UBND QUẬN HẢI AN

TRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

UBND QUẬN HẢI AN

TRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN

KHỐI LỚP 7

 

Thực hiện Công văn hướng dẫn số 748/UBND – VX của UBND thành phố, Công văn hướng dẫn số 240/BC – SGDĐT – VP của Sở GDĐT ngày 07/02/2020.

     Nhà trường cho các em học sinh nghỉ học từ ngày 08/02/2020 đến hết ngày 16/02/2020. Các thầy cô giáo dạy bộ môn Ngữ văn6 hướng dẫn các em học sinh khối 6 ôn tập một số nội dung kiến thức để các em tự học ở nhà như sau:

 

I.ÔN LUYỆN ĐỌC HIỂU TỤC NGỮ VIỆT NAM

ĐỀ 1

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu câu sau:

                           Tấc đât, tấc vàng

 

                                                                               (Ngữ văn 7 – tập 2)

 

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?  Nêu khái niệm thể loại đó?

Câu 2.Văn bản trên thuộc đề tài nào?

Câu 3. Nhận xét về hình thức thể hiện của câu tục ngữ?

Câu 4. Từ “tấc” trong văn bản thuộc từ loại nào?

Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu và tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 6. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì?

 Câu 7. Viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung được khuyên nhủ trong câu tục ngữ.

 

ĐỀ 2

Đọc câu tục ngữ và thực hiện các yêu sau:

Thương người như thể thương thân                                                                                           (Ngữ Văn 7 – Tập 2)

Câu 1. Tục ngữ có thuộc thể loại văn học dân gian không?

Câu 2. Câu tục ngữ trên thuộc đề tài nào?

Câu 3. Tìm ra 3 câu tục ngữ có cùng đề tài với văn bản trên?

Câu 4. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu gì?

Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu và tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 6  Nêu nội dung của câu tục ngữ?

Câu 7.  Viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung được khuyên nhủ trong câu tục ngữ.

 

II.LÀM VĂN PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ

Đề 1. Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu ca dao địa phương

Đề 2. Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu tục ngữ địa phương

*Dặn dò:

- Các em làm bài vào vở bài tập trong thời gian nghỉ học ở nhà, nộp lại cho thầy, cô giáo vào ngày đi học trở lại ( 17/02/2020). Đề nghị có chữ ký xác nhận của bố (mẹ) về việc đã hoàn thành bài tập được giao.

- Hôm đi học, thầy cô giáo sẽ thu và kiểm tra vở tự học ở nhà của các em.

- Nếu còn điều gì chưa rõ có thể gọi điện thoại hoặc Zalo để hỏi thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm hoặc bộ môn theo địa chỉ: ……….

Nhà trường và các thầy giáo, cô giáo chúc các em phòng, chống dịch bệnh tốt, mạnh khỏe, tự giác học tập thật tốt !

 

TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN

   NHÓM TRƯỞNG NGỮ VĂN 7

                                Đã ký

 

 

 

 

                                     Đã ký

 

 

                                        XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Đã ký

 

 

 

                                                     Nguyễn Thị Ngọc Huyền

em nhiều bt woá

 giúp em vs!!!

0
ĐỀ LUYỆN TẬP MÔN VĂNPHẦN I: ĐỌC - HIỂU Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:- Học ăn, học nói, học gói, học mở- Không thầy đố mày làm nên- Học thày không tày học bạnCâu 1. Phân biệt tục ngữ với thể loại thành ngữ mà em đã học ở học kì I?Câu 2. Giải thích các câu trên theo mẫu ở bảng sauCâuNội dungNghệ thuậtGiá trị thực tiễn1   2   3   4   Câu 3. Trong những câu trên,...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP MÔN VĂN

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU

Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:

- Học ăn, học nói, học gói, học mở

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thày không tày học bạn

Câu 1. Phân biệt tục ngữ với thể loại thành ngữ mà em đã học ở học kì I?

Câu 2. Giải thích các câu trên theo mẫu ở bảng sau

Câu

Nội dung

Nghệ thuật

Giá trị thực tiễn

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

Câu 3. Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào? Cho biết tác dụng của việc rút gọn câu?

Câu 4. Hai câu tục ngữ: "Học thầy không tày học bạn" và "Không thầy đố mày làm nên" có mâu thuẫn  nhau về nội dung không? Vì sao?

Câu 5. Theo em vì sao tục ngữ được coi là “túi khôn” của dân gian?

Câu 6. Tìm thêm một câu tục ngữ/thành ngữ có  cùng nội dung ý nghĩa và một câu tục ngữ/thành ngữ có nội dung trái ngược với nội dung các câu tục ngữ trên.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

      Hiện nay cùng sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu facebook - một trang mạng rất quen thuộc với thế giới nói chung và Việt Nam ta nối riêng. Em hãy viết bài văn chứng minh rằng: Bên cạnh những lợi ích thiết thực, Facebook còn có những ảnh hưởng tiêu cực đến người sử dụng.

* Gợi ý làm bài: Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lợi ích và tác hại của facebook.

- Mở bài:

+ Xác định vấn đề nghị luận: Lợi ích và tác hại của facebook.

+ Khái quát về quan điểm của bản thân.

- Thân bài

+ Luận điểm 1: Facebook là gì? Thực trạng sử dụng facebook hiện nay.

+ Luận điểm 2: Vai trò của facebook

+ Luận điểm 3: Tác hại của facebook

+ Luận điểm 4: Bàn luận, mở rộng vấn đề và liên hệ

• Phê phán những người lãng phí thời gian sử dụng facebook.

• Đưa ra cách sử dụng facebook hợp lí, hiệu quả.

- Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân.

0
28 tháng 3 2020

1 tham quan

2 khuyết điểm

3 bạn ấy(ko chắc chắn lắm)

4 mà còn

k cho mik nha

28 tháng 3 2020

k cho mik nha

Câu 1. Đánh dấu (X) vào những ô trống trong bảng  để chỉ rõ thành phần nào đã bị lược bỏ trong những câu rút gọn được in đậm dưới đây:TTVí dụLược bỏ CNLược bỏ VNLược bỏ cả CN VNaLan ơi!Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?- Chủ  nhật.   bTôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.   cVệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé!   dNhìn  thấy...
Đọc tiếp

Câu 1. Đánh dấu (X) vào những ô trống trong bảng  để chỉ rõ thành phần nào đã bị lược bỏ trong những câu rút gọn được in đậm dưới đây:

TT

Ví dụ

Lược bỏ CN

Lược bỏ VN

Lược bỏ cả CN VN

a

Lan ơi!Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?

- Chủ  nhật.

 

 

 

b

Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

 

 

 

c

Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé!

 

 

 

d

Nhìn  thấy chị Hồng, nó reo lên: Hôm nay, chị đi chơi cùng ai đấy?

- Chị và bác Tám.

 

 

 

 

Câu 2: Khoanh tròn vào trước những ví dụ có câu đặc biệt 

a. Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh 

b.Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn dụa.

c. Lũ nhỏ khóc mỗi lúc một to hơn.

d. Sài Gòn một thời bão lửa. 1972.

e.Trời mưa rả rích. Nước chảy to.

f. Tuyết rơi.Trời lạnh quá!

g. Những bông hoa trong công viên. Những ánh đèn trên quảng trường.

 

Câu 3: Nối cột (A) và (B) cho phù hợp để phân loại trạng ngữ được in đậm trong nhữngcâu sau:

Cột A (trạng ngữ)

Cột B( phân loại)

a.Tại anh, tôi mới bị mẹ mắng.

1.Trạng ngữ chỉ thời gian

b.Với đôi chân nhỏ khéo léo, chú bọ ngựa trở về cành hồng.

2.Trạng ngữ chỉ nơi chốn

c.Trong những bãi cỏ ngoài bờ ao, đom đóm váau đất lập lòe ánh sáng yếu ớt.

3. Trạng ngữ nhuyên nhân

d. Để tôn vinh buổi học cuối cùng, thầy Ha-men đã vận y phục đẹp ngày chủ nhật.

4. Trạng ngữ phương tiện

e. Mùa thu, hoa cúc vàng nở lưng dậu.

5. Trạng ngữ mục đích

f. Bằng những chiếc xe đạp cũ kĩ, những người lính Điện Biên đã làm nên huyền thoại.

6. Trạng ngữ cách thức

 

 

 

II. Tự luận

Câu 1: Xác định câu đặc biệt và nêu tác dụng của chúng trong những câu văn dưới đây:

a.Trời ơi! Trời! Mợ chết mất. Dũng ơi! Dũng ơi!

b. Đương ngày mùa. Tiếng giục. Tiếng gọi. Tiếng người. Tiếng trâu. Tiếng máy cày.

c. Buồn ơi! Xa vắng mêng mông là buồn.

d. Bác về ..Im lặng…Con chim hót   

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.

e. Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. Tôi trở về cuộc sống hòa bình.

Câu 2: Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:

a. Hôm nay. Văn đã là tiến sĩ.

b. Anh ấy đi khi nào?   

- Hôm nay.

c. Mùa thu. Gió thổi cái mùi tinh tươm của cây cối còn sót lại từ ngoài xa tới cái thị xã nhỏ này.

d. Cốm thường có vào mùa nào?   

- Mùa thu.

e. Chao ôi! Ước gì có thể bay lên trời được! Như những ngọn gió!

 f. Bố cậu đi có lẽ đến ba năm rồi đấy…Hơn ba năm…Có ngót đến bốn năm… 

Câu 3: Điền những trạng ngữ thích hợp vào những ỗ trống trong các câu sau:

a. /……/ trời mưa tầm tã,/…/ trời lại nắng chang chang

b./…/cây cối đâm chồi nảy lộc.

c./…./ tôi rón rén bước vào lớp.

d./…/ họ chạy về phía đám cháy. 

e./…/ em làm sai mất bài toán cuối.

Câu 4: Nêu tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong ví dụ sau:  “ Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ .”

Câu 5: Cho đoạn văn:           

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”                                           

( Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

a.Viết lại nội dung chính của đoạn văn trên bằng 1 câu văn có sử dụng một trạng ngữ ( gạch chân rõ trạng ngữ).

b. Tìm và nêu tác dụng của những câu rút gọn trong đoạn văn trên.

c. Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ về lòng yêu nước của người Việt hiện nay, trong đoạn có sử dụng một câu đặc biệt và một trạng ngữ ( gạch chân và chú thích rõ).

Câu 6: Viết đoạn văn khoảng 6 đến 7 câu giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, trong đoạn có sử dụng một câu rút gọn và một trạng ngữ (gạch chân và chú thích rõ).

***Nhanh nhé mk đag cần gap!!!

3
24 tháng 3 2020

TT

Ví dụ

Lược bỏ CN

Lược bỏ VN

Lược bỏ cả CN VN

a

Lan ơi!Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?

- Chủ  nhật.

x

b

Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

x

c

Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé!

x

d

Nhìn  thấy chị Hồng, nó reo lên: Hôm nay, chị đi chơi cùng ai đấy?

- Chị và bác Tám.

x

học_tốt

24 tháng 3 2020

Câu 1:

a) Lược bỏ CN

b)Lược bỏ CN

c)Lược bỏ CN

d)Lược bỏ CN

Câu 2:b

Câu 3:

a-3           b-6      c-2     d-5       e-1       f-4

II. Tự luận

Câu 1:

Câu đặc biệt: a

Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc

Câu 2: câu đặc biệt: e

27 tháng 9 2018

aCác từ ngữ nhóm A là tiếng Hán(từ mượn)còn nhóm B là tiếng Việt(từ thuần Việt)

bThường dùng nhóm B vì nó là tiếng của dân tộc,dễ hiểu hơn và coi trọng tiếng Việt

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà...
Đọc tiếp

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ”SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm)

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm)

0