Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Thực trạng: – Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi – Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí. – Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường
* Biện pháp bảo vệ: – Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. – Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.
1. Nâng cao ý thức thức trách nhiệm khai thác, sử dụng tài nguyên.
2. Quản lý chặt chẽ việc khai thác. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường từ việc khai thác.
3. Không khai thác bừa bãi
4. Khai thác và sử dụng một cách hợp lí và tiết kiệm.
5. Tuyên truyền cho mọi người về những biện pháp khai thác, bảo vệ và sử dụng khoáng sản.
Biện pháp bảo vệ :sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả,khai thác hợp lí
Ko nên đốt phá rừng
nên tiết kiệm giấy trước khi sử dụng
nên bảo vệ nguồn nc
trồng nhiều cây xanh
ko nên sử dụng nhiều tài nguyên
1/ Cần tuyên truyền cho mọi người nhận thức được rằng nước dưới đất (nước ngầm) là nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng, cần có biện pháp bảo vệ, giữ gìn để sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, ở một số nơi xảy ra hiện tượng khai thác quá mức nước dưới đất đã làm giảm mực nước ngầm, gây sụt lún đất làm hư hại các công trình trên mặt đất. Cá biệt, có lúc, có nơi đã không thực hiện nghiệm quy trình khai thác, thăm dò nước dưới đất gây nên tình trạng ô nhiễm, làm suy giảm chất lượng nguồn nước có giá trị này. Do vậy, việc khai thác, khoan thăm dò nước dưới đất cần tuân thủ đúng các quy định về kĩ thuật khai thác, cũng như các quy định của pháp luật.
2/ Việc chặn các dòng sông để xây dựng đập thủy điện trong nhiều trường hợp đã gây nên tình trạng đứt dòng, nghĩa là làm mất hoàn toàn dòng chảy phía hạ lưu công trình, gây những ảnh hưởng xấu cho môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Cho nên cần có quy trình điều tiết trên nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước nhằm giải quyết thỏa đáng về lợi ích của các ngành dùng nước, lợi ích giữa thượng lưu và hạ lưu công trình, lợi ích của từng ngành với lợi ích chung của toàn vùng, toàn lưu vực.
3/ Chất lượng nguồn nước luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu, liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, được xem là một trong những mốc cơ bản để đánh giá chất lượng cuộc sống, nhưng trong quá trình phát triển kinh tế đã làm gia tăng chất thải, nước thải gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất thải công nghiệp trong hoạt động khai khoáng, từ các nhà máy hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp cùng với sự thiếu hiểu biết của người sử dụng nước, đang làm suy giảm mạnh chất lượng nguồn nước, kể cả nước mặt và nước ngầm. Cho nên cần phải có các biện pháp kỹ thuật, kinh phí để xử lý chất thải, nước thải trước khi đổ ra tự nhiên. Cần xử phạt nghiêm khắc những đối tượng đổ chất thải, nước thải công nghiệp chưa được xử lý vào thẳng sông suối theo đúng luật định.
4/ Phải sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước trong mọi lĩnh vực kinh tế, dân sinh và nếu có thể cần có những giải pháp kỹ thuật tiên tiến để xử lý nước thải, nằm tái sử dụng lại nguồn nước thải trong một số trường hợp mang lại lợi ích kinh tế và cũng là một trong những giải pháp để tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.
Câu 1:
Dung nham núi lửa sau khi phân huỷ tạo thành loại đất đỏ phì nhiêu, đất đai màu mỡ, thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp. → dân cư thường tập trung đông.
Câu 2:
- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản.
+ Mỏ nội sinh là mỏ được hình thành do nội lực: phun trào mắc ma và đưa lên gần mặt đất thành mỏ. Ví dụ: đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc…
+ Mỏ ngoại sinh là mỏ được hình thành do quá trình ngoại lực: quá trình phong hóa, tích tụ vật chất. Ví dụ: than, cao lanh, đá vôi…
Nguồn: Google
Câu 8 : Nấm có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống con người? Cho một số ví dụ nấm có ích và nấm có hại cho con người.
- Nấm là thức ăn của con ng và động vật, nâm cũng góp phần nguyên liệu chế biến thực phẩm và nguyên liêu công nghệ sinh hk
Có ích: nấm sò, nấm hương, nấm linh chi,...
Có hại:nấm đỏ,nấm lim, nấm độc đen,....
Câu 9: Cây trồng có nguồn gốc từ đâu? Cây trồng khác cây dại như thế nào?
- Nguồn gốc cây trồng: cây trồng bắt nguồn từ cây dại, cây trồng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người.
- Cây trồng khác cây dại:
+ Do nhu cầu sử dụng, các bộ phận khác nhau nên con người đã tác động, cải tạo các bộ phận đó làm cho cây trồng khác xa cây dại.
+ Cây trồng có phẩm chất tốt, năng xuất cao.
VD: - Chuối dại: quả nhỏ, chát, nhiều hạt.
- Chuối trồng: quả to, ngọt, không hạt.
Câu 10: Nêu nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam? Trình bày các biện pháp để bảo vệ sự đa dạng của thực vật?
- Nguyên nhân của sự suy giảm tính đa dạng của thực vật: do khai thác bừa bãi, tàn phá tràn lan các khu rừng để phục phụ cho nhu cầu đời sống.
- Hậu quả của sự suy giảm tính đa dạng của thực vật: nhiều loài cây giảm đáng kể về số lượng, môi trường sống bị thu hẹp hoặc mất đi, nhiều loài trở nên hiếm, thậm chí có nguy cơ bị tiêu diệt.
- Các biện pháp để bảo vệ sự đa dạng của thực vật là:
+ Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật
+ Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thự vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài
+ Xây dựng các vườn thực vật , vườn Quốc gia, các khu bảo tồn... để bảo vệ các loai thực vật,trong đó có loài thực vật quý hiếm
+ Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt
+ Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...).
Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường.
Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v...
Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau khi khai thác.
Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, sóng, thủy triều,...) được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.
câu 1:- Đới nóng (nhiệt đới):
+ Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.
+ Lượng nhiệt: nóng quanh năm.
+ Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.
- Ôn đới (đới ôn hòa):
+ Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.
+ Lượng nhiệt: trung bình.
+ Lượng mưa: 500-1000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.
- Hàn đới (Đới lạnh)
+ Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.
+ Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.
+ Lượng mưa: dưới 500mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.
- Đới nóng (nhiệt đới):
+ Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.
+ Lượng nhiệt: nóng quanh năm.
+ Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.
- Ôn đới (đới ôn hòa):
+ Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.
+ Lượng nhiệt: trung bình.
+ Lượng mưa: 500-1000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.
- Hàn đới (Đới lạnh)
+ Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.
+ Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.
+ Lượng mưa: dưới 500mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.
Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, dù giàu có đến đâu chúng ta cũng phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Hiện nay một số khoáng sản của nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng còn lãng phí.
Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ờ một số vùng của nước ta như vùng mỏ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu v.v... đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước ta.
Giải pháp :
- Áp dụng Khoa học - Kỹ thuật vào công cuộc khai thác khoáng sản
- Không khai thác bừa bãi
- Cần tìm ra các nguồn khoáng sản năng lượng mới, để thay vào các nguồn khoáng sản cụ
- Cần tuyên truyền vận động toàn dân sử dụng tiết kiệm
- Sử dụng có mục đích chính đáng ...