K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TK:

Ở quê tôi (huyện Châu Đức – Bà Rịa Vũng Tàu) vườn nhà rộng rãi, cây bơ lại rất hợp với khí hậu thổ nhưỡng của vùng đất đỏ bazan nên nhà nào cũng trồng vài ba cây bơ, vừa lấy bóng mát, lại có quả để ăn, để bán, đãi khách hay làm quà biếu.

Quả bơ hay còn gọi là Lê Dầu là một loại cây có nguồn gốc rất lâu đời từ Mexico và Trung Mỹ, chỉ phát triển vùng nhiệt đới và ôn đới. Trái bơ một vài loại có hình tròn nhưng đa số hình giống như cái bầu nước, khi chín, có loại vẫn giữ nguyên màu như khi còn xanh, nhưng cũng có loại lại đổi qua màu tím đen, bên trong thịt mềm, màu vàng nhạt hoặc xanh nhạt, có vị béo ngọt.
Ở nước ta cây bơ được trồng nhiều ở các vùng Lâm Đồng, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, thường trồng trong vườn hay xen canh cùng… Mùa hè là mùa của những quả bơ. Hiệu quả kinh tế từ cây bơ rất cao nên nhiều nông dân trong huyện Châu Đức bắt đầu chuyển dần sang chuyên canh loại cây trồng này. Chỉ cần trồng mấy sào bơ có năng suất lẫn chất lượng thì không cần phải dầm mưa dãi nắng vất vả khó nhọc mà vẫn có thu nhập cao.

Quả bơ không chỉ là loại trái cây để làm món sinh tố giải khát, rất bổ dưỡng và dễ tiêu hóa mà còn trị được nhiều chứng bệnh, chỉ cần sơ chế là có thể sử dụng ngay, rất ngon lại kích thích vị giác, hợp khẩu vị thích hợp cho mọi lứa tuổi nhất là người già và trẻ em. Bơ là nguồn dinh dưỡng quý giá, bảo vệ các tế bào não, vitamin B tổng hợp trong trái bơ có tác dụng tăng cường trí nhớ. Mỗi ngày chỉ cần ăn khoảng nửa trái là đủ, không nên lạm dụng ăn quá nhiều trong một lần sẽ có cảm giác ngán ngấy, đầy bụng… đặc biệt trái bơ còn được sử dụng trong việc làm đẹp cho phụ nữ bằng cách xay nhuyễn thịt bơ trộn với mật ong đắp mặt nạ chừng 15 phút, sau đó rửa mặt bằng nước ấm, sẽ có một làn da đẹp mềm mịn.

Mùa bơ quê tôi lại về. Nhìn những cành bơ sai trĩu quả, lòng tôi đầy phấn khởi mừng vui. Cảm ơn thiên nhiên ưu đãi đã ban tặng cho quê tôi loài cây này, để cuộc sống người dân nơi đây mỗi ngày một thêm sung túc đủ đầy.

@2006 never die

2 tháng 3 2022

Ông của em là bộ đội về hưu. Đam mê lớn nhất của ông chính là trồng cây, chăm sóc vườn tược. Vì thế, khu vườn của ông có rất nhiều cây trái xanh tốt. Trong đó, em thích nhất là cây lựu đỏ ở góc vườn.

Cây lựu đó cao khoảng gần 2m, khá là to. Thân cây to, rắn chắc, có khi nó phải to như cái bắp chân của ông. Bề mặt thân cây lồi lõm và thô ráp, có màu nâu xám xịt. Trông thân cây có vẻ không quá lớn, nhưng nó vẫn có thể thoải mái mà chống đỡ cả một tán lá lớn ở phía trên. Cây lựu của ông đặc biệt có rất nhiều cành, nhiều nhánh. Các cành đó không quá to, thường chỉ to cỡ hai ngón tay hoặc bé hơn mà thôi. Nhưng vì số lượng đông đảo, nên chúng vẫn tạo ra cả một vòm lá khổng lồ, không thua kém gì các cây trồng khác trong vườn. Lá lự khá nhỏ, chỉ độ như cái thìa, màu xanh sẫm, hơi cong vào bên trong. Chúng mọc khá dày trên các nhánh lá, tạo thành cái đèn chùm xanh biếc trong góc vườn.

Thời điểm cây lựu ra hoa kết trái thường không quá rõ ràng. Tùy vào thời tiết và chất dinh dưỡng đã được hấp thu, cây có thể ra hoa vào màu xuân hoặc mùa hạ. Đặc biệt, nó có thể ra hoa nhiều lần trong khoảng thời gian này, chứ không phải chỉ một lần duy nhất. Sau khi hoa lựu nở, tầm mười ngày sẽ kết trái. Hình dáng trái lựu giống như một cái lồng đèn, với phần quả tròn xoe ở trên và phần đuôi ở phía dưới. Lúc nhỏ, toàn bộ quả có màu xanh, phần đuôi và quả to như nhau. Nhưng khoảng hơn một tháng sau, khi quả đã trưởng thành và chín, thì sẽ chuyển sang màu đỏ rực, to như nắm tay của ông và cái đuôi co lại nhỏ xíu. Bên trong quả lựu lúc ấy cũng là một màu đỏ rực của thịt quả. Thịt quả lựu chia thành nhiều hạt nhỏ như hạt đậu nành, ngọt dịu và mọng nước. Chúng kết thành từng mảng lớn, giữa các mảng sẽ được ngăn cách với nhau bởi tấm màn mỏng màu trắng.

Để có được những trái lựu ngon như vậy, ông em đã bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để chăm sóc cho cây lựu. Và bản thân cây cũng đã nỗ lực rất nhiều. Em sẽ cố gắng học ông cách chăm sóc cây, để có thể tự mình chăm cây thật tốt.

/HT\

Đề 1:Văn tả ngôi trường em đang học

BÀI LÀM:

Thời gian thấm thoát thoi đưa thật nhanh. Thế là năm năm học đã dần trôi qua. Tôi lại sắp phải xa mái trường. Càng đến những buổi học cuối, tôi lại càng thấy yêu ngôi trường này hơn vì mỗi góc sân, mỗi hàng cây đã gắn với tôi bao nhiêu kỉ niệm. Sáng nay, tôi đến trường sớm hơn mọi ngày để được ngắm cảnh trường được nhiều hơn.

Ôi chao, cảnh trường lúc này mới tuyệt làm sao! Dù cho lúc này còn khá sớm. Bác mặt trời vừa tỉnh giấc, mật đỏ như quả cầu lửa bẽn lẽn nấp sau lũy tre làng. Một dải sương mờ còn phảng phất trong vòm cây. Ấy thế mà bác cổng trưởng đã dậy từ lúc nào, dang tay đón chúng tôi vào lớp. Tôi lững thững một bước vào sân trường, trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả. Bất giác một làn gió thoảng qua, mang theo hương thơm của bồn hoa chúng như mời gọi tôi nói lời tạm biệt. Tôi bước lại gần nhìn những bông hoa hồn nhiên trước gió mà mà muốn mình cũng được như những bông hoa đó. Tôi ngồi xuống gốc bàng ngước nhìn bầu trời xanh mướt, trong đầu lại hiện về bao kỉ niệm. Cũng dưới gốc bàng này chúng tôi có bao nhiêu trò chơi lí thú.

Lúc này, bác mặt trời vẫn tươi cười, ban phát những tia nắng vàng tươi làm cho màn sương mỏng manh vội vã trốn biệt chỉ để lại những hạt sương long lanh còn đọng trên lá cây, ngọn cỏ. Cảnh trường lúc này hiện ra rõ mồn một, rực rỡ sắc màu. Bác phượng già như trở lại tuổi đôi mươi rực rỡ trong tấm áo đỏ rực cả một góc trời. Chỉ cần một làn gió nhẹ thoảng qua thì những cánh hoa dung dinh như muôn ngàn con bướm thắm vỗ cánh bay lên. Bên kia, bác bàng trông thật cường tráng với tấm áo màu xanh mượt. Những ánh nắng xuyên qua kẽ lá thật tinh nghịch như đang chơi trò trốn tìm. Tất cả như không hề biết tôi đang sắp phải xa ngôi trường này. Tôi bước về đứng trước cửa lớp của mình, ôi sao mà thân thương quá! Trước mắt tôi như hiện ra hai mươi tám gương mặt trìu mến thân thương của các bạn đang nói cười, đang say sưa học bài. Tôi như thấy giọng nói thân thương, ấm áp của cô. Tất cả như đang bên cạnh tôi. Lòng tôi sao xuyến, bâng khuâng quá. Tôi chỉ muốn tổ ấm 5B cùng người mẹ hiền yêu dấu này mãi mãi không rời xa. Ôi quang cảnh trường lúc đó thật tươi đẹp nhưng sao lòng tôi bỗng thấy trống trải. Tôi biết dù không muốn nhưng cũng chỉ mai đây thôi, tôi phải xa tất cả những gì tôi đã gắn bó năm năm qua. Ước gì thời gian quay trở lại để tôi mãi là cô bé bỡ ngỡ ngày nào.

Đã từ lâu, mái trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Ở đó có thầy cô hiền như mẹ, bạn bè thân thiết như anh em. Dù biết rằng tôi phải chia tay nó song có lẽ hình ảnh ngôi trường tiểu học thân thương cùng thầy cô với bạn bè sẽ mãi mãi in đậm trong tâm trí tôi.

Tích mk nha.

Ngôi trường của em nằm trên một khoảng đất rộng, cuối con hẻm đường Phan Đình Phùng. Trường mang tên “Trường Tiểu học Trung Nhất”, được xây dựng cách đây khá lâu nhưng vẫn còn đẹp lắm.

Từ xa nhìn lại, ngôi trường của em như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời với những sắc màu tươi sáng. Những bức tường vàng thấp thoáng sau những rặng cây xanh mát. Cổng trường màu xanh được làm bằng sắt, kiên cố vững chắc. Phía trên có tấm biển màu xanh với hàng chữ mạ vàng: “Trường Tiểu học Trung Nhất” đứng uy nghi, lặng lẽ trong sáng sớm như muốn nói với em rằng: “Chào cậu bé! Sao sáng nay cậu đến trường sớm thế!” Vào sân trường, em chỉ thấy những chiếc lá vàng lác đác trên sân trường không một bóng ngưới. Bác Sân Trường ngày nào cũng mặc một chiếc áo kẻ hình vuông bằng xi măng nham nhám. Sân trường tuy rộng nhưng cũng rất ấm cúng vì có ba tòa nhà hai tầng bao quanh. Đứng sừng sững ở khoảng sân giữa phòng hiệu trưởng và phòng hiệu phó là cột cờ bằng thép vươn cao bóng loáng. Lá cờ đỏ thắm nhẹ bay trong gió sớm. Sân trường có một số cây bàng, cây phượng mỗi gốc cây đều được xây bồn gạch hình tròn xung quanh, cao khoảng nửa mét, lát gạch bông sạch sẽ làm chỗ ngồi nghỉ chân cho chúng em sau những trò chơi mệt lả. Mùa hè đến, cây phượng lại nở hoa đỏ chói như những chùm lửa lập lòe. Tán lá bàng rất rộng, như một chiếc dù khổng lồ che chở cho chúng em tránh những tia nắng gay gắt của bác Mặt Trời. Lác đác trong sân trường có vài chiếc ghế đá để cho các bạn học sinh nghỉ chân, trò chuyện. Sân trường là nơi chúng em tập trung chào cờ vào mỗi sáng thứ hai, cũng là nơi chúng em tập thể dục và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát.

Các lớp học ở ba dãy tầng lầu thật khang trang, xếp thành hình chữ U hướng ra giữa sân trường. Lớp học nào cũng rộng rãi, thoáng mát, trang trí sản phẩm đầy màu sắc của học sinh. Cùng một kiểu bàn ghế, kiểu tủ, kiểu bảng nhưng sao lớp 5/5 lại thân thiết, gắn bó với em đến thế. Từng chỗ ngồi gợi lên từng bộ mặt thân quen. Đây là chỗ bạn Nga, kia là chỗ bạn Hằng… Bác bảng đen quen thuộc nghiêm trang trên tường. Một lát nữa đây, cô giáo của em sẽ ghi lên đó bao nhiêu điều bổ ích.

Dãy nhà chính giữa Phòng hiệu trưởng và phòng giáo viên, trên chiếc giá bằng gỗ vững chãi dựng ở đầu nhà là bác Trống trường già nua quen thuộc báo giờ vào học, giờ ra chơi. Tiếng trống của bác luôn giòn giã, náo nức lòng người.

Em yêu ngôi trường của em lắm! Em không bao giờ phá phách làm hư hại trường lớp. Ngôi trường đã gắn bó với em bốn năm qua. Ngôi trường là một chiếc nôi xinh xắn ru em với bao giấc mơ êm đềm thời thơ ấu. Dù sau này có đi đâu xa hơn, có được học trong những giảng đường rộng lớn, em vẫn không thể nào quên được ngôi trường nhỏ bé thân yêu Trung Nhất của mình.

13 tháng 9 2018

Trước cửa nhà em có trông một cây nhãn, hằng ngày, cây vẫn đứng đó che mưa, che nắng và cho những quả ngon cho cả gia đình. Nhắc đến cây nhãn là nhắc đến một loài cây khá dễ trồng, dễ chăm sóc, cây nhãn nhà em cũng vậy, bố bảo rằng cây nhãn được trồng từ ngày bố mẹ mới kết hôn, đến bây giờ nó đã cao, to, giống như người canh gác cho giấc ngủ bình yên của gia đình em. Thân cây nhãn màu nâu thẫm, da sần sũi , thỉnh thoảng lại có những đàn kiến đi “hành quân” trên thân cây. Tán cây rộng như chiếc ô khổng lồ, được nâng đỡ bằng những cành cây vững chắc, tỏa ra tứ phía. Lá nhãn xanh thẫm, nổi lên trên mặt lá là những đường gân hình xương cá. Khi hoa nhãn nở, những chùm hoa vàng trắng nhỏ li ti mọc thành từng chùm, ngày bé, em thường hái những chùm hoa nhãn để đan vòng, để chơi đồ hàng. Nhắc đến cây nhãn không thể không nhắc đến quả nhãn, quả nhãn có loại to loại nhỏ phụ thuộc vào giống nhãn nhưng đều có màu nâu nhạt, quả tròn. Khi đến mùa nhãn, những chùm nhãn mọc nặng trĩu cành, cành nào cành nấy rũ hẳn xuống, bố mẹ em thường hái nhãn đem biếu ông bà, hàng xóm, nấu chè, làm bánh để thưởng thức trong những ngày hè oi ả. Em rất yêu mến cây nhãn nhà em, em sẽ chăm chỉ tưới nước và chăm sóc cho cây để cây ngày một tươi tốt.

13 tháng 9 2018

Tôi yêu quê hương với những hàng nhãn xanh mướt.

Ở quê tôi, nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên con lộ. Mùa xuân đến mưa bay lất phất, muôn vật như tỉnh giấc, và cây nhãn cũng vậy, nó đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối đông theo làn gió nhẹ. Nhãn say sưa uống những hạt mưa xuân, xòe ra những chồi, những lá xanh non mịn màng. Và khi đã uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa. Từng chùm hoa tranh nhau tỏa hương thơm nức, dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại.

Ngày qua đi, tuần qua đi, hoa nhãn rụng đầy quanh gốc, nhưng trên tán lá lại chi chít những quả nhãn non. Thoạt đầu quả nhãn và cùi chưa phân chia, chỉ một màu trắng. Về sau chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại. Vào giữa mùa hè thì quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm. Lũ trẻ chúng tôi háo hức tận hưởng vị ngọt của nhãn.

Bạn hãy đến đây và thưởng thức đi. Nhưng khi bạn tận hưởng hương vị thơm ngon của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp hương vị đó. Cây nhãn cần mẫn, âm thầm làm việc để cống hiến tinh túy của bản thân cho đời. Quả nhãn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn. Cây nhãn không đòi hỏi đất đai màu mỡ, nước tưới đầy đủ, nó vẫn có thể nảy mầm, xanh tươi.

Cây nhãn ơi, tôi rất yêu quý nhãn, yêu quý cái cốt cách của nhãn. Một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần vô tư.

21 tháng 4 2019

trong phần trả lời,ở trên cùng đó

THÁI HOÀNG

28 tháng 8 2018

để đánh em

28 tháng 8 2018

Đố vui hại não

12 tháng 3 2020

1. hổ k ăn cỏ

2 đánh vần từ sai

3 sút vào quả bóng

4 bằng miệng

5 có 9 người

12 tháng 3 2020

1.Hổ không ăn cỏ

2.Bạn ngủ chưa?

3.sút vào quả bóng

4.Bằng mồm

5.Gia đình có 9 người

Trần Thị Thu Thủy tên thật Trần Thị Thỏ, trú tại thôn Tám, Trảng Tranh, Tỉnh Thừa Thiên. Thuở thiếu thời, trí tuệ thì thường thôi, tuy thế, tính Thủy thật thà, thủ thỉ thù thì, thỏn thà thỏn thẻn, thật thương! Tới tuổi trăng tròn, Thủy tròn trặn, tươi tắn, trắng trẻo, tay tròn trĩnh, tóc thơm thơm, thật tuyệt!
Thủy tuyệt trần, tôi tả thì thô thiển. Thôi thì tàm tạm thế.
Trai tráng trong thôn Tám, từ trai tơ tới tuổi tứ tuần, từ tuổi tứ tuần tới tuổi thất thập, thoạt trông thấy Thủy, tất thảy tấm tắc trầm trồ:

“Trời! Trắng tựa tuyết!”

“Thon thả thế!”

“Tóc thật thướt tha!”

“Trác tuyệt! Trác tuyệt!”

Trai tơ thổn thức, tứ tuần tơ tưởng, thất thập thẫn thờ. Thấy Thủy thấp thoáng, tất thảy táo tác, thập thà thập thò, thật tội. Tứ tuần thách trai tơ: tán thắng Thủy thì thua tam trâu. Thất thập thách tứ tuần: tán thắng Thủy thì thua tám thúng tiền. Thách thì thách thế thôi, thua Thủy tất tần tật. Thủy tựa thần tiên, trai tráng trong thôn thì thô thiển, tiền tài trắng trơn, thân thế thấp tè, thế thì tán tới trăm tuổi!

Tiếng tăm Thủy truyền trong toàn tỉnh.Thư từ tới tấp tới tay Thủy. Thư thì thủ thỉ tâm tình. Thư thì tranh thủ trình thêm thân thế, tiền tài. Thư thì than thở tức tưởi. Thư thì thêm thơ, thêm tranh, trang trí thật trang trọng… Trong tám tháng trên tám trăm thư, thật thế!

Trai tráng trong tỉnh tìm tới tán tỉnh Thủy tới trăm thằng. Tám thằng thân tôi: Thằng Thịnh, thằng Tâm, thằng Thông, thằng Thìn, thằng Thỉ, thằng Trung, thằng Tuy, thằng Tuấn tán tỉnh tài thế, tí ta tí tởn tới tán Thủy, tốn tiền trăm tiền triệu, tiêu tiền tới trắng tay, thua tiếp tục thua. Tám thằng thất thểu tìm tới tôi than thở:

“Thôi! Tiền thế, tài thế, tập tễnh tới tán Thủy thêm thiệt thòi.”

Tôi thích Thủy, tuy thế tôi tỉnh táo tự thấy: trí tuệ tôi tầm thường, tiền tài thiếu thốn, thân thế tiếng thì to, thực tình thanh thế tổ tiên thôi, thân thế tôi thấp tẹt. Tôi trù tính: thư từ tán tỉnh, trật! Tiền tài: trật! Thân thế: trật. Tổ tiên ta từng truyền tụng: tham thì thâm. Thư từ, thân thế, tiền tài… trật trật trật! Thua thua thua! Thủy thích tinh tế, trung thực, thật thà, thế thôi. Tôi tính toán thật tình tiết: từ thị trấn Tân Tiến tận tụy tới thôn Tám tìm Thủy tâm tình, từ từ, từ từ, tránh trắng trợn, tránh thô thiển, thỉnh thoảng thêm tí tranh, thêm tí thơ tặng Thủy, trời thương trời trợ thủ thì tất thành.

Trời thương tôi thật. Tới thôn Tám, thấy Thủy trơ trọi, thui thủi trên thềm, tôi thích thú thấy tôi tính toán trúng.
Tôi trấn tĩnh, từ từ tiến tới tận thềm, thì thầm:

“Thủy! Tôi tên Trí, Trần Trọng Trí, thầy thuốc Tây…”

“Trần Trọng Trí!”, Thủy trầm trồ, “Thầy thuốc trị tim, trị thận, trị toàn thân thể, tiếng tăm truyền tám tỉnh!Trời, trẻ thế! Trẻ thế!” Thủy tấm ta tấm tắc.

Tôi trùng tên thầy Trí, thầy thuốc thiên tài trên tỉnh. Thủy tưởng thế, thật trúng tủ, trời toàn thương tôi!

Thấy tình thế thật thuận tiện, tôi tiếp tục thủ thỉ:

“Thủy, tôi trốn thầy, trốn thủ trưởng, trốn tránh tất thảy, từ thị trấn Tân Tiến tới tìm Thủy!”

Thủy trao tôi tách trà, thẹn thùng:

“Thủy thật tầm thường, tìm Thủy thật trớ trêu…”

Tôi tíu tít:

“Thủy! Thủy! Thủy tránh tự ti. Thủy thật tuyệt trần, tiếng thơm truyền từ tỉnh Thanh tới tỉnh Thừa Thiên, thật thế!”

“Thầy Trí tưởng thế thôi…”, tiếng Thủy trong trẻo, thánh thót.

Tôi thủng thẳng tán tỉnh, thầm thầm thì thì, tu từ thật tốt, thỉnh thoảng thêm tí thán từ. Thấy Thủy thinh thích, tôi tấn tới, thả từng tiếng thật tha thiết:

“Tháng tư, tôi trông thấy Thủy tha thướt trong thị trấn. Tôi thảng thốt: Trời, tiên từ trên trời tới thị trấn! Từ tháng tư tới tháng tám, tối tối tôi thao thức, trằn trọc. Tâm thần tôi trục trặc, thân thể tiều tụy. Tưởng tượng thấy Thủy trẻ trung, tươi tắn, tôi thổn thức: Thiếu thủ trưởng thì thảnh thơi, thiếu trời thì tổn thọ, thiếu Thủy thì tắc thở! Thủy! Trái tim tôi tràn trề tình thương Thủy. Tôi tìm tới Thủy trao trọn trái tim thật thà, trái tim trong trắng, trái tim thân thương, trái tim trẻ trung, trái tim trung thực… Tôi thề, tôi trao trọn!”

Thấy tôi thề thốt thật tha thiết, thật tận tình, Thủy thấy thương thương, thẹn thò túm tóc thỏn thẻn:

“Thôi thôi, Trí thôi thề thốt…”

Thủy tin tôi, thật tuyệt! Thế thì tôi toàn trúng tủ, thật tuyệt! Tôi từ thủ thỉ tâm tình tiến tới thề thốt trầm trọng, toàn từ to tát:

“Thủy tin tôi, thương tôi thì tôi thôi thề thốt. Thủy thiếu tin tưởng thì tôi tiếp tục thề. Tôi thương Thủy, tha thiết trao trọn tình tôi tới Thủy. Thủy tuyệt tình tôi thì tôi tự tử. Tôi theo Thủy tới trăm tuổi, tôi tuyệt tình Thủy thì tôi tắc tử!”

“Trí!”, Thủy thổn thức, “Thủy tin Trí, thương Trí…”

Tôi trúng to, trúng to!
Trăng tròn tháng tám thấp thoáng trong tre, trời thu tươi tốt, tiếng thu thánh thót. Tôi tấn tới tìm tay Thủy. Tay Thủy trong tay tôi.

“Thủy… Trí thương Thủy, thương tới tận tim…”, tôi thì thầm, từ từ thơm tay Thủy.

Thủy thẽ thọt từng tiếng, từng tiếng thật thương:

“Tính Thủy thật thà, thương thì thương thật. Trí tâm tình thế, Thủy tin. Tất thảy tình thương, Thủy trao trọn. Thủy tin: tình ta thắm thiết!”

Tới tháng thứ tám, tôi trâng tráo tuyệt tình Thủy. Tôi trốn tránh Thủy. Thủy tất tả tìm tôi từ tháng tám tới tháng tư, từ tỉnh Thừa Thiên tới tỉnh Thanh thì thấy tôi. Thủy túm tay tôi tấm tức:

“Trí! Thủy tìm Trí…”

“Tìm tôi? Tôi tiền thì thiếu, tài thì thấp. Tìm tôi thật trớ trêu.”

“Trí!”, Thủy tức tưởi thét to.

Tôi thong thả từng tiếng:

“Tình ta thế thôi. Thương tôi, Thủy tất thiệt thòi.”

“Trí!’’, Thủy thút thít, “Thủy trúng thai…’’

“Trúng thai?’’, Tôi trơ tráo tủm tỉm. “Thông tin thật trơ trẽn!’’

“Trời, thằng tráo trở! Thật tởm!” Thủy tức tối thét.

Thủy tát tôi tới tấp, thụi tôi tứ tung, toàn thân tôi thâm tím. Tóc tai Thủy tơi tả, tay túm tóc tôi, tay thụi trúng thận tôi.

“Thôi!”, Tôi trợn tròng, thét. “Tôi thế thôi, Thủy trách tôi thì trách! Tránh!” Tôi tức tốc thúc Thủy tránh tôi.
Tránh thoát Thủy, tôi túc tắc tới tám tư - Tô Tịch tìm Thanh Trà.

13 tháng 3 2019

nek, phần thưởng cho chép mạng = 2

ko chép mạng = 6

thế nhá, văn ko đc giống nhau.

17 tháng 4 2019

tại sao mày chửi người khác ngu vay sao may ko tu lam di con đăng len hoi 

Hồi 18 tuổi, nghĩa vụ đầu tiên mà thế giới trao cho tôi là: "Bạn muốn làm nghề gì?"

Tôi thật may mắn vì là người rất ít phân vân, và cũng ít sự lựa chọn. Giống như khi mình đi mua xà bông, có ít hàng lúc nào chọn cũng nhanh hơn là có 200 loại xà bông trên kệ. Khả năng ít, cơ hội ít, điều kiện ít - khiến tôi nhanh chóng nhìn ra thứ mình cần làm cho câu hỏi đó.

Sau này nhiều bạn của tôi hỏi, tại sao tôi lại làm nghề viết? Tôi hỏi lại họ: "Cậu nghĩ xem, tớ không hề biết tính toán, giao tiếp rất bối rối, với tiền bạc lại càng mù mờ, và tớ chỉ yêu thích có mỗi một thứ, thì tớ biết làm gì bây giờ?" Câu trả lời đó rất thành thật. Tôi biết mình không có nhiều chọn lựa, và tôi vui lòng vì được sống mỗi ngày với việc mình thích làm và có thể tự nuôi thân.

Nhưng giờ là 11 năm sau tuổi 18, tôi giật mình thắc mắc: Tại sao mình lại để cho thế giới trấn áp mình bằng câu hỏi "Bạn muốn làm nghề gì?" Trong mắt của những bạn ấy dâng lên sự phân vân về cùng bài toán mà tôi may mắn không bị rối. Nhiều người đáp lời: "Tôi muốn làm...", có người không thể đáp lời vì "tôi chưa biết mình muốn làm...".

Ở khoảng này của cuộc đời, tôi nghĩ, câu hỏi đã sai. Câu hỏi "bạn muốn làm nghề gì?" đã nhất thể hóa cả cuộc đời chúng ta lại làm một với nghề nghiệp tương lai. Trong một bộ phim giả tưởng, mỗi đứa trẻ lớn lên nhận một cái nhãn hiệu, và chúng mặc bộ quần áo đồng phục đó, bước vào công xưởng đó của thế giới. Câu hỏi trên là quá trình dán nhãn hiệu - chúng ta được chỉ định mang một nhãn hiệu nào đó, và được mong chờ sẽ hành động nhất quán theo cái nhãn hiệu đó - và từ đó chúng ta thật sự an toàn.

Nhưng có một lần, tôi ngồi trò chuyện với người bạn trên một chuyến đò tự chèo giữa sông. Bạn tôi vừa thở hồng hộc vật lộn với chèo, vừa nói: "Tôi không bao giờ tự hỏi mình muốn làm gì, và vẫn rất ổn!" - Rất ổn - là một trạng thái tôi chưa trải qua, mỗi khi buông lỏng câu hỏi bên trên ra vào tuổi trẻ của mình. Tôi sợ, tôi hoang mang, tôi rối bời và làm loạn xoạn mọi thứ lên.

Chúng ta chỉ sống từ 8 -10 giờ mỗi ngày với công việc mình làm, có nghĩa là ta còn 16 - 14 giờ mỗi ngày cho những phần khác của cuộc đời. Phần ấy lớn hơn công việc, quan trọng hơn "làm nghề gì" - nhưng không một ai hỏi.

Trong lúc chèo đò, bạn tôi nói, anh nghĩ thứ mà anh thiếu nhất thời trẻ là một thần tượng nghề nghiệp để noi theo. Anh không biết làm việc và có giá trị là thế nào, không hiểu niềm vui tạo ra một giá trị là sao, thậm chí, không có một ai trong nghề đủ trong sáng để hấp dẫn anh dùng trái tim để hành động theo nó. Thiếu thần tượng nghề nghiệp - hay nói khác đi - thiếu một tấm gương giá trị là một điều nguy hiểm mà ta gặp phải.

Thiếu họ, ta không hiểu mình muốn trở thành ai? - Tôi có thể làm một người viết, đó là nghề tôi đã chọn, nhưng tôi sẽ trở thành người viết thế nào - đó là phần quan trọng hơn.

Bạn có thể trở thành một người thợ sửa điện - nhưng bạn sẽ làm gì để có giá trị với công việc của bạn, hay bạn có nghĩ nghề của mình tạo ra một sự thỏa mãn nghề nghiệp ra sao hay còn giá trị gì thêm ngoài tiền lương?

Người ta có thể trở thành một giáo viên, có thể biết rất nhiều kỹ thuật giảng dạy - nhưng họ muốn tạo ra giá trị gì cho những người học trước mặt? Họ muốn là một người giáo viên thế nào?
Phần hệ quả sau đó đã không được trả lời.

Không biết mình trở thành gì, có giá trị gì, hay có vì giá trị đó mà tận hưởng thế giới trước mặt - đó là phần khuyết thiếu ức chế và bất hạnh của những kẻ chỉ đặt một câu hỏi “làm nghề gì” và điên cuồng chạy về phía nó.

Có người thầy chọn đi dạy vì muốn nhìn thấy thứ họ được học không mất đi, và muốn đưa những đồng nghiệp trẻ hơn đến với mức độ chuyên nghiệp trong nghề. Có người lao công trong chung cư lo lắng cho nước mưa tràn vào nhà hàng xóm, lo kẻ trộm giả làm người bán hàng lên chung cư, lo chiều mưa không đóng cửa sổ mưa sẽ tràn vào nhà một bà lão lớn tuổi gần đó. Có người thầy làm cơ sở vật chất muốn chắc chắn lớp học tiện nghi và đầy đủ nhất cho buổi học ngày hôm sau trước khi anh đóng cửa phòng ra về. Có những người viết, muốn tạo ra di sản lớn hơn một bài báo - khi anh chọn đặt bút xuống và hành động vì điều anh cho là quan trọng.

Cái phần đó, thiếu hụt và đáng thương hại biết bao nhiêu. Nó tạo ra những người giới thiệu mục tiêu của mình rất nhiệt thành: “Tôi muốn thành ca sĩ”, “tôi muốn thành doanh nhân”, “tôi muốn thành phi hành gia”, “tôi muốn thành giáo viên” – và đến khi buộc phải chọn lựa đúng – sai trong nghề, đạo đức – vô đạo đức, giá trị - vô giá trị... thì họ lại vật lộn, đau khổ và thất vọng vì nghề nghiệp của mình.

Có rất nhiều người đã lớn lên, tuyệt vọng chạy theo với một nhãn hiệu bước vào đời để có thể giống với bất kỳ ai khác (cũng là những tay đua trên một mặt trận) - mà quên đi mất câu hỏi: "Tôi muốn trở thành ai?" – Câu hỏi đó quyết định 14 -16 giờ còn lại mà ta muốn sống trong đời này ra sao và hạnh phúc thế nào...

Câu hỏi đó, chắc tuyệt chủng rồi...

Và tôi chưa bao giờ tự hỏi.... Thật ghê rợn.

1 tháng 7 2018

1 chuột nào cũng sợ mèo vì  mèo luôn ăn thịt chuột

2 răng giả( câu này mik đóan )

3 còn 2 quả vì bạn lấy 2 quả thì còn 2 quả mà bạn lấy còn 1 quả ở trên bàn

4 tháng 2 vì chỉ có 28 hoặc 29 ngày

1 tháng 7 2018

1.Có con chuột lại cực kỳ sợ mèo. Con chuột nào vậy? con chuột nào cng sợ mèo mà tất nhiên là mõi con chuột

2.Tôi có cả một hàm răng nhưng không có cái miệng nào cả? Tôi là ai? là cái lưỡi dao hoặc Tôi là cái lược

3.Có ba quả táo trên bàn và bạn lấy đi hai quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo? còn 3 quả lấy nhưng đã ăn đâu 

4.Tháng nào ngắn nhất trong năm? tháng 2 nha bn 

17 tháng 1 2020

2.đơn giản là đó chỉ là tàu đi du lịch mà thôi!

17 tháng 1 2020

thế là cái gì nói đi