Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vương triều Mô-gôn (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Tuy là thời kì cuối cùng, nhưng không phải chỉ có khủng hoảng, suy thoái và tan rã. Thật vậy, các vị vua thời kì đầu đã ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hoá” và xây dựng đất nước.nổi bật nhất là nhà vua thứ tư là A-cơ-ba,đã đưay Ấn Độ đạt được bước phát triển mới.
Trong nửa thế kì trị vì, A-cơ-ba (1556 - 1605) đã thi hành một số chính sách tích cực :
Những chính sách đó làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. A-cơ-ba được coi như là một vị anh hùng dân tộc ; ngày nay tên ông được đặt cho nhiều đường phố, công trình, xứng với danh hiệu của Ông là Đấng Chí tôn A-cơ-ba.
Tuy nhiên, hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị một đất nước rộng lớn nhưng rất đa dạng, phân tán. Một số vị vua đã dùng biện pháp đàn áp quyết liệt, hình phạt khắc nghiệt để bắt dân chúng phục tùng, đóng thuế và lao dịch nặng nề. Làm cho đất nước suy thoái và dần dần tan rã . Vì vậy có thể nói vương triều mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến ấn độ mà không phải chỉ có khủng bố , suy thoái và tan rã .
* Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc:
- Những tiến bộ trong sản xuất: Cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc, cư dân Trung Hoa cổ đại bắt đầu chế tạo công cụ bằng sắt làm cho diện tích trồng trọt được mở rộng. Kỹ thuật sản xuất được cải tiến. Các công trình thủy lợi và giao thông có quy mô lớn cũng được xây dựng.
- Những biến đổi trong đời sống xã hội:
+ Những quan lại và một số nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Từ đó, một giai cấp mới được hình thành, bao gồm những kẻ có nhiều ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.
+ Cùng với quá trình hình thành giai cấp địa chủ, nông dân cũng bị phân hóa:
• Nông dân giàu có trở thành địa chủ.
• Nông dân giữ lại được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh.
• Số còn lại là nông dân công xã, rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng đất trở thành nông dân lĩnh canh.
- Như vậy, quan hệ chủ yếu trước kia là quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột của địa chủ với nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến xuất hiện.
* Chế độ phong kiến thời Tần – Hán
Sự hình thành nhà Tần và nhà Hán:
- Nhà Tần: Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc. giữa Các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột thôn tính lẫn nhau. Trong đó Tần là nước mạnh hơn cả đã thống nhất được Trung Quốc vào năm 221 TCN.
- Nhà HÁn: Nhà Tần trị vì Trung Quốc được 15 năm thì nhà Hán lên thay, Các hoàng đế triều Hán tiếp tục củng cố chính quyền, mở rộng hình thức tiến cử các con em gia đình địa chủ.
1.Cơ sở bên trong dẫn đến sự ra đời của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á đầu công nguyên là
a - Sự phát triển của ngành Kinh Tế
b - Sự tiếp thu và sáng tạo văn hóa Ấn Độ
c - Sự phát triển của ngành kinh tế lúa nước
d - Sự ra đời của thủ công và ngoại thương
2.Điểm khác nhau của Vương triều Mô gôn và vương triều Đê li là
a - Bị ấn độ hóa
b - Xuất hiện vị vua kiệt xuất
c - Vương triều vị vua ngoại tộc
d - theo Hồi giáo
3. Điểm khác biệt cơ bản về chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu với phong kiến phương Đông là gì
a - Chế độ quân chủ lập hiến
b - Chế độ dân chủ tư sản
c- Chế độ dân chủ phong kiến
d - Chế độ phong kiến phân quyền
4.Điểm mới trong quan hệ sản xuất dưới thời nhà Minh so với các triều đại còn lại của Trung Quốc là gì ?
a - Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển
b - Quan hệ sản xuất phong kiến được xác lập
c - Quan hệ sản xuất phong kiến được củng cố và phát triển
d - Xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
Đáp án: B