Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Thành phần tình thái: có lẽ
b, Thành phần cảm thán: Chao ôi
c, Thành phần tình thái: Chả nhẽ
a. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
=> TPBL cảm thán: Chao ôi,
=> Dùng để bộc lộ cảm xúc
b.Trong những hành trang ấy, có lẽ, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất .
=> TPBL tình thái: có lẽ
=> Dùng để nói đến 1 vấn đề nhưng chưa chắc chắn
c. Này, con có nghĩ như mẹ không ?
Vâng, con cũng nghĩ như mẹ.
=> TPBL gọi đáp: Này, Vâng
=> Dùng để gọi hay nhắc đến ai đó
d. Đại bác nổ rền và kéo dài phía Vĩnh Yên. Chắc chắn chiến dịch Trung Du đã mở màn.
=> TPBL: Chắc chắn
=> Dùng để khẳng định 1 vấn đề 1 cách chăc chắn
e. Mây đã kéo đen kịt một góc trời, có thể trời sắp mưa to.
=> TPBL: có thể
=> Dùng để nói đến 1 vấn đề nhưng chưa chắc chắn
Trả lời:
Các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu trên là:
(1) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
Thành phần tình thái: có lẽ
(2) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
Thành phần cảm thán: chao ôi
(3) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
Thành phần tình thái: chả nhẽ
mọi người giúp mình nhớ nêu câu cảm thán và thành phần khởi ngữ mỗi phép liên kết Thế (gạch chân và chỉ rõ) vs ạ :(
em coi ý để làm nhe:
Hình ảnh ẩn dụ “con én đưa thoi" + “thiểu quang” --> Hình ảnh khái quát về khung cảnh thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân.
- Bức tranh tuyệt mĩ:
+ Hình ảnh “cỏ non”, “chân trời”, “bông hoa lê” đã mở ra một cảnh tượng khoáng đạt.
+ Màu sắc của cỏ non xanh, bông hoa lê trắng là sự kết hợp hài hòa tuyệt diệu + Nghệ thuật đào ngữ “trắng điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động. Tâm hồn con người hồn nhiên, nhạy cảm, tha thiết với thiên nhiên.
=> Ngồi bút tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm, gợi nhiều hơn tả đã tạo nên bức tranh tuyệt mĩ.
Trong phạm vi khổ một bài thơ "Sang thu", Hữu Thỉnh đã viết:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về".
Chỉ qua hai câu thơ đầu của khổ, với việc sử dụng từ chỉ cảm xúc như "bỗng" cộng với động từ mạnh "phả" và hình ảnh "gió se", tác giả đã cho người đọc thấy được cảm xúc ngỡ ngàng của mình khi nhận ra mùa thu đã về qua các dấu hiệu của mùa thu. Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu đã được tác giả thể hiện bằng sự bất ngờ khi nhận ra hương ổi bằng khứu giác, mà ở đây hương ổi ấy chính là một nét đặc trưng và bình dị của vùng Đồng bằng sông Hồng. Tiếp đến chính là hình ảnh "ngọn gió se" của mùa thu thật đặc trưng và thú vị làm sao (1). Được cảm nhận bằng xúc giác, tác giả ngoài ra còn dùng động từ mạnh "phả" để gợi nên sự thơm nồng, mạnh mẽ của hương ổi và sự vận động của gió đưa hương. Không chỉ vậy, ngoài ra tác giả còn sử dụng từ láy và phép nhân hóa với làn sương khiến cho làn sương như có tâm hồn mà xao xuyến, khiến cho làn sương như có tâm hồn mà xao xuyến trước ngưỡng cửa mùa thu. Từ đó, tác giả đã kết luận:
"Hình như thu đã về".
Với việc sử dụng thành phần tình thái "hình như" cùng cụm từ "đã về", tác giả đã thể hiện một cảm xúc mong manh, mơ hồ và đồng thời cũng rất quen thuộc, gần gũi mỗi khi đến - gợi nên sự bâng khuâng, xao xuyến của lòng người. Tác giả không thể hiện cảm xúc rõ ràng về sự hiện diện của mùa thu như là để cho người đọc thấy rõ về sự chuyển giao giữa mùa hạ và mùa thu (2). Như vậy, chỉ trong khổ một của bài thơ, tác giả Hữu Thỉnh đã khắc họa rõ nét cảm xúc của mình những tín hiệu thu về trong không gian gần và hẹp mới thật tinh tế biết bao.
*Chú thích:
(1): Thành phần cảm thán
(2): Câu phủ định
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt- rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Chao ôi! Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả. Từ "chờ" gợi lên một tư thế hoàn toàn chủ động, làm chủ hoàn cảnh. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của 3 phần, điểm sáng của toàn bài thơ. Cảnh vừa thực vừa mộng. Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. Đó còn là một liên tưởng thật thú vị. Súng và trăng là gần và xa, thực và mơ, chất chiến đấu và chất trữ tình, là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm và hài hoa. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ nét tư thế chủ động, tin tưởng, và tâm hồn yêu đời của một anh bộ đội cụ Hồ. Như vậy, khổ thơ đã khắc họa một cách sinh động biểu tượng đẹp về tình đồng chí trong gian khổ, khó khăn của chiến đấu.
Câu chứa TPBL cảm thán: In đậm nghiêng
Em ghi cả đoạn văn ra nhé!