K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2020

Phong: Phong thủy, Cuồng phong

Đại: Đại chiến, Thời đại

Chiến: Chiến thắng, Trận chiến

 Hãy điền vào bảng sau đây về:sttthể thơhoàn cảnh sáng tácgiá trị nghệ thuật giá trị nội dungý nghĩa văn bản       của các văn bản:1. Nam quốc sơn hà.                                                                                6. cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.2.Phò giá về kinh.                                                                     ...
Đọc tiếp

 Hãy điền vào bảng sau đây về:

sttthể thơhoàn cảnh sáng tácgiá trị nghệ thuật giá trị nội dungý nghĩa văn bản 
      

của các văn bản:

1. Nam quốc sơn hà.                                                                                6. cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.

2.Phò giá về kinh.                                                                                     7. ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

3.Bánh trôi nước.                                                                                      8. cảnh khuya.

4.Qua đèo ngang.                                                                                      9. rằm tháng  giêng.

5.Bạn đến chơi nhà.                                                                                  10. tiếng trưa.

1
4 tháng 12 2019

cách kẻ bảng: hàng 2, cột 6, chiều rộng 500, chiều dài 100

ĐỀ LUYỆN TẬP MÔN VĂNPHẦN I: ĐỌC - HIỂU Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:- Học ăn, học nói, học gói, học mở- Không thầy đố mày làm nên- Học thày không tày học bạnCâu 1. Phân biệt tục ngữ với thể loại thành ngữ mà em đã học ở học kì I?Câu 2. Giải thích các câu trên theo mẫu ở bảng sauCâuNội dungNghệ thuậtGiá trị thực tiễn1   2   3   4   Câu 3. Trong những câu trên,...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP MÔN VĂN

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU

Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:

- Học ăn, học nói, học gói, học mở

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thày không tày học bạn

Câu 1. Phân biệt tục ngữ với thể loại thành ngữ mà em đã học ở học kì I?

Câu 2. Giải thích các câu trên theo mẫu ở bảng sau

Câu

Nội dung

Nghệ thuật

Giá trị thực tiễn

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

Câu 3. Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào? Cho biết tác dụng của việc rút gọn câu?

Câu 4. Hai câu tục ngữ: "Học thầy không tày học bạn" và "Không thầy đố mày làm nên" có mâu thuẫn  nhau về nội dung không? Vì sao?

Câu 5. Theo em vì sao tục ngữ được coi là “túi khôn” của dân gian?

Câu 6. Tìm thêm một câu tục ngữ/thành ngữ có  cùng nội dung ý nghĩa và một câu tục ngữ/thành ngữ có nội dung trái ngược với nội dung các câu tục ngữ trên.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

      Hiện nay cùng sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu facebook - một trang mạng rất quen thuộc với thế giới nói chung và Việt Nam ta nối riêng. Em hãy viết bài văn chứng minh rằng: Bên cạnh những lợi ích thiết thực, Facebook còn có những ảnh hưởng tiêu cực đến người sử dụng.

* Gợi ý làm bài: Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lợi ích và tác hại của facebook.

- Mở bài:

+ Xác định vấn đề nghị luận: Lợi ích và tác hại của facebook.

+ Khái quát về quan điểm của bản thân.

- Thân bài

+ Luận điểm 1: Facebook là gì? Thực trạng sử dụng facebook hiện nay.

+ Luận điểm 2: Vai trò của facebook

+ Luận điểm 3: Tác hại của facebook

+ Luận điểm 4: Bàn luận, mở rộng vấn đề và liên hệ

• Phê phán những người lãng phí thời gian sử dụng facebook.

• Đưa ra cách sử dụng facebook hợp lí, hiệu quả.

- Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân.

0
Các biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly Biện pháp cải cách của Hồ Quý LyVề chính trị- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế các võ quan cao cấp bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.- Đặt lệ của các quan ở triều đình về các...
Đọc tiếp
Các biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
 Biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
Về chính trị

- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế các võ quan cao cấp bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.

- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ của các quan ở triều đình về các lộ thăn hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.

Về kinh tế tài chính

- Cho phát hình tiền giấy thay thế tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

Về xã hội

- Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại.

- Lệnh cho quan địa phương đi khám xét, bắt nhàu giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. 

Về văn hóa, giáo dục

- Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy vua Trần và phi tần, cung nữ.

- Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.

Về quân sự

- Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng 

(Nếu mà lm quá dài hay sai thì sửa lại hộ nhé! Sửa đúng cho 3 tick)

0
ngữ văn nhé:1) Ngày xửa ngày xưa. (2) Ô, ngày xửa ngày xưa là lúc nào nhỉ? (3) Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời, chưa có đất, chưa có loài vật ấy. (4) Là cái thời mới chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống. (5) Nàng dệt hoa. (6) Chàng dệt gấm. (7) Tấm vải hoa của nàng là đất. (8) Mảnh gấm của chàng là trời. (9) Nàng khéo tay, dệt nhanh. (10) Chàng vụng tay, dệt chậm....
Đọc tiếp

ngữ văn nhé:

1) Ngày xửa ngày xưa. (2) Ô, ngày xửa ngày xưa là lúc nào nhỉ? (3) Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời, chưa có đất, chưa có loài vật ấy. (4) Là cái thời mới chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống. (5) Nàng dệt hoa. (6) Chàng dệt gấm. (7) Tấm vải hoa của nàng là đất. (8) Mảnh gấm của chàng là trời. (9) Nàng khéo tay, dệt nhanh. (10) Chàng vụng tay, dệt chậm. (11) Thế là đất của nàng rộng hơn trời của chàng. (12) Nàng mới ra chân trời ngó xem, rồi bảo chàng: để em dồn đất của em cho khớp với bầu trời của chàng. (13) Nhưng đất dồn lại nên sinh ra núi ra khe. (14) Bây giờ họ lại phải đo trời đo đất.

(Theo Ma Văn Kháng, Vùng biên ải)

Chỉ ra câu rút gọn và câu đặc biệt được dùng trong đoạn văn. (1,0 điểm)

Nêu tác dụng của những câu đặc biệt và rút gọn em vừa tìm được. (1,0 điểm)

Câu 2. Nối một vế câu ở cột (A) cho phù hợp với vế câu ở cột (B)? (2,0 điểm)

(A)

 

(B)

1. Trạng ngữ chỉ thời gian.

 

a. Vì cái quý giá trong sạch của trời. (Thach Lam)

2. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

 

b. Bao giờ cũng vậy, sự cùng quấn khiến người ta hay nghĩ ngợi và giận dữ. (Tô Hoài)

3. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

 

c. Bất thình lình trời đổ mưa.

4. Trạng ngữ chỉ cách thức.

 

d. Trong cái vỏ xanh kia (Thạch Lam)

Câu 3. Hãy biến đổi câu sau: "Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ." thành hai câu trong đó có một câu đặc biệt. (2,0 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 10 - 15 câu nói về miền quê hương em, trong đó có ít nhất 3 câu dùng trạng ngữ (gạch chân dưới những trạng ngữ được dùng). Nêu tác dụng của những trạng ngữ đó?

2
8 tháng 3 2019

Câu 1 (2,0 điểm)

Chỉ ra được

  • Câu rút gọn được dùng trong đoạn: câu (4).
  • Câu đặc biệt được dùng trong đoạn: câu (1).
  • Tác dụng của câu rút gọn: làm cho câu gọn hơn, tránh lặplại cụm từ Ngày xưa ở câu (3).
  • Tác dụng của câu đặc biệt: xác định thời gian, tạo ấn tượng mạnh mẽ về thời gian đó.

Câu 2 (2,0 điểm)

1-b; 2-a; 3-d; 4-c

Câu 3 (2,0 điểm): Biến đổi câu: "Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ" thành hai câu trong đó có một câu đặc biệt bằng cách thay dấu phẩy (,) bằng dấu chấm (.) như sau: "Ngày ngày đến lớp. Tôi đi trong rừng cọ."

- Ngày ngày đến lớp. (câu đặc biệt)

Câu 4 (4,0 điểm)

  • Yêu cầu: Biết viết đoạn văn (miêu tả, biểu cảm,...) về miền quê hương, biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành.
  • Sử dụng hợp lí 3 trạng ngữ.
  • Nêu tác dụng của những trạng ngữ đó.
25 tháng 2 2020

bài bạn trên làm là đúng nha

UBND QUẬN HẢI ANTRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂNKHỐI LỚP 7 Thực hiện Công văn hướng dẫn số 748/UBND – VX của UBND thành phố, Công văn hướng dẫn số 240/BC – SGDĐT – VP của Sở GDĐT ngày 07/02/2020.     Nhà trường cho các em học sinh nghỉ học từ ngày 08/02/2020 đến hết ngày 16/02/2020. Các thầy cô...
Đọc tiếp

UBND QUẬN HẢI AN

TRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN

KHỐI LỚP 7

 

Thực hiện Công văn hướng dẫn số 748/UBND – VX của UBND thành phố, Công văn hướng dẫn số 240/BC – SGDĐT – VP của Sở GDĐT ngày 07/02/2020.

     Nhà trường cho các em học sinh nghỉ học từ ngày 08/02/2020 đến hết ngày 16/02/2020. Các thầy cô giáo dạy bộ môn Ngữ văn6 hướng dẫn các em học sinh khối 6 ôn tập một số nội dung kiến thức để các em tự học ở nhà như sau:

 

I.ÔN LUYỆN ĐỌC HIỂU TỤC NGỮ VIỆT NAM

ĐỀ 1

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu câu sau:

                           Tấc đât, tấc vàng

 

                                                                               (Ngữ văn 7 – tập 2)

 

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?  Nêu khái niệm thể loại đó?

Câu 2.Văn bản trên thuộc đề tài nào?

Câu 3. Nhận xét về hình thức thể hiện của câu tục ngữ?

Câu 4. Từ “tấc” trong văn bản thuộc từ loại nào?

Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu và tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 6. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì?

 Câu 7. Viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung được khuyên nhủ trong câu tục ngữ.

 

ĐỀ 2

Đọc câu tục ngữ và thực hiện các yêu sau:

Thương người như thể thương thân                                                                                           (Ngữ Văn 7 – Tập 2)

Câu 1. Tục ngữ có thuộc thể loại văn học dân gian không?

Câu 2. Câu tục ngữ trên thuộc đề tài nào?

Câu 3. Tìm ra 3 câu tục ngữ có cùng đề tài với văn bản trên?

Câu 4. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu gì?

Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu và tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 6  Nêu nội dung của câu tục ngữ?

Câu 7.  Viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung được khuyên nhủ trong câu tục ngữ.

 

II.LÀM VĂN PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ

Đề 1. Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu ca dao địa phương

Đề 2. Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu tục ngữ địa phương

*Dặn dò:

- Các em làm bài vào vở bài tập trong thời gian nghỉ học ở nhà, nộp lại cho thầy, cô giáo vào ngày đi học trở lại ( 17/02/2020). Đề nghị có chữ ký xác nhận của bố (mẹ) về việc đã hoàn thành bài tập được giao.

- Hôm đi học, thầy cô giáo sẽ thu và kiểm tra vở tự học ở nhà của các em.

- Nếu còn điều gì chưa rõ có thể gọi điện thoại hoặc Zalo để hỏi thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm hoặc bộ môn theo địa chỉ: ……….

Nhà trường và các thầy giáo, cô giáo chúc các em phòng, chống dịch bệnh tốt, mạnh khỏe, tự giác học tập thật tốt !

 

TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN

   NHÓM TRƯỞNG NGỮ VĂN 7

                                Đã ký

 

 

 

 

                                     Đã ký

 

 

                                        XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Đã ký

 

 

 

                                                     Nguyễn Thị Ngọc Huyền

em nhiều bt woá

 giúp em vs!!!

0