Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Trạng ngữ là gì ?
A. Là thành phần chính của câu
B. Là thành phần phụ của câu
C. là biện pháp tu từ trong câu
D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt
Câu 2: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào ?
A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
B. Theo vị trí của chúng trong câu
C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
D. Theo mục đích nói của câu
Câu 3: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “ Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao) ?
A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai
B. Khi ấy
C. Đầu nó còn để hai trái đào
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 4: Trạng ngữ “ Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?
A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 5: Trạng ngữ “ Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì ?
A. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Câu 6: Trong câu, trạng ngữ bao giờ cũng được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 7: Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân . Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.
a) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh[...]. (Vũ Bằng)
b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. (Vũ Tú Nam)
c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. (Vũ Bằng)
d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu. (Võ Quảng)
A. Câu a B. Câu b C. Câu c D. Câu d
Câu 8: Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?
Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó. (Đặng Thai Mai)
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ nơi chốn
C. Chỉ phương tiện
D. Chỉ nguyên nhân
Câu 9: Trong những câu sau, câu nào có thể tách trạng ngữ thành câu riêng?
A. Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học tập.
B. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã.
C. Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rõ nét và sinh động của nhà thơ.
D. Bố cháu đã hi sinh năm 72.
Câu 10: Trạng ngữ không được dùng để làm gì?
A. Chỉ chủ thể của hành động được nói đến trong câu.
B. Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu.
C. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu.
D. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Câu 11: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ nơi chốn?
A. Như chim sổ lồng, chú bé chạy tung tăng khắp vườn.
B. Bên vỆ đường, sừng sững một cây sồi.
C. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
D. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
Câu12: Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu?
A. Danh từ, động từ, tính từ
B. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
C. Các quan hệ từ
D. Cả A và B đều đúng
Câu 13: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì?
A. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.
B. Làm cho câu ngắn gọn hơn.
C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ.
D. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.
Bài 2 :
Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa . Phương diện so sánh là trong, hình ảnh được so sánh với tiếng suối là tiếng hát xa , gợi âm thanh của tiếng suối ngân nga , du dương , êm ái , trong vắt từ xa vọng lại. Âm thanh rất nhỏ mà lại thu hút được sự chú ý của nhà thơ chứng tỏ cảnh đêm khuya đó rất yên tĩnh. Tác giả đã dùng cái động (âm thanh) để khắc họa không gian vô cùng yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc. So sánh tiếng suối với tiếng hát - sự vật thân thuộc với con người làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi , thân thiết , sống động và ấm áp.
Bài 1 : Thiếu đb .
Bài 2 :
-> So sánh Tiếng suối trong trẻo như tiếng hát ngân vang , êm đềm , du dương .
- Làm nổi bật lên vẻ đẹp của dòng nước trong vắt hoà quyện với sự bình yên của cảnh vật trong màn đêm tĩnh lặng
=> Làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên sống động và gần gũi
- Từ ghép : yêu thương, kính trọng, tình cảm, cao đẹp
- Từ láy: gần gũi, thiêng liêng
- Từ ghép chính phụ :
- Từ ghép đẳng lập: yêu thương, kính trọng, tình cảm, cao đẹp
- Từ láy toàn bộ :
- Từ láy bộ phận :
+ Láy phụ âm đầu: gần gũi
+ Láy phần vần: thiêng liêng
Chỉ ra từ ghép, từ láy và phân loại chúng trong câu văn sau : "
..tình yêu thương và kính trọng mẹ là tình cảm gần gũi, thiêng liêng và cao đẹp nhất.. "-
Từ ghép : yêu thương , kính trọng , tình cảm , cao đẹp
- Từ lágần gũi , thiêng liêng
- Từ ghép chính phụ : gần gũi
- Từ ghép đẳng lập : yêu thương , kính trọng , tình căm , cao đẹp
Từ láy toàn bộ : không có nha bạn !!! - Từ láy bộ phận : thiêng liêng
+ Láy phụ âm đầu : gần gũi
+ Láy phần vần : thiêng liêng
Chúc bạn học tốt AHIHIHI !!!!!!!
Câu hỏi 1:
Trong các từ sau, từ nào là từ ghép ?
- nhỏ nhắn
- nhỏ nhẹ
- nhỏ nhoi
- nho nhỏ
Câu hỏi 2:
Trái nghĩa với từ "hiền lành" ?
- vui tính
- độc ác
- hiền hậu
- đoàn kết
Câu hỏi 3:
Từ nào cùng nghĩa với từ "nhân hậu"?
- nhân từ
- vui vẻ
- đoàn kết
- đùm bọc
Câu hỏi 4:
Từ "nhỏ nhoi" được phân loại là từ láy gì ?
- láy âm
- đầu láy
- vần láy âm
- vần láy tiếng
Câu hỏi 5:
Trong các từ sau, từ láy âm đầu là từ nào ?
- xinh xinh
- lim dim
- làng nhàng
- bồng bềnh
Câu hỏi 6:
Trong câu thơ sau có mấy từ phức: Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa ?
- 3
- 2
- 6
- 4
Câu hỏi 7:
Từ nào cùng nghĩa với từ "đoàn kết"?
- trung hậu
- vui sướng
- đùm bọc
- đôn hậu
Câu hỏi 8:
Từ "liêu xiêu" được gọi là từ láy gì ?
- láy âm đầu
- láy vần
- láy âm, vần
- láy tiếng
Câu hỏi 9:
Trong các từ sau, từ nào là từ ghép tổng hợp có tiếng "nhà" ?
- nhà máy
- nhà chung cư
- nhà trẻ
- nhà cửa
Câu hỏi 10:
Trong các từ sau, từ nào là từ láy có tiếng "hiền" ?
- hiền lành
hiền hậu
hiền hòa
Chúc bn hc tốt!
Câu hỏi 1:
Trong các từ sau, từ nào là từ ghép ?
- nhỏ nhắn
- nhỏ nhẹ
- nhỏ nhoi
- nho nhỏ
Câu hỏi 2:
Trái nghĩa với từ "hiền lành" ?
- vui tính
- độc ác
- hiền hậu
- đoàn kết
Câu hỏi 3:
Từ nào cùng nghĩa với từ "nhân hậu"?
- nhân từ
- vui vẻ
- đoàn kết
- đùm bọc
Câu hỏi 4:
Từ "nhỏ nhoi" được phân loại là từ láy gì ?
- láy âm
- đầu láy
- vần láy âm
- vần láy tiếng
Câu hỏi 5:
Trong các từ sau, từ láy âm đầu là từ nào ?
- xinh xinh
- lim dim
- làng nhàng
- bồng bềnh
Câu hỏi 6:
Trong câu thơ sau có mấy từ phức: Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa ?
- 3
- 2
- 6
- 4
Câu hỏi 7:
Từ nào cùng nghĩa với từ "đoàn kết"?
- trung hậu
- vui sướng
- đùm bọc
- đôn hậu
Câu hỏi 8:
Từ "liêu xiêu" được gọi là từ láy gì ?
- láy âm đầu
- láy vần
- láy âm, vần
- láy tiếng
Câu hỏi 9:
Trong các từ sau, từ nào là từ ghép tổng hợp có tiếng "nhà" ?
- nhà máy
- nhà chung cư
- nhà trẻ
- nhà cửa
Câu hỏi 10:
Trong các từ sau, từ nào là từ láy có tiếng "hiền" ?
- hiền lành
- hiền hậu
- hiền hòa
- hiền dịu
Bạn tham khảo nhé
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.
Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.
Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.
Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.
Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.
Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.
Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt
Mà em vẫn giữ tâm lòng son
Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.
Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.
1. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
2.Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
3.Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
4.Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
5.Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu?
6.Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương
7.Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy.
mình bt 7 câu thôi thông cảm nha.
Đáp án: B