Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét của em:
1. Giúp đỡ bạn trong học tập thể hiện sự quan tâm đến bạn.
2. Phá đám khi bạn đang chơi thể hiện thái độ vô duyên, nghịch ngợm không nghĩ cho bạn bè.
3. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn thiếu thể hiện sự thân thiện, quan tâm tới bạn.
4. Không cho bạn chơi cùng thể hiện sự tầy chay, ích kỷ không hoà đồng với tất cả bạn bè.
5. Đỡ bạn khi bạn ngã thể hiện sự quan tâm tới bạn của mình.
6. Trêu chọc bạn thể hiện sự nghịch ngợm, vô duyên không quan tâm tới bạn bè.
Thưa thầy/cô và các bạn, em xin chia sẻ về một lần em đã có cảm xúc tiêu cực.
Hôm đó vào cuối tuần, bố mẹ hứa cho em đi công viên chơi. Nhưng do hôm đó bố mẹ có công việc đột xuất nên đã lỡ hẹn với em.
- Khi đó, em đã rất tức giận, khóc ầm lên và bỏ lên phòng.
- Nếu gặp lại tình huống như vậy, em sẽ bình tĩnh hơn, hít thở thật sâu, nắm chặt tay, uống một cốc nước lạnh để kiềm chế cảm xúc tiêu cực đó. Suy nghĩ tích cực hơn và suy nghĩ cho công việc của bố mẹ.
1. Để tạm vào trong ngăn để đồ, đợi bao giờ có điểm dừng thì xuống xe vứt.
2. Đến bên bạn, nói thầm vào tai bạn có việc cần gặp và ra ngoài nói chuyện.
3. Nhắc nhở bạn nói khẽ lại để không làm ảnh hưởng tới mọi người.
4. Đứng xếp hàng ngay ngắn, không chen lấn, xô đẩy.
Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, vì muốn chạy thật nhanh ra sân chơi, Huy đã đẩy Hùng làm bạn ngã, khiến Hùng tức giận.
Em đồng tình với cách ứng xử “Hùng đã hít thở thật sâu để bình tĩnh trở lại. Sau đó, Hùng nhắc nhở Huy không nên làm như vậy”. Vì đây là cách ứng xử phù hợp, tích cực, không gây sự tức giận cho bản thân và không làm tổn thương đến Huy.
Tình huống 2: Hôm nay là buổi học đầu tiên của Vân ở trường mới. Thầy cô, bạn bè đều là những người lần đầu Vân gặp. Bạn cảm thấy lo lắng và hơi có chút sợ hãi.
Em đồng ý với cách ứng xử: “Vân chia sẻ với bạn cùng bàn. Được bạn động viên, Vân đã vượt qua nỗi sợ hãi và chủ động làm quen với các bạn”. Vì đây là cách ứng xử phù hợp, tích cực, giúp Vân tự tin hơn, hòa đồng cùng với các bạn và không bị cảm thấy cô đơn, buồn tủi.
- Ngoài ra, em còn có cách ứng xử khác để kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
+) Tình huống 1: Nếu là Hùng em sẽ nghĩ là bạn vô tình làm mình ngã. Sau đó nhẹ nhàng nhắc nhở bạn từ sau cẩn thận hơn, không nên vội vàng để tránh làm ảnh hưởng đến các bạn khác.
+) Tình huống 2: Nếu em là Vân em sẽ tự động viên bản thân mình, tự tin hơn, chủ động làm quen và nhanh chóng hòa hợp cùng các bạn và thầy cô mới
1. Bị em trai nhại theo
2. Lời nói: Chửi em và nhại lại em
Hành động: Trêu ngươi, làm vẻ mặt kì để chọc e
3. em cảm thấy lúc đó em rất tức giận mà đã chửi bới và lại trêu lại em trai của mình, nhiều lúc không kiểm soát được mà còn đánh e nữa, những lúc như này e nên kiềm chế cảm xúc.
- Tình huống 1: Khi em làm vỡ món đồ kỉ niệm của bố em sẽ cảm thấy buồn, hối hận vì em đã không cẩn thận vì đó là món quà rất có ý nghĩa đối với bố
- Tình huống 2: Khi bạn không giữ lời hứa với em thì em sẽ cảm thấy buồn và vô cùng tức giận
- Tình huống 3: Khi một anh trong trường thường xuyên bắt em phải xách cặp cho anh em sẽ cảm thấy mệt, tức giận, lo sợ
- Tình huống 4: Khi em được khen ngợi em cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc
a. Nếu em là bạn Cáo trong tình huống trên, em sẽ nhận lỗi và xin lỗi Thỏ, Sóc và mẹ Sóc.
- Cáo xin lỗi Sóc (Mình xin lỗi vì đã làm rách cuốn truyện của cậu!).
- Cáo xin lỗi Thỏ (Mình xin lỗi vì đã đổ lỗi cho cậu).
- Cáo thể hiện mong muốn được đền bù (Mình có thể đền cho cậu một cuốn truyện mới được không?).
- Cáo mong muốn được Sóc tha lỗi (Cậu có thể tha lỗi cho tớ được không?).
- Cáo hứa sẽ không tái phạm (Mình hứa sẽ không phạm sai lầm lần sau nữa!).
b. Bạn Cáo nên nhận lỗi, sửa lỗi một cách chân thành và không được tái phạm lỗi lầm đó một lần nữa.
Tình huống 1:
Long đang chơi cùng các bạn. Tiến vô tình va phải, khiến Long bị ngã. Mặc dù Tiến đã xin lỗi nhưng Long vẫn giận dữ, làm cho các bạn mất vui.
a. Bạn Long đã nóng giận khi Tiến vô tình va phải và khiến Long bị ngã.
b. Cảm xúc đó khiến cho tâm trạng Tiến không thoải mái, tức giận; làm tổn thương Tiến và làm các bạn khác mất vui.
c. Em sẽ khuyên Long nên kiềm chế cơn giận của mình vì Tiến cũng đã xin lỗi, hít thở thật sâu và không nên to tiếng với bạn.
Tình huống 2:
Hoa chơi ô ăn quan cùng các bạn. Chờ mãi chưa đến lượt nên Hoa giận dỗi, không chơi cùng các bạn nữa.
a. Bạn Hoa đã giận dỗi khi đang chơi ô ăn quan cùng các bạn nhưng chờ mãi chưa đến lượt.
b. Cảm xúc đó khiến tâm trạng bạn Hoa không được thoải mái và khiến các bạn chơi cùng cũng mất vui.
c. Em sẽ khuyên bạn Hoa nên kiềm chế sự giận dữ của mình bằng cách giữ bình tình, hít thở sâu, có thể nghe một bài nhạc trong khi chờ đến lượt chơi của mình và không nên giận dỗi vô cớ với các bạn.
Tình huống 3:
Vân vừa được tặng cuốn truyện rất đẹp. Anh trai Vân mượn đọc và vô tình làm rách trang bìa. Vân rất tức giận, khóc ầm lên và bắt đền anh.
a. Bạn Vân đã rất tức giận, khóc ầm lên và bắt đền anh khi anh trai của bạn vô tình làm rách trang bìa của cuốn truyện.
b. Cảm xúc đó khiến Vân không thoải mái; anh trai của Vân cũng sẽ không được vui.
c. Em sẽ khuyên Vân nên bình tĩnh, kiềm chế cơn giận bằng cách hít một hơi thật sâu, uống một cốc nước lạnh và sau đó nói chuyện nhẹ nhàng với anh trai, không nên khóc ầm lên.