Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Nhân vật Giôn xi:
- Họa sĩ nghèo gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống để theo đuổi nghệ thuật chân chính.
- Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo quái ác.
+ Khi biết mình bị bệnh: tuyệt vọng và yếu ớt "mở to cặp mắt thẫn thờ và thều thào ra lệnh", nếu chiếc lá cuối cùng rơi thì cô cho rằng sinh mệnh mình cũng sẽ kết thúc.
+ Khi thấy chiếc lá cuối cùng chống chọi lại với mưa bão: cô được tiếp thêm động lực sống bằng cách tạo dựng tình yêu với cuộc sống và nghệ thuật. Nhờ đó cô đã vượt qua bệnh tật.
Nhân vật Xiu:
- Họa sĩ nghèo gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống để theo đuổi nghệ thuật chân chính.
- Khi Giôn xi mắc bệnh viêm phổi, Xiu luôn ở bên cạnh chăm sóc, động viên để Giôn xi vượt qua bệnh tật.
Nhân vật cụ Bơ- men:
- Người họa sĩ khao khát có một kiệt tác để đời
- Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm mưa bão.
- Sau đêm bão bùng ấy, cụ Bơ-men đã chết vì căn bệnh viêm phổi nhưng lại cứu vớt sinh mệnh của cô họa sĩ trẻ Giôn xi.
Câu 2: Khi nằm trên giường bệnh, Giôn xi có suy nghĩ tiêu cực "Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì mình cũng sẽ ra đi". Cô gái ấy không còn thiết tha gì với cuộc đời mà chỉ chờ đợi cái chết của thể xác đưa tiễn cái chết của tâm hồn.
Câu 3: Lời nói của Xui dành cho Giôn xi cho thấy sự lo lắng của cô dành cho suy nghĩ tiêu cực và tình trạng bệnh của Giôn xi. Cô luôn cố gắng động viên để Giôn xi nhanh chóng vực dậy. Qua đó chúng ta thấy được trái tim yêu thương của một cô gái tốt bụng - Xiu và tình bạn cao đẹp giữa hai người cùng khổ.
Câu 1. thể loại truyện
Câu 2. Sự động viên thầm lặng của cụ Bơ - men khi không ngại bệnh tật đã vẽ lên chiếc lá để giúp Giôn-xi có thêm hy vọng vào cuộc sống bằng cách vẽ lên chiếc lá.
Câu 3. khủng khiếp
Câu 4. Kiệt tác của cụ Bơ-mơn để lại là biểu tượng của đức hi sinh và lòng vị tha. Kiệt tác của cụ đã níu kéo lại niềm hy vọng được sống của Giôn-xi, tiếp thêm cho cô nhiều động lực và sự tự tin hơn trong cuộc sống.
Câu 5. Theo em, điểm tựa tinh thần có thể là 1 ai đó, 1 nơi nào đó,... khiến cho ta có thêm sức mạnh, mang lại niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống.Để trở thành "điểm tựa tinh thần", em đã giúp đỡ, động viên nhiều bạn gặp khó khăn,nỗi buồn trong cuộc sống để các bạn cảm thấy tốt hơn. Em có thể trở thành "điểm tựa tinh thần" bằng cách an ủi, hỏi thăm những người đang cảm thấy mặc cảm, tự ti để giúp họ lấy lại sự tự tin trong cuộc sống.
Câu 1. thể loại truyện
Câu 2. Sự động viên thầm lặng của cụ Bơ - men khi không ngại bệnh tật đã vẽ lên chiếc lá để giúp Giôn-xi có thêm hy vọng vào cuộc sống bằng cách vẽ lên chiếc lá.
Câu 3. khủng khiếp
Câu 4. Kiệt tác của cụ Bơ-mơn để lại là biểu tượng của đức hi sinh và lòng vị tha. Kiệt tác của cụ đã níu kéo lại niềm hy vọng được sống của Giôn-xi, tiếp thêm cho cô nhiều động lực và sự tự tin hơn trong cuộc sống.
Câu 5. Theo em, điểm tựa tinh thần có thể là 1 ai đó, 1 nơi nào đó,... khiến cho ta có thêm sức mạnh, mang lại niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống.Để trở thành "điểm tựa tinh thần", em đã giúp đỡ, động viên nhiều bạn gặp khó khăn,nỗi buồn trong cuộc sống để các bạn cảm thấy tốt hơn. Em có thể trở thành "điểm tựa tinh thần" bằng cách an ủi, hỏi thăm những người đang cảm thấy mặc cảm, tự ti để giúp họ lấy lại sự tự tin trong cuộc sống.
Tham khảo:
Các yếu tố của truyện | Chiếc lá cuối cùng |
Đề tài | Lòng nhân đạo |
Các chi tiết tiêu biểu | Ông Behrman vẽ chiếc lá để cứu sống Giôn - xi |
Ngoại hình, hành động của Giôn-xi | Nằm trên giường,mở mắt,nhìn ra cửa sổ,... |
Ý nghĩa của nhân vật Giôn-xi | Nếu chiếc lá lìa cành là sẽ lìa đời |
Qua ngòi bút miêu tả của Tô Hoài, bức chân dung tự họa về nhân vật Dế Mèn đã được khắc họa như thế nào?
-Bức tranh tự họa về nhân vật Dế Mèn khắc họa hình tượng Dế Mèn lực lưỡng , khỏe mạnh , tràn đầy sức sống của tuổi trẻ.
-Thể hiện được sức sống mạnh mẽ của tuổi đang trưởng thành của Dế Mèn.
=>Bức chân dung tự họa này mang đậm tính chất phô trương, tự mãn, đồng thời là sự hiểu biết hời hợt, nông nổi, đậm chất tự phụ, kiêu ngạo.
Phân tích diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫ đến cái chết của Dế Choắt. Qua đó em có suy nghĩ gì về tính cách của Dế Mèn?
-Dế Mèn trêu chọc chị Cốc vì sự ngông cuồng tường mình tài ba và muốn chứng tỏ cho Dế Choắt biết, mình không sợ bất kì ai trên đời. Từ lúc bắt đầu trêu chị Cốc đến lúc Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết, diến biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau:
+Lúc bắt đầu chế giễu , hời hợt:
\(-\)Tự phụ , kiêu ngạo , không sợ ai : ''Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !.''
+Sau khi chế giễu:
\(-\)Sợ hãi , hèn nhát , trốn tránh trách nhiệm : ''Chị trợn tròn mắt, giương cánh lên…Tôi chui tọt vào hang'' ; ''Nép tận đáy mà tôi cũng chết khiếp, nằm im thin thít.''
+Lúc dế choắt bị chị Cốc mổ chết :
\(-\)Ăn năn , hối lỗi , rút ra bài học đường đời đầu tiên của mình : ''Nào tôi biết đâu cơ sự lại ra nông nỗi này.'' ; ''Tối hối lắm! tôi hối hận lắm.''
=> Dế Mèn từ một chú dế hung hăng, kiêu ngạo trở thành người hiểu chuyện và chín chắn hơn.
Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Dế Choắt đã nói với Dế Mèn rằng: Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Qua những lời nói đó, em có suy nghĩ gì về Dế Choắt?
-Dế choắt là hình tượng đối lập với Dế Mèn .Dế Mèn mạnh mẽ , cường tráng đến đâu thì Dế Choắt lại gầy gò , ốm yếu đến vậy.Mèn ta kiêu căng , xốc nổi , tự phụ , hời hợt ,suy nghĩ thiếu chín chắn còn Dế Choắt lai trái ngược , cậu là một người am hiểu sự đời , chín chắn , trưởng thành hơn Dế Choắt còn rất giàu lòng vị tha , tuy rằng cái chết oan uổng đó không phải là do cậu , mà là do cậu bạn Dế Mèn nhưng cậu lại không trách Dế Mèn mà trái lại , cậu khuyên răn Dế Mèn một bài học quý giá .
1Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nếu lược bớt các đoạn văn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc, ... không được vì thiếu miêu tả thì sự vật sẽ ko được sinh động, tính cách nhân vật không được bộc lộ rõ nét, và không tái hiện được những chuyện đã xảy ra.
2- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong cuộc sống. Đặt biệt, việc miêu tả chú Dế Mèn có đôi càng, cái vuốt ở chân, ở khoeo; tiếng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; đôi cánh; cái đầu nổi từng tảng, rất bướng; cái răng đen nhánh; sợi râu ... là hết sức chính xác và sinh động.
- Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người.
Ví dụ:
- Về hình dáng: người ốm người mập cũng như ở đây Dế Mèn to khỏe, mập mạp còn Dế Choắt gầy gò ốm yếu.
- Về tính cách: người hiền lành, yếu ớt nhưng cũng có người mạnh mẽ, hung hăng…
=> Chính vì vậy, có thể nói thề giới con vật mà tác giả kể đến ở đây thực ra cũng là thế giới của con người.
- Một số tác phẩm viết về loài vật có cách viết tương tự như:
- Đeo nhạc cho mèo (truyện ngụ ngôn)
- Chú đất nung (Nguyễn Kiên)
3- Vì đây là sự việc đầu tiên kể từ khi Dế Mèn bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình. (mình nghĩ thế )
- Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.
a. Nhân vật được nói tới trong câu ca dao là Thánh Gióng.
b. Những chi tiết thần kì trong truyện Thánh Gióng là:
- Sự sinh nở, ra đời thần kì: Bà mẹ Gióng đi làm đồng về thấy vết chân to ướm thử thì về thụ thai. Mang thai 12 tháng mới sinh (bình thường là 9 tháng 10 ngày)
- Lớn lên thần kì:
+ Gióng 3 tuổi mà chẳng nói chẳng cười nhưng tiếng nói cất lên đầu tiên là tiếng nói đòi đánh giặc.
+ Gióng đưa ra yêu cầu về sự chuẩn bị vũ khí để đánh giặc.
+ Gióng lớn nhanh như thổi: Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. => bà con làng xóm cùng góp gạo nuôi Gióng.
+ Ngày sứ giả đưa vũ khí đến thì Gióng bỗng vươn vai đứng dậy thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng.
- Lập chiến công thần kì: Gióng đi đến đâu, giặc chết như ngả giạ đến đấy. Vết chân ngựa còn hình thành đầm lầy, ao hồ. Roi sắt gãy, Gióng còn nhổ cả búi tre đánh giặc. Giặc tan, nước sạch bóng quân thù.
- Sự hóa thánh: Gióng đánh tan quân giặc, trông về quê mẹ vái lạy, cởi giáp rồi cả người cả ngựa bay về trời.
=> Chi tiết đẹp nhất là chi tiết Gióng hóa thánh, trở thành vị thần bất tử coi sóc và bảo vệ đất nước.
c. Hình tượng Gióng thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân:
- Ước mơ: Khi đất nước gặp nguy nan, luôn có những vị anh hùng tài cao trí lớn xuất hiện trợ giúp, bảo vệ đất nước.
- Quan niệm: các vị anh hùng sinh ra từ trong nhân dân và không mất đi, mà họ hóa thánh, trở thành vị thần phù trợ và hiển linh mỗi khi đất nước gặp nguy nan. Chi tiết kì ảo tô đậm quan niệm này và khiến hình ảnh người anh hùng trở nên lung linh, kì vĩ.
a)Nhân vật trong tác phẩm truyện cổ tích mà em đã được học được nói đến trong câu ca dao trên là Thánh Gióng
b)Hình tượng nhân vật truyện cổ tích này được tạo ra bằng nhiều yếu tố thần kì.Các chi tiết thần kỳ ấy:
+ Ra đời: mẹ mang thai 12 tháng từ ngày ướm chân vào vết chân trên ruộng.
+ Trưởng thành: lên ba tuổi không biết đi, không biết nói cười.
+ Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi.
+ Khỏe mạnh, có thể cưỡi ngựa sắt, mặc được áo giáp sắt, vươn vai thành tráng sĩ.
+ Bay lên trời.
Với em , chi tiết thần kì Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi đẹp nhât vì nó ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).
c)Hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích này cho em những suy nghĩ về quan niệm và ước mơ của nhân dân ta:
+ Ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).
+ Thể hiện sự kì lạ và sức mạnh, ý thức của người anh hùng.
+ Tinh thần chống giặc của nhân dân, Gióng là đứa con mang sức mạnh toàn dân.
+ Tầm vóc, sức mạnh của anh hùng dân tộc trong tình thế cấp bách.
+ Ý nghĩa khắc phục khó khăn để đánh giặc, cây tre – loại cây thân thiết của người dân Việt Nam.
+ Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược.
d) Viết đoạn văn ngắn tưởng tượng và miêu tả lại cảnh chiến đấu của nhân vật cổ tích này.
Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi.
Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...