Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Theo mình thì yếu tố đó chính là : các NST kép trong cặp tương đồng dữ nguyên trạng thái phân li về 2 cực của tế bào ở kì sau 1.
- Vì trong giảm phân thì chỉ có kì sau 1 trong giảm phân mới có thể tạo ra biến dị tổ hợp tùy theo cách sắp xếp các NST trên mặt phẳng xích đạo và phân ly và từ đó tạo nên sự đa dạng.
- Từ một tế bào, qua hai lần phân bào của giảm phân tạo ra được bốn tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa. Nhưng khác với nguyên phân, giảm phân tạo ra tế bào có hệ gene đơn bội khác nhau (vật chất di truyền không giống nhau).
- Nguyên nhân về sự khác nhau trong vật chất di truyền của các tế bào con được tạo ra qua giảm phân là do sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong kì sau của giảm phân I cũng như sự trao đổi chéo xảy ra giữa chúng tạo tổ hợp NST và tổ hợp gene mới trong kì đầu của giảm phân I.
Quá trình | Diễn biến | Ý nghĩa |
Phân bào | -Diễn biến của NST qua quá trình nguyên phân và giảm phân. | Là ý nghĩa của quá trình nguyên phân và giảm phân. |
Nguyên phân | - Kì trung gian. NST ở dạng sợi mảnh duỗi xoắn Mỗi NST đơn tự nhân đôi để tạo thành các NST kép. -Kì đầu. Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt -Kì giữa . Các NST kép đóng xoắn cực đại Các NST kép tập trung xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào -Kì sau. Mỗi NST kép tách thành 2 NST đơn Các NST đơn được các sợi tơ vô sắc kéo về 2 cực của tế bào -Kì cuối. Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh. | - Đối với các sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. - Đối với các cơ thể sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. - Ngoài ra, nguyên phân cũng đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái sinh những mô hoặc các cơ quan bị tổn thương - Ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ. |
tham khảo
I. KHÁI NIỆM VỀ SINH TRƯỞNG
1. Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
2. Thời gian thế hệ (g)
Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi 1 tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.
VD: VK E.coli 20' phân chia một lần (g=20'); trực khuẩn lao là 12h ( ở nhiệt độ 37oC); nấm men bia ở 30oC là 2h...
Công thức tính thời gian thế hệ: g = t/n
với: t: thời gian
n: số lần phân chia trong thời gian t
3. Công thức tính số lượng tế bào
Sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu trong thời gian t:
Nt = N0 x 2n
Với:
Nt : số tế bào sau n lần phân chia trong thời gian t
N0 : số tế bào ban đầu
n : số lần phân chia
II. SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI SINH VẬT
1. Nuôi cấy không liên tục
Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục bao gồm 4 pha cơ bản; pha tiềm phát, pha cấp số, pha cân bằng và pha suy vong.
µ là tốc độ sinh trưởng riêng của VSV, chỉ số lần phân chia trong một đơn vị thời gian.
- Pha tiềm phát (pha lag): tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạnh ADN và các enzyme chuẩn bị cho sự phân bào.
- Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đai. Thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.
- Pha cân bằng: tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi cấy, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian.
- Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm do bị phân huỷ ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng
Ý nghĩa: nghiên cứu sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật,
Một số hạn chế của nuôi cấy không liên tục:
+ Chất dinh dưỡng cạn dần
+ Các chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều và ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật
2. Nuôi cấy liên tục:
Trong nuôi cấy liên tục không có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không lấy ra các chất độc hại do đó quá trình nuôi cấy sẽ nhanh chóng dẫn đến suy vong.
Trong nuôi cấy liên tục chất dinh dưỡng mới thường xuyên được bổ sung đồng thời không ngừng loại bỏ các chất thải, nhờ vậy quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả cao và thu được nhiều sinh khối hơn.
Nuôi cấy liên tục được dùng để sản xuất sinh khối vi sinh vật như các enzyme, vitamim, etanol…
III. Sinh sản của vi sinh vật.
Ở cả vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều có 3 hình thức sinh sản là: Phân đôi, nảy chồi và hình thành bào tử.
1. Sinh sản ở sinh vật nhân sơ.
Phân đôi ở vi sinh vật:
Nội bào tử ở vi khuẩn
2. Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực.
Hình thành bào tử ở nấm mốc:
Bào tử trần và bào tử kín :
So sánh nội bào tử và ngoại bào tử:
Trình bày sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục+ Pha tiềm phát + Pha luỹ thừa + Pha cân bằng + Pha suy vong
Để không xảy ra pha suy vong: luôn đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra lượng dịch nuôi cấy tương đương.
So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục
Để giúp các bạn dễ nhớ và so sánh, Toploigiai xin tổng hợp lại những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục như sau:
Giống nhau:
Cả hai phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục đều bắt đầu với pha tiềm phát. Tiếp đến là pha lũy thừa và pha cân bằng.
Khác nhau:
Nuôi cấy liên tục | Nuôi cấy không liên tục |
Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng mới | Không bổ sung chất dinh dưỡng mới |
Thường xuyên rút bỏ chất thải và sinh khối | Không rút bỏ chất thải và sinh khối |
Quần thể vi sinh vật sinh trưởng ở pha lũy thừa trong thời gian dài, mật độ vi sinh vật tương đối ổn định, không có pha tiềm phát | Quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong |
Vi sinh vật không bị phân hủy ở thời gian suy vong | Vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong |
Bảng so sánh giữa nuôi cấy liên tục và không liên tục
Sự sinh trưởng của vi sinh vật xử lý nước
Mỗi loài sinh vật chỉ thích nghi với 1 hoặc 1 vài điều kiện khác nhau. Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 nước có sự đa dạng sinh học lớn nhất thế giới. Vậy sự đa dạng sinh học mà Việt Nam có được là do đâu???
- Thứ nhất, đó chính là vị trí địa lý của nước ta. VN nằm trên con đường từ phương Bắc -> phương Nam, từ phương Đông -> phương Tây, nằm trên con đường với những luồng di cư lớn của sinh vật (cả trong quá khứ và hiện tại)
- Thứ hai, nước ta có hệ thống địa hình đa dạng: núi cao, đồng bằng, cao nguyên, bãi bồi, đầm phá, vịnh, hải đảo, biển,...
- Thứ ba, VN có khí hậu đa dạng, thay đồi từ Bắc vào Nam, từ khí hậu cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới,...
- Thứ tư, Khí hậu chịu ảnh hưởng của hải dương, nên khá ôn hòa, không khắc nghiệt như một số quốc gia có cùng vĩ độ, hay các quốc gia ở vùng cực, hoang mạc,...
- Thứ năm, thổ nhưỡng cũng đa dạng (đất phù sa, đất ferralit, đất xám, đất cát ven biển, đất phèn, đất mặn,...trong mỗi loại lại có những nhóm đất nhỏ hơn) -> tác động đến hệ thống thực vật, rừng (rừng nhiệt đới, rừng rụng lá, rừng ngập mặn,...)-> cũng ảnh hưởng đến hệ thống động vật .
Ở hình 19.1 ta thấy NST được nhân đôi 1 lần, ở kỳ giữa I, các NST kép tương đồng xếp thành 2 hàng trên NST,ở kỳ sau I, các NST kép đi về 2 phía khác nhau tạo ra các tế bào con có chứa n NST kép.
Ở giảm phân 2, các NST đơn trong n NST kép phân ly đồng đều về 2 phía của tế bào mà không có sự nhân đôi NST tạo ra các tế bào con có bộ NST n (giảm đi 1 nửa so với ban đầu)
Nguyên nhân là do:
- Sự nhân đôi chỉ diễn ra 1 lần
- Sự phân ly của NST diễn ra 2 lần.
đúng. vì Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp ( mỗi lần cũng gồm 4 kì như nguyên phân ) nhưng trong đó NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian lần phân bào 1*Lần phân bào 1( như nguyên phân )Kì trung gian-Đầu kì trung gian NST ở dạng sợi mảnh, duỗi xoắn-Bước vào kì trung gian: trung thể nhân đôi, NST nhân đôi -> tạo thành NST kép ( gồm 2 cromatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động )Kì đầu-Màng nhân, nhân con biến mất-Sợi tơ thoi phân bào xuất hiện nối liền hai cực tế bào-NST đóng xoắn lên có hình thái rõ rệt
có hai sự kiện chính đó là sự bắt chéo, trao đổi đoạn của các NST trong cặp tương đồng diễn ra ở kì đầu GP 1 và sự phân li độc lập các NST trong kì sau của GP1 , sự phân li đồng đều của NST đơn về 2 cực ở KS 2 đã tạo ra nhều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. Là cơ sở cho sự xuất hiện biến dị tổ hợp