Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân
2. TB:
- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu
- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan
- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng
- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành của mình.
- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"
- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.
3. KB:
1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân
2. TB:
- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu
- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan
- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng
- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành của mình.
- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"
- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.
3. KB:
- Mị Nương đáng trách nhưng cũng đáng thương.
+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.
“Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” là một trong những truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng lịch sử văn học nước ta về chủ đề đấu tranh giữ nước. Câu chuyện là sự sáng tạo mang đậm yếu tố thần kì của dân gian xung quanh cốt lõi lịch sử có thật về nhân vật An Dương Vương. Qua đó, chúng ta có thể thấy được An Dương Vương là vị vua có công vĩ đại trong việc xây thành đắp lũy, yêu nước thương dân nhưng vì chủ quan nên khinh địch nên khiến đất nước rơi vào tay kẻ thù.
An Dương Vương trước hết là một vị vua yêu nước thương dân, có tầm nhìn xa trông rộng, có công lớn trong việc xây thành đắp lũy. Ông xuất hiện với những sứ mệnh lịch sử mới; thống nhất đất nước về phương tiện dân tộc, lãnh thổ; xây dựng nhà nước sơ khai và chống giặc ngoại xâm. Ông là một trong những biểu tượng anh hùng của người Việt cổ. Việc cho xây thành Cổ Loa cho thấy tầm nhìn của một nhà quân sự tài ba và tấm lòng của một ông vua lo lắng cho vận mệnh đất nước và sự bình yên của nhân dân, chứng tỏ nhà vua đã có ý thức thiết lập một nhà nước phong kiến sơ khai với kinh thành là trung tâm, điều hành, giải quyết những công việc trong đại của đất nước. Đây là một công lao to lớn vì trước đây, ở thời đại vua Hùng, nước ta chỉ mang tính chất tổ chức của những thị tộc, bộ lạc và chưa hề có thành lũy.
An Dương Vương còn là vị vua một lòng muốn xây dựng, bảo vệ đất nước và biết trọng dụng người tài. Việc xây thành gặp nhiều khó khăn nên nhà vua lo lắng và lập đàn cầu đảo bách thần. Khi có cụ già xuất hiện từ phương đông nói về việc xây thành, nhà vua mừng rỡ, tiến hành nghi thức chào đón. Sau đó, khi Rùa Vàng xuất hiện, nhà vua dùng xe bằng vàng rước vào thành. Khi thành được xây xong và ba năm sau, Rùa Vàng từ biệt ra về, An Dương Vương lại lo lắng đến nguy cơ đất nước bị xâm lăng và hỏi Rùa Vàng cách chống lại quân thù. Câu hỏi “Nay có giặc ngoài lấy gì mà chống?” cho thấy ông là vị vua một lòng vì nước vì dân và luôn lắng lo cho vận mệnh dân tộc.
Tuy nhiên, sau đó, nhờ vào nỏ thần dễ dàng đánh lui quân xâm lược của Triệu Đà nên nhà vua trở thành người chủ quan khinh địch. Sai lầm đầu tiên gián tiếp dẫn đến việc mất nước Âu Lạc xuất phát từ việc nhà vua gả con gái là Mị Châu cho Trọng Thủy - con trai Triệu Đà và cho Trọng Thủy ở rể. Nhà vua không hề hay biết đằng sau việc cầu hôn chứa đựng âm mưu chính trị thôn tính đất nước. Sai lầm thứ nhất của ông chính là nguyên nhân dẫn đến sai lầm của Mị Châu. Bởi sau khi trở thành vợ của Trọng Thủy, nàng nhẹ dạ cả tin đặt hết tình yêu và sự tin tưởng vào chồng mà không hề hay biết rằng mình bị lợi dụng và chỉ là một quân cờ trong bàn cờ chính trị. Sai lầm thứ hai của ông là khi Triệu Đà đem quân tấn công lần thứ hai, ông vì cậy có nỏ thần mà điềm nhiên đánh cờ, cho tới khi quân giặc tiến sát thì vua mới phát hiện ra lẫy nỏ bị đánh cắp, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc mất nước. Vì cậy vào nỏ thần nên ông đã quên đi việc xây dựng quân đội và kêu gọi, đoàn kết nhân dân chống giặc ngoại xâm.
Tuy nhiên, đến cuối cùng, An Dương Vương vẫn là một vị vua đặt lợi ích quốc gia lên trên tình thân. Dù cho Mị Châu là con gái ruột duy nhất của mình nhưng trước lời buộc tội của Rùa Vàng, cho rằng Mị Châu là giặc, nhà vua đã rút gươm ra chém, thể hiện ông có lập trường dứt khoát, đứng về phía vận mệnh dân tộc. Chi tiết này thể hiện sự thức tỉnh muộn màng của nhà vua. Đồng thời cũng là cái giá mà ông phải trả cho sự chủ quan của chính mình.
Thông qua những chi tiết thần kì, nhân dân ta đã thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá đối với An Dương Vương. Trước hết đó là sự cảm phục, biết ơn, tự hào đối với vị vua đầu tiên tiến hành việc xây thành đắp lũy bảo vệ dân tộc, là minh chứng điển hình cho sự trưởng thành về mặt ý thức của thời đại An Dương Vương. Sự giúp đỡ thần kì của Rùa Vàng là ẩn dụ cho sự ủng hộ của nhân dân, đồng thời biểu trưng cho sức mạnh thần bí của dân tộc. Và khi đất nước rơi vào tay giặc, An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc rẽ sóng xuống biển khơi. Nhân dân đã bất tử hóa người anh hùng để thể hiện tình cảm, thái độ đối với người anh hùng. Họ đính chính lại lịch sử theo quan điểm của mình, xây dựng người anh hùng lí tưởng, có công với dân tộc để biến họ trở thành những tấm gương tuyên truyền, giáo dục lịch sử cho các thế hệ sau.
Như vậy, nhân vật An Dương Vương hiện lên với vị thế là một người anh hùng có công lớn trong việc xây thành đắp lũy, bảo vệ đất nước nhưng cũng là vị vua vì chủ quan dẫn đến bi kịch mất nước. Thông qua việc xây dựng nhân vật cùng những chi tiết thần kì, truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” đã để lại bài học giáo dục vô cùng sâu sắc. Đó là bài học về việc xây dựng đất nước phải đi đôi với việc bảo vệ đất nước, luôn phải nêu cao cảnh giác và đề phòng đối với kẻ thù.
Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:
+ An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.
+ Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.
+ Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai
+ Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.
a) -Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.
- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.
b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:
- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.
- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.
c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:
+ Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.
+ Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:
Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.
Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.
Chọn đáp án: A