhà ngói giữa một vườn cây trái sum suê. Hàng cau cao vút trồng dọc lối vào đeo những buồng sai quả. Giàn trầu bên giếng nước vẫn xanh tươi như trước. Dưới gốc cam, mẹ con đàn gà đang rỉa lông rỉa cánh…
 
Ông bà và các bác, các anh chị ùa ra đón. Người dắt xe, người xách túi… Tiếng nói tiếng cười rộn rã cả một khoảng sân.
 
Ông nội dắt tay em vào nhà. ông cười, chòm râu bạc rung rung:
 
-  Cu Thuận con bố Thành năm nay học hành ra sao, kể cho ông nghe nào!
 
Em bẽn lén thưa rằng em đạt được đanh hiệu Học sinh xuất sắc, ông vui lắm, xoa đầu em khen:
 
-  Cháu ông giỏi lắm! Mấy tháng nữa là lên lớp 7 rồi, phải chăm ngoan hơn nữa nghe chưa!
 
Cả nhà cười vang. Em xấu hổ chạy đến nấp sau lưng bà nội.
 
Mấy ngày ở quê, em được dẫn đi thăm hết thảy họ hàng; được lên chơi trên chùa Bút Tháp, được theo các anh chị ra đồng xem thu hoạch lúa…
 
Vui nhất là đêm rằm, anh Tiến con bác Cả đưa em ra sân đình chơi cùng các bạn. Nào là trò rồng rắn lên mây, nào là trò ú tim tìm bắt, nào là trò chồng nụ chồng hoa… Chúng em tung tăng chạy nhảy trên thảm rơm vàng. Mùi rơm mới thơm nồng tỏa lan trong đêm trăng sáng. Dưới ánh trăng, cảnh vật quê em thật là thơ mộng.
 
Trên đường về thành phố, em thủ thỉ bên tai bố:
 
-    Bố ơi, con thích sống ở quê lắm bố ạ! Tết này bố cho cả mẹ và em Hoa về quê ăn Tết, bố nhé!
 
Bố em bật cười:
 
-    Ý kiến của con hay đấy! Con trai của bố!

-------------------------

Bài 2. Bài văn kể về một chuyến về quê lớp 6 của em Phan Trí Viễn:

Chủ nhật vừa rồi em cùng với bố mẹ về quê thăm bà ngoại. Đó là nơi có cánh đồng lúa xanh mướt, chỉ ngửi thôi, cũng đã thấy dễ chịu vô cùng.

Sau một thời gian thi cử mệt mỏi, cuối cùng em cũng đã được xả hơi. Quê ngoại là nơi em luôn mong được về chơi. Em rất nhớ ngoại, nhớ anh chị , cô chú ở đó.

Bài văn kể về một chuyến về quê lớp 6

Bài văn kể về một chuyến về quê lớp 6 - Ảnh minh họa

Quê ngoại em là một miền quê yên bình, tĩnh lặng , không ồn ào như thành phố Hà Nội. Suốt chặng đường đi, em luôn háo hức, mong chờ. Cũng lâu lắm rồi em mới được về thăm ngoại. Hai bên đường về nhà ngoại lúa xanh mướt, thoang thoảng mùi thơm của lúa lúc trổ đòng! Xa xa là bóng hình những chú bò, trâu đang chăm chỉ gặm cỏ. Các chú rất khoái món cỏ bởi cỏ cũng xanh và "ngon" như lúa vậy! Các bác nông dân đang ngồi nghỉ bên bờ, ai cũng nở nụ cười rất tươi dù trên trán vẫn lấm tấm những giọt mồ hôi. Gặp ai bố em cũng chào rất nhiệt tình. Mọi người dường như đều là người quê, người làng người nước nên thân thiết ghê!

Về tới nhà ngoại, em đã thấy ngoại đón sẵn ở cổng. Ngoại lo em và bố mẹ mệt nên chuẩn bị sẵn chiếc chiếu ngoài hiên để cả nhà ngồi nghỉ. Nhưng em không thấy mệt tí nào, dù đường có hơi xa một chút, em vẫn cảm thấy "sung sức" lắm! Nhìn ngoại ngày một già đi, em thương ngoại lắm! Mái tóc ngoại bạc hết rồi, chỉ còn lưa thưa vài sợi đen. Ngoại vuốt tóc em, hỏi em súc khoẻ, học tập và dặn dò em rất ân cần.

Nghỉ một lát, em vội phụ ngoại ra vườn hái hoa quả. Chà, vườn nhà ngoại nhiều quả tươi ngon ghê! Nào là na, nào là ổi, là khế,..... Rất nhiều quả cho em lựa chọn. Em phụ ngoại hái mỗi loại một ít đem về ăn. Quả do tay ngoại trồng có khác. Ngon và mát vô cùng!

Ngoại có nuôi một chú mèo rất dễ thương. Em chơi với chú mãi mà không thấy chán. Buổi tối em phụ ngoại nhặt rau nấu cơm. Bữa cơm tối hôm đó, cả nhà em quây quần bên nhau. Thấy ngoại cười hạnh phúc, lòng em cũng tràn ngập xúc động. Em thương ngoại lắm , năn nỉ ngoại lên ở cùng gia đình mà không được. Ngoại nói ngoại ở quê quen rồi, ngoại không muốn đi ở nơi khác.

Hôm sau tạm biệt ngoại mà trong lòng em buồn rười rượi. Chỉ mong hè tới thật nhanh để em có thể về thăm ngoại được lâu hơn.

 

0