K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Và buổi chiều hôm đó, Xu tới bên giường, nơi Giôn-xi đang nằm vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm rất vô dụng. Xu ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn chiếc gối.

- Chị có câu chuyện muốn nói với em, con chuột bạch của chị, cô nói. Hôm nay cụ Bơ-mơn đã chết vì sưng phổi ở bệnh viện rồi. Cụ ấy ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Mọi người không thể hình dung cụ ấy đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi họ tìm thấy một chiếc đèn bão còn cháy sáng, một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ kia, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ là tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-mơn đấy, - cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.

( Trích Chiếc lá cuối cùng – Ô Hen-ri )

Câu 1. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại gì?

.............................................................................................................................................

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

............................................................................................................................................

Câu 3. Xác định từ láy trong câu “Mọi người không thể hình dung cụ ấy đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế”.

..........................................................................................................................................

Câu 4. Theo em, kiệt tác chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-mơn để lại có ý nghĩa như thế nào?

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 5. Em hiểu thế nào là “điểm tựa tinh thần”, hãy nêu những việc em đã làm và có thể làm để trở thành “điểm tựa tinh thần” cho người khác?

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1
7 tháng 3 2022

Câu 1. thể loại truyện

Câu 2. Sự động viên thầm lặng của cụ Bơ - men khi không ngại bệnh tật đã vẽ lên chiếc lá để giúp Giôn-xi có thêm hy vọng vào cuộc sống bằng cách vẽ lên chiếc lá.

Câu 3. khủng khiếp

Câu 4. Kiệt tác của cụ Bơ-mơn để lại là biểu tượng của đức hi sinh và lòng vị tha. Kiệt tác của cụ đã níu kéo lại niềm hy vọng được sống của Giôn-xi, tiếp thêm cho cô nhiều động lực và sự tự tin hơn trong cuộc sống.

Câu 5. Theo em, điểm tựa tinh thần có thể là 1 ai đó, 1 nơi nào đó,... khiến cho ta có thêm sức mạnh, mang lại niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống.Để trở thành "điểm tựa tinh thần", em đã giúp đỡ, động viên nhiều bạn gặp khó khăn,nỗi buồn trong cuộc sống để các bạn cảm thấy tốt hơn. Em có thể trở thành "điểm tựa tinh thần" bằng cách an ủi, hỏi thăm những người đang cảm thấy mặc cảm, tự ti để giúp họ lấy lại sự tự tin trong cuộc sống.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Và buổi chiều hôm đó, Xu tới bên giường, nơi Giôn-xi đang nằm vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm rất vô dụng. Xu ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn chiếc gối.- Chị có câu chuyện muốn nói với em, con chuột bạch của chị, cô nói. Hôm nay cụ Bơ-mơn đã chết vì sưng phổi ở bệnh viện rồi. Cụ ấy ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Và buổi chiều hôm đó, Xu tới bên giường, nơi Giôn-xi đang nằm vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm rất vô dụng. Xu ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn chiếc gối.

- Chị có câu chuyện muốn nói với em, con chuột bạch của chị, cô nói. Hôm nay cụ Bơ-mơn đã chết vì sưng phổi ở bệnh viện rồi. Cụ ấy ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Mọi người không thể hình dung cụ ấy đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi họ tìm thấy một chiếc đèn bão còn cháy sáng, một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ kia, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ là tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-mơn đấy, - cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.

( Trích Chiếc lá cuối cùng – Ô Hen-ri )

Câu 1. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại gì?

.............................................................................................................................................

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

............................................................................................................................................

Câu 3. Xác định từ láy trong câu “Mọi người không thể hình dung cụ ấy đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế”.

..........................................................................................................................................

Câu 4. Theo em, kiệt tác chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-mơn để lại có ý nghĩa như thế nào?

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 5. Em hiểu thế nào là “điểm tựa tinh thần”, hãy nêu những việc em đã làm và có thể làm để trở thành “điểm tựa tinh thần” cho người khác?

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1
7 tháng 3 2022

Câu 1. thể loại truyện

Câu 2. Sự động viên thầm lặng của cụ Bơ - men khi không ngại bệnh tật đã vẽ lên chiếc lá để giúp Giôn-xi có thêm hy vọng vào cuộc sống bằng cách vẽ lên chiếc lá.

Câu 3. khủng khiếp

Câu 4. Kiệt tác của cụ Bơ-mơn để lại là biểu tượng của đức hi sinh và lòng vị tha. Kiệt tác của cụ đã níu kéo lại niềm hy vọng được sống của Giôn-xi, tiếp thêm cho cô nhiều động lực và sự tự tin hơn trong cuộc sống.

Câu 5. Theo em, điểm tựa tinh thần có thể là 1 ai đó, 1 nơi nào đó,... khiến cho ta có thêm sức mạnh, mang lại niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống.Để trở thành "điểm tựa tinh thần", em đã giúp đỡ, động viên nhiều bạn gặp khó khăn,nỗi buồn trong cuộc sống để các bạn cảm thấy tốt hơn. Em có thể trở thành "điểm tựa tinh thần" bằng cách an ủi, hỏi thăm những người đang cảm thấy mặc cảm, tự ti để giúp họ lấy lại sự tự tin trong cuộc sống.

rên chiếc giường ở sát khung cửa sổ duy nhất của căn phòng, người bệnh nằm đó được phép ngồi dậy 1 giờ đồng hồ mỗi ngày. Người bệnh thứ hai, trên một chiếc giường gần đó, phải nằm hoàn toàn. Họ rất thường nói chuyện với nhau. Họ nói về vợ con, về gia đình, về tổ ấm, về nghề nghiệp và những khó khăn của mình...Mỗi buổi chiều, khi người đàn ông ở chiếc giường gần...
Đọc tiếp

rên chiếc giường ở sát khung cửa sổ duy nhất của căn phòng, người bệnh nằm đó được phép ngồi dậy 1 giờ đồng hồ mỗi ngày. Người bệnh thứ hai, trên một chiếc giường gần đó, phải nằm hoàn toàn. Họ rất thường nói chuyện với nhau. Họ nói về vợ con, về gia đình, về tổ ấm, về nghề nghiệp và những khó khăn của mình...

Mỗi buổi chiều, khi người đàn ông ở chiếc giường gần cửa sổ được phép ngồi dậy, anh ấy ngồi đó, hướng ra ngoài cửa sổ và tả cho người bạn cùng phòng của mình cảnh tượng diễn ra bên ngoài.

cửa sổ trong phòng bệnh

 

Đó cũng là khoảng thời gian hạnh phúc mà người đàn ông ở chiếc giường bên kia được hưởng, thế giới được mở ra sống động với anh ấy, qua những hoạt động, màu sắc mà anh được nghe tả lại. Ô cửa sổ nhìn ra một công viên bên một dòng sông thơ mộng. Những con vịt, những con thiên nga nhẹ nhàng di chuyển trên mặt nước trong khi trẻ con chơi đùa trên những chiếc thuyền đủ hình dạng, màu sắc từng cặp tình nhân tay trong tay dạo bước giữa những bồn hoa đủ loại đủ màu ở đằng xa hơn nữa, người ta có thể nhìn thấy cả đường chân trời rực hồng trước hoàng hôn...

Khi người ngồi diễn tả không sót một chi tiết nhưng gì anh ta có thể nhìn thấy thì người nằm nhắm mắt lại và tưởng tượng.

Ngày lại ngày qua đi. Một buổi sáng, y tá mang nước rửa mặt đến cho họ nhưng phát hiện ra rằng người đàn ông trên chiếc giường gần cửa sổ đã chết. Anh ấy đã ra đi, một cách nhẹ nhàng, trong giấc ngủ của mình.

Cô đã vô cùng đau buồn, gọi nhân viên bệnh viện đến mang xác anh ấy đi. Một không khí nặng nề bao trùm căn phòng. Sau đó, người đàn ông vẫn phải nằm trên giường ngỏ ý muốn được lại gần cửa sổ. Y tá nhiệt tình kéo chiếc giường của anh sát lại chiếc giường bên cửa sổ. Sau khi chắc chắn anh đã được an toàn, cô để anh lại một mình.

Chậm chạm, khó khăn, anh tự mình di chuyển, bằng khuỷu tay, đến sát bên cửa sổ, nhướn người để nhìn ra bên ngoài. Nhưng, thật bất ngờ, tất cả những gì mà anh có thể nhìn được, qua ô cửa sổ, chỉ là một bức tường trống trơn!

Khi y tá quay lại, anh hỏi thăm cô về người bạn bệnh nhân cùng phòng, người mà vẫn hằng ngày mở ra một thế giới tươi đẹp và nên thơ cho anh ta qua những miêu tả của mình về cảnh quan bên ngoài ô cửa sổ.

Cô y tá cho biết, người đàn ông đó bị mù. Anh đã lặng đi, trong sự xúc động khôn tả.

Người ta có thể quên tất cả những gì bạn đã nói, đã làm. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem lại cho họ.

1
11 tháng 11 2016

Hay nhỉ

 

Câu 1: 

Nhân vật Giôn xi: 

- Họa sĩ nghèo gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống để theo đuổi nghệ thuật chân chính.

- Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo quái ác.

+ Khi biết mình bị bệnh: tuyệt vọng và yếu ớt "mở to cặp mắt thẫn thờ và thều thào ra lệnh", nếu chiếc lá cuối cùng rơi thì cô cho rằng sinh mệnh mình cũng sẽ kết thúc.

+ Khi thấy chiếc lá cuối cùng chống chọi lại với mưa bão: cô được tiếp thêm động lực sống bằng cách tạo dựng tình yêu với cuộc sống và nghệ thuật. Nhờ đó cô đã vượt qua bệnh tật.

Nhân vật Xiu: 

- Họa sĩ nghèo gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống để theo đuổi nghệ thuật chân chính.

- Khi Giôn xi mắc bệnh viêm phổi, Xiu luôn ở bên cạnh chăm sóc, động viên để Giôn xi vượt qua bệnh tật. 

Nhân vật cụ Bơ- men:

- Người họa sĩ khao khát có một kiệt tác để đời

- Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm mưa bão. 

- Sau đêm bão bùng ấy, cụ Bơ-men đã chết vì căn bệnh viêm phổi nhưng lại cứu vớt sinh mệnh của cô họa sĩ trẻ Giôn xi.

 

Câu 2: Khi nằm trên giường bệnh, Giôn xi có suy nghĩ tiêu cực "Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì mình cũng sẽ ra đi". Cô gái ấy không còn thiết tha gì với cuộc đời mà chỉ chờ đợi cái chết của thể xác đưa tiễn cái chết của tâm hồn.

Câu 3: Lời nói của Xui dành cho Giôn xi cho thấy sự lo lắng của cô dành cho suy nghĩ tiêu cực và tình trạng bệnh của Giôn xi. Cô luôn cố gắng động viên để Giôn xi nhanh chóng vực dậy. Qua đó chúng ta thấy được trái tim yêu thương của một cô gái tốt bụng - Xiu và tình bạn cao đẹp giữa hai người cùng khổ.

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU     Đó là thế hệ chúng tôi, một thế hệ mà người ta gọi là “Thế hệ chỉ biết cúi đầu”, chúng tôi chỉ biết cúi đầu vào chiếc smartphone của mình, đến nỗi “Quang Trung là bạn chiến đấu với Nguyễn Huệ, tệ hơn là Bác Hồ sinh năm 1945 và thậm chí đến ngao ngán khi giờ đây những đứa trẻ tin vào câu truyện ngôn tình sử, những kẻ xét lại lịch...
Đọc tiếp

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU

     Đó là thế hệ chúng tôi, một thế hệ mà người ta gọi là “Thế hệ chỉ biết cúi đầu”, chúng tôi chỉ biết cúi đầu vào chiếc smartphone của mình, đến nỗi “Quang Trung là bạn chiến đấu với Nguyễn Huệ, tệ hơn là Bác Hồ sinh năm 1945 và thậm chí đến ngao ngán khi giờ đây những đứa trẻ tin vào câu truyện ngôn tình sử, những kẻ xét lại lịch sử hơn là tin vào những thứ đã được cả thế hệ cùng thời trên thế giới công nhận”. [...]

     Phố tôi có bác bán bánh mỳ bị điên. Hay nói một mình. Thỉnh thoảng lấy tay đấm vào đầu liên tục. Lúc khỏe, bác sẽ bán bánh mỳ, hiền lành, cười với hàm răng chiếc còn chiếc mất. Một bên mắt bị hỏng, hoặc có nhìn được hay không tôi không biết. Nó đục ngầu. Có lẽ chính vì vậy mà bác hay trả nhầm tiền. 15 nghìn cái bánh mỳ, có khi bác trả lại cả 20 nghìn. Có người cứ thế cầm mà đi.

     Lũ trẻ con cũng hay trêu bác, vì bác vừa đi vừa nói nhảm, lại hay đấm tay vào đầu. Chúng nó trêu, hò hét cái câu gì đó mất dạy, sau đó hò nhau chạy. Lần nào bác cũng dậm dậm chân dọa rồi lại thôi. Bởi vì… Bác có mảnh đạn còn găm trong đầu. Biên giới năm 1979. Nó không bao giờ được lấy ra?

     Câu chuyện chỉ được kể khi tôi ngồi đợi vợ bác tráng trứng cho vào bánh mỳ. Vợ bác nói: “Trở trời thế này là đầu đau lắm, nhà phải có người trông, không là đập phá đồ đạc. Đi lang thang, người ta đánh cho thì khổ.”

     Câu chuyện cắt đứt mạch ở đó. Mảnh đạn không lấy ra giống như câu chuyện không bao giờ được kể cho trọn vẹn. Và rồi nó sẽ bị lãng quên. Bác đã mất được 2 năm! Mảnh đạn vẫn nằm ở đó, nhưng giờ bác có lẽ đã “ngon giấc” không còn phải chiến đấu với “nó”.

Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn bàn về lòng biết ơn trong cuộc sống hôm nay.

0
Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế. Năm ấy, cây khế trong vường nhà người em ra quả rất sai. Từng chùng quả chín vàng như năng lúc...
Đọc tiếp

Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế. Năm ấy, cây khế trong vường nhà người em ra quả rất sai. Từng chùng quả chín vàng như năng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khể mà vui mừng, tính đem bán để lấu tiền mua gạo.  Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời: "Ăn một quả trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng" Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn vể kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, dên một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.  Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đởi cho anh. Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói: "Ăn một quả trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng" Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu bái trên đảo, người anh vội vàng nhết đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vổ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.  
Hay ko mọi người , nếu hay xin cho bình luận

6
20 tháng 8 2016

Đc. Câu văn trôi chảy.Đoạn văn rõ ràng, mạch lạc.

20 tháng 8 2016

hắc bạn chép trong truyện ra chứ mình nghe quen lắm

Lm như này đc chưa mnTrong cuộc đời, chắc hẳn ai cũng có một nơi để yêu thương, nâng niu. Nhà chính là nơi để ta trở về sau mỗi khó khăn, vấp ngã; là nơi chập chững những bước đi đầu đời. Và với em, ngôi nhà thân thương là nơi em rất yêu quý.Nhà em nằm ở một vùng quê thanh bình, yên ả. Vượt qua một cái ngõ nhỏ là tới nhà em. Ngõ không quá rộng rãi, được trải bê tông, hai bên...
Đọc tiếp

Lm như này đc chưa mn

Trong cuộc đời, chắc hẳn ai cũng có một nơi để yêu thương, nâng niu. Nhà chính là nơi để ta trở về sau mỗi khó khăn, vấp ngã; là nơi chập chững những bước đi đầu đời. Và với em, ngôi nhà thân thương là nơi em rất yêu quý.

Nhà em nằm ở một vùng quê thanh bình, yên ả. Vượt qua một cái ngõ nhỏ là tới nhà em. Ngõ không quá rộng rãi, được trải bê tông, hai bên trồng rất nhiều hoa râm bụt. Mỗi buổi sáng sớm, lấp ló giữa màu lá xanh ngát là những bông hoa sặc sỡ sắc màu, khoe nở những cánh thắm, mềm mại như những chiếc đèn lồng nhỏ xinh.

Bố em kể lại rằng ngôi nhà được xây dựng cách đây mười năm nhưng được sửa lại vào năm ngoái nên trông khang trang và tiện nghi hơn. Ngôi nhà hai tầng khoác lên mình bộ trang phục màu xanh nõn chuối. Đây là màu sắc mà em yêu thích nhất, luôn tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ và dịu nhẹ. Bên trong nhà được sơn màu vàng giúp mọi người luôn được thư giãn đồng thời lại tạo nên sự quý phái, giảm được những vết ố do thời gian. Kiến trúc bên trong được thiết kế khá đơn giản. Tầng một gồm có một phòng khách, một phòng ngủ của bố mẹ và một phòng bếp. Trong phòng khách rộng rãi, thoáng mát bố em có bày vài chậu hoa hồng. Mỗi ngày, những chị hồng kiêu sa đều khoe vẻ đẹp lộng lẫy và tỏa hương thơm thoang thoảng khắp nơi. Vì đây là nơi tiếp khách nên mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp và có một cái TV để cả nhà cùng xem các chương trình truyền hình.

Phòng ngủ của bố mẹ trang trí tuy giản đơn nhưng rất tinh tế. Nơi trang trọng nhất trong phòng được treo ảnh cưới- kỉ niệm tình yêu và hạnh phúc của gia đình. Vốn là một người yêu thích hoa nên trong phòng mẹ bao giờ cũng có một lọ hoa tươi được cắm bởi bàn tay khéo léo của mẹ.

Phòng bếp rộng khoảng 30 m2, được bài trí một cách khoa học và ngăn nắp. Cạnh đó là bàn ăn làm từ gỗ gụ hình tròn, là nơi cả nhà em sum họp sau một ngày làm việc mệt mỏi, là nơi ghi dấu những nụ cười vui vẻ. Cùng với những nguyên liệu và dụng cụ trong bếp mẹ thường dạy em nấu ăn. Những món ăn mẹ chế biến tuy đạm bạc nhưng rất hấp dẫn và bổ dưỡng.

Trên tầng hai là phòng của hai chị em em. Ngoài chiếc giường ngủ thì khoảng không gian còn lại là góc học tập của hai chị em. Cái kệ sách bằng gỗ được bố em đóng từ rất lâu nhưng đến giờ vẫn chắc chắn. Trên đó là những cuốn sách được sắp xếp ngăn nắp, những quyển truyện thiếu nhi hấp dẫn. Mặt bàn học chị em em còn để một khung ảnh có in ảnh gia đình, nụ cười tươi của mỗi thành viên như động lực giúp chúng em học tập chăm chỉ hơn. Để tạo một không gian thoáng đãng, em trồng khá nhiều cây như hoa sen thơm, xương rồng, hoa đá...

Đằng sau nhà em là cánh đồng rộng lớn, từng cơn gió mát thổi vào nhà rất dễ chịu đặc biệt là vào mùa hè. Mẹ em còn làm một mảnh vườn nhỏ để trồng rau ăn cho cả gia đình, vừa bổ dưỡng lại đảm bảo an toàn vệ sinh.

Em rất yêu quý ngôi nhà của em. Mai này dù có đi đâu xa thì em vẫn luôn nhớ về ngôi nhà thân thương, nhớ về những thành viên trong gia đình để sống và làm việc tốt hơn.

0
Chàng trai gặp cô gái ở một buổi tiệc. Cô rất xinh đẹp, quyến rũ và đến hơn nửa số người trong buổi tiệc đều để ý đến cô. Trong khi chàng trai chỉ là một người rất bình thường, không ai buồn nhìn tới. Cuối cùng, khi buổi tiệc gần kết thúc, chàng trai ngượng ngịu mời cô gái uống cà phê với mình. Cô gái rất ngạc nhiên, nhưng vì lời mời quá lịch sự nên cô đồng ý. Họ ngồi...
Đọc tiếp

Chàng trai gặp cô gái ở một buổi tiệc. Cô rất xinh đẹp, quyến rũ và đến hơn nửa số người trong buổi tiệc đều để ý đến cô. Trong khi chàng trai chỉ là một người rất bình thường, không ai buồn nhìn tới. Cuối cùng, khi buổi tiệc gần kết thúc, chàng trai ngượng ngịu mời cô gái uống cà phê với mình. Cô gái rất ngạc nhiên, nhưng vì lời mời quá lịch sự nên cô đồng ý. Họ ngồi ở một chiếc bàn nhỏ trong góc phòng tiệc, nhưng chàng trai quá lo lắng, mãi không nói được lời nào, làm cho cô gái cũng cảm thấy bất tiện.

Bỗng nhiên, chàng trai gọi người phục vụ:

- Xin cho tôi ít muối để tôi cho vào cà phê!

Mọi người xung quanh đều hết sức ngạc nhiên và nhìn chăm chăm vào chàng trai! Chàng trai đỏ mặt, nhưng vẫn múc một thìa muối cho vào cốc cà phê và uống.

Cô gái tò mò:

- Sao anh có sở thích kỳ quặc thế?

- Khi tôi còn nhỏ, tôi sống gần biển - Chàng trai giải thích - Khi chơi ở biển, tôi có thể cảm thấy vị mặn của nước, giống như cà phê cho muối vào vậy! Nên bây giờ, mỗi khi tôi uống cà phê với muối, tôi lại nhớ tới tuổi thơ và quê hương của mình.

Cô gái thực sự cảm động. Một người đàn ông yêu nơi mình sinh ra thì chắc chắn sẽ yêu gia đình và có trách nhiệm với gia đình của mình. Nên cô gái cởi mở hơn, về nơi cô sinh ra, về gia đình... Trước khi ra về, họ hẹn nhau một buổi gặp tiếp theo...

Qua những lần gặp gỡ, cô gái thấy chàng trai quả là một người lý tưởng: rất tốt bụng, biết quan tâm... Và cô đã tìm được người đàn ông của mình nhờ cốc cà phê muối.

Câu chuyện đến đây vẫn là có hậu, vì "công chúa" đã tìm được "hoàng tử", và họ cưới nhau, sống hạnh phúc.

Mỗi buổi sáng, cô gái đều pha cho chàng trai - nay đã là chồng cô - một cốc cà phê với một thìa muối. Và cô biết rằng chồng cô rất thích như vậy. Suốt 50 năm, kể từ ngày họ cưới nhau, bao giờ người chồng cũng uống cốc cà phê muối và cảm ơn vợ đã pha cho mình cốc cà phê ngon đến thế.

Sau 50 năm, người chồng bị bệnh và qua đời, để lại cho người vợ một bức thư:

- "Gửi vợ của anh,

Xin em hãy tha thứ cho lời nói dối suốt cả cuộc đời của anh. Đó là lời nói dối duy nhất - về cốc cà phê muối. Em có nhớ lần đầu tiên anh mời em uống cà phê không? Lúc đó anh đã quá lo lắng, anh định hỏi xin ít đường, nhưng anh lại nói nhầm thành muối. Anh cũng quá lúng túng nên không thể thay đổi được, đành phải tiếp tục lấy muối cho vào cốc cà phê và bịa ra câu chuyện về tuổi thơ ở gần biển để được nói chuyện với em. Anh đã định nói thật với em rất nhiều lần, nhưng rồi anh sợ em sẽ không tha thứ cho anh. Và anh đã tự hứa với mình sẽ không bao giờ nói dối một lời nào nữa, để chuộc lại lời nói dối ban đầu.

Bây giờ anh đã đi thật xa rồi, nên anh sẽ nói sự thật với em. Anh không thích cà phê muối, nhưng mỗi sáng được uống cốc cà phê muối từ ngày cưới em, anh chưa bao giờ cảm thấy tiếc vì anh đã phải uống cả. Nếu anh có thể làm lại từ đầu, anh vẫn sẽ làm như thế để có thể được em, và anh sẽ uống cà phê muối suốt cả cuộc đời."

Khi người vợ đọc xong lá thư cũng là khi lá thư trong tay bà ướt đẫm nước mắt. Nếu bạn hỏi người vợ rằng: "Cà phê muối vị thế nào?", chắc chắn bà sẽ trả lời: "Ngọt lắm".

5
9 tháng 11 2016

Sao bài này hay và cảm động quá zậy!!mk khóc mất!!!!

9 tháng 11 2016

ban suu tam hay la tu viet the