K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2022

a. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

=> TPBL cảm thán: Chao ôi,

=> Dùng để bộc lộ cảm xúc

b.Trong những hành trang ấy, có lẽ, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất .

=> TPBL tình thái: có lẽ

=> Dùng để nói đến 1 vấn đề nhưng chưa chắc chắn

c. Này, con có nghĩ như mẹ không ?

Vâng, con cũng nghĩ như mẹ.

=> TPBL gọi đáp: Này, Vâng

=> Dùng để gọi hay nhắc đến ai đó

d. Đại bác nổ rền và kéo dài phía Vĩnh Yên. Chắc chắn chiến dịch Trung Du đã mở màn.

=> TPBL: Chắc chắn

=> Dùng để khẳng định 1 vấn đề 1 cách chăc chắn

e. Mây đã kéo đen kịt một góc trời, có thể trời sắp mưa to.

=> TPBL: có thể

=> Dùng để nói đến 1 vấn đề nhưng chưa chắc chắn

15 tháng 5 2018

Thành phần cảm thán: Chao ôi

8 tháng 4 2021

Trả lời:

Các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu trên là:

(1) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

Thành phần tình thái: có lẽ

(2) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

Thành phần cảm thán: chao ôi

 (3) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

Thành phần tình thái: chả nhẽ

23 tháng 4 2021

a) có lẽ
b) chao ôi
c) chả nhẽ

18 tháng 7 2019

a, Thành phần tình thái: có lẽ

b, Thành phần cảm thán: Chao ôi

c, Thành phần tình thái: Chả nhẽ

Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào? 1. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu. 2. Hình như đó là bạn Lan. 3. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. 4. Cảnh vật chung quanh tối đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. 5. Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông  ...
Đọc tiếp

Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào?

1. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu.

2. Hình như đó là bạn Lan.

3. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

4. Cảnh vật chung quanh tối đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

5. Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông

    Tình Bắc Nam chung chảy một dòng.

6. Chao ôi, bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

7. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mệt mỏi lắm.

8. Ngày mai dường như sẽ có bão.

93
2 tháng 6 2021

1. Than ôi! (cảm thán)

2. Hình như (tình thái)

3. Kể cả anh (phụ chú)

4. Hôm nay tôi đi học (phụ chú)

5. Quê hương ơi! (cảm thán)

6. Chao ôi! (cảm thán)

7. Chừng như (tình thái)

8. Dường như (tình thái)

2 tháng 6 2021

1:than ôi- tp biệt lập cảm thán;2 hình như - tp tình thái ;3Kể cả anh -tp phụ chú;4 hôm nay tôi đi học -tp phụ chú;5 quê hương ơi -tp cảm thán:6 chao ôi -tp cảm thán;7 chừng như-tp tình thái;8 dường như -tp tình thái

Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.(Kim Lân, Làng)b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại...
Đọc tiếp

Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:

a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

1
10 tháng 7 2019

- Thành phần tình thái: câu a (có lẽ), câu c (hình như) câu d (chả nhẽ)

- Các thành phần cảm thán: câu b (chao ôi)

15 tháng 4 2023

Em ghi cả đoạn văn ra nhé!

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0