K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất. Dàn ý Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em. 1. Mở bài: - Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý. - Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời. Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con. 2. Thân bài: - Mẹ tôi năm nay 35 tuổi Dáng vóc: thanh mảnh, làn dan trắng...
Đọc tiếp

Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất. Dàn ý Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em. 1. Mở bài: - Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý. - Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời. Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con. 2. Thân bài: - Mẹ tôi năm nay 35 tuổi Dáng vóc: thanh mảnh, làn dan trắng trẻo, mái tóc đen và dài, đôi mắt to tròn, và khuôn mặt phúc hậu. - Mẹ là người dịu dàng, hòa nhã và luôn đối xử tốt với mọi người. Trong nhà mẹ là người lo lắng, chăm sóc các thành viên trong gia đình. Buổi sáng mẹ dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng và chuẩn bị cho em đi học và bố đi làm. Buổi trưa mẹ giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn gọn gàng, sạch sẽ. Buổi tối mẹ chuẩn bị bữa cơm tối cho cả gia đình, nấu những món mà em thích. Bữa ăn là thành quả vất vả của mẹ trong cả ngày. - Những lúc em không nghe lời, hay mắc lỗi nhưng mẹ cũng không bao giờ lớn tiếng hay dùng đòn roi mà mẹ cần em trình bày rõ chuyện rồi phê bình, nhắc nhở không tái phạm. Mẹ thật tâm lý và tình cảm. Mẹ em làm kế toán ở cơ quan công việc thường xuyên bận rộn nấy là cuối tuần. Đây là công việc cần sự tỉ mỉ, cận thận. - Những lúc rảnh rỗi mẹ thường đọc sách và hướng dẫn em làm bài tập. - Mẹ luôn cho chu toàn cho gia đình và cả công việc. Mẹ em là người phụ nữ thật tuyệt vời. 3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, sự yêu thương đối với mẹ. Mẹ là cả một thế giới mẹ luôn chăm lo và hi sinh vì con cái. - Em yêu mẹ rất nhiều và chắc chắn sẽ học thật tốt để mẹ luôn vui. ĐỀ 1 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối. Hai chiếc giường ướt một Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong

0
1 tháng 1 2017

Từ xa xưa cha ông ta đã biết gửi gắm những tâm từ tình cảm của mình vào trong những câu thơ những bài văn những câu hát. Và chính những tâm sự đó mới giúp cho những người trẻ như chúng ta đang được sống trong một xã hội thanh bình mới có thể cảm nhận một phần nào đó những đau khổ trong xã hội phong kiến mà người dân thời bấy giờ phải chịu đựng.

Có thể nói giai cấp nông dân là giai cấp đầu tiên được hình thành từ khi xuất hiện loài người. Tuy xuất hiện sớm nhưng giai cấp nông dân lại là một giai cấp chịu nhiều khó khăn nhất và bị coi thường nhất trong tất cả các giai cấp tại tất cả các quốc gai có nông dân. Những người nông dân ấy chỉ biết cam chịu một năng hai sương bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Họ chỉ biết là lụng không biết mệ mỏi họ chỉ biết chịu đựng họ chân chất thật thà họ là giai cấp đáy của xã hội nhưng lại là giai cấp sản sinh ra rất nhiều những nhà yêu nước những nhà cách mạng lớn lãnh đạo dân tộc. Những người nông dân chân lấm tay bùn ấy được xuất hiện trong những câu ca dao câu thơ khiến chúng ta thêm yêu quý cảm phục họ và thương cảm cho những thân phận như thế. Họ được ví như những con cò con vạc ngoài đồng là những con vật lam lũ nhất của cuộc sông và cũng gắn bó hết sức mật thiết đối với những người nông dân.

“Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”

[nguoi nong dan cay lua]

Con cò trong câu ca dao mang hình ảnh của người nông dân cô đơn, cùng cực. Cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. một mình thân cò bé nhỏ mà phải đương đầu với những khó khăn quá lớn. Việc vất vả đó kéo dài: “bấy nay” chứ không phải một ngày hai ngày. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lân đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.

21 tháng 9 2018

A. mở bài: 

-giới thiệu về mẹ 

-tình cảm chung về mẹ

B. thân bài:

-giới thiệu bao quát

a) biểu cảm về ngoại hình

-mái tóc mẹ đen mượt và dài ngang vai ôm lấy khuôn mặt

-nước da mẹ ko trắng như bao người phụ nữ khác vì ngày xưa mẹ đã vất vả kiếm ra tiền để lo cho gia đình

b) biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, công việc

- mẹ dạy chị em tôi học bài, cách nói năng, cư xử với mọi người

-khi chị em tôi làm sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở

-c)kỉ niệm giữa minh và mẹ

d)biểu cảm trực tiếp

C. kết bài:

-cảm nghĩ, tình cảm về mẹ

-lời hứa hẹn

21 tháng 9 2018

1. Mở Bài: Giới thiệu đối tượng cần miêu tả

+ Bạn chỉ là một từ mà sao mang nhiều ý nghĩa và cảm xúc đến vậy. Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng có ít nhất là một người bạn

+ Có nhiều kiểu bạn, có thể là bạn đi học, bạn đi chơi thậm trí là bạn đi du lịch hay bất cứ nơi đâu cũng có thể có những người bạn cho chính mình.

+ Cũng như chính bản thân tôi, tôi cũng có những người bạn của riêng mình và đặc biệt trong đó có một người bạn thân nhất với tôi.

2. Thân Bài: Miêu tả đối tượng

Hoàn cảnh quen biết:

+ Cậu ấy là con trai một của gia đình khá giả nhưng lại dễ gần và thân thiết.

+ Tôi và cậu quen biết nhau là một sự tình cờ, tôi rất thích sách và đặc biệt rất thích đến thư viện một nơi rất yên tĩnh cho những ai yêu sách như tôi và có lẽ cậu cũng vậy.

+ Gặp nhau đôi lần trong thư viện nhưng chúng tôi cũng chẳng để ý cho tới khi tôi và cậu cùng tìm một quyển sách, tôi đã tìm thấy trước và cậu chạy theo kì kèo muốn mượn nhưng tôi không đồng ý.

+ Sau khi nói chuyện biết rằng tôi và cậu có chung sở thích, cùng đọc sách lại cùng tìm hiểu một vấn đề và cả hai đều có thể chia sẽ sở thích cho nhau

+ Chắc rằng hai con người xa lạ gặp nhau lại cùng chung sở thích và có thể giúp đỡ nhau sẽ rất thân rồi. Dần dần chúng tôi trở thành bạn thân của nhau.

Hình Dáng:

+ Cậu cao 1m65 chiều cao lý tưởng mà bạn nam nào cũng muốn có trong độ tuổi 15

+ Dáng người mảnh và gầy

+ Cậu mang một làm da trắng mà bao cô gái phải ghen tị.

=> Vẻ ngoài của cậu rất hợp với sở thích của cậu, cậu mang một vẻ thư sinh mà chỉ cần nhìn thôi là có thể nhận ra ngay

+ Đôi mắt cậu sáng, hai mí và mỗi khi cậu cười thì đôi mắt cũng như biết cười theo vậy.

+ Lúc cười trên má trái của cậu ẩn hiện một chiếc lúm nhỏ xinh mà có lẽ rất ít người có.

Tính Cách

+ Cậu là một chàng trai nhẹ nhàng và ấm áp. Ví Dụ: Mỗi lần tôi buồn cậu đều đến bên cạnh, cậu chẳng nói gì cũng chẳng buồn thay tôi mà chỉ im lặng ngồi đó. Tôi đạt điểm cao thì cả hai cùng nhau đi ăn, cậu tặng tôi một cuốn sách tôi yêu thích như thể tiếp thêm cho tôi động lực để cố gắng. Lúc tôi làm sai, bị phạt cậu sẽ chẳng giúp đỡ mà chờ tôi về sau mỗi lần tôi chịu phạt sau giờ học. Cậu phân tích cho tôi điểm sai của bản thân.

+ Cậu là một học sinh ngoan với học lực giỏi và nhất là môn văn, chúng tôi đã học chuyên văn cùng nhau. Cậu thường xuyên là học sinh đại diện của trường đi thi văn.

+ Tôi chỉ là một học sinh bình thường trong lớp, gia cảnh cũng chẳng thể sánh bằng nhà cậu. Nhìn lại tình bạn đẹp ấy tôi mới biết được rằng từ bạn thân thiết và ý nghĩa đến dường nào.

+ Lúc ở trường thường có phong trào “đôi bạn cùng tiến” cậu ấy không sợ tôi kéo kết quả học tập của cậu ấy xuống mà lại giúp đỡ tôi học tập và hiểu thêm về nền tảng kiến thức.

=> Cậu là một học sinh giỏi, gia cảnh tốt nhưng lại không phải là người tự cao mà lại là một người bạn dễ gần, ấm áp và vui vẻ. Cậu hòa đồng và được mọi người yêu mến.

3. Kết Bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân .

Đối với mỗi người sẽ có những quan niệm khác nhau, có những người sẽ cho rằng không cùng gia cảnh hay không cùng năng lực sẽ chẳng thể quen biết nhau nhưng trên đời này có những mối quan hệ rất kì diệu, có những sở thích, những tâm sự hay những sự sẻ chia mà bạn nhận được từ một người nào đó chỉ cần là sự cảm thông chỉ cần hiểu nhau chỉ cần thích hợp chứ không nhất thiết phải phù hợp. Chỉ cần vậy thôi thì mối quan hệ giữa người với người sẽ gần nhau hơn.

Hãy mở rộng lòng và học cách yêu thương rồi chúng ta sẽ có những mối quan hệ tốt, những tình bạn tốt đẹp giống như tôi vậy. Tình bạn này đã bên cạnh tôi suốt 7 năm rồi và chúng tôi luôn trân trọng và thấu hiểu nhau. Tôi tự hứa với bản thân mình sẽ giữ vững mãi tình bạn đẹp như níu giữ tất cả kí ức đẹp của thời học sinh.

4 tháng 11 2016

a)MB: - Giới thiệu khái quát về mảnh vườn.
- Tình cảm chung.
TB: - Hình khối, quang cảnh xung quanh và trong khu vườn.
- Các loài cây được trồng.
- Người chăm sóc, thời gian dành cho chăm sóc khu vườn.
- Màu sắc, âm thanh quanh và trong khu vườn.
- Nguồn lợi kinh tế, tinh thần.
KB: - Ấn tượng và tình cảm đối với khu vườn

b)*Mở bài: Giới thiệu chung về con vật
*Thân bài:
- Giới thiệu đôi nét về hình dáng bên ngoài
+ Màu lông,ánh mắt, hay những điểm đặc biệt vê hình dáng.
- Hoàn cảnh khi nhận nuôi con vật
- Lúc đầu khi mới nuôi con vật thì bạn đối với nó như thế nào
- Thời gian sau bạn đối với nó ra sau
- Những kĩ niệm của bạn và nó mà đáng nhớ nhất
- Khi bạn không gặp nó thì thái độ ra sao
và bạn cũng có thể nêu thêm những kĩ niệm vào bài văn như: Khi bạn đi học về thì nó mừng chẳng hạn, hay nó bị đi lạc...
*Kết bài: Nêu tình cảm của bạn đối với con vật.

C)1.. Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.

d)mb: giới thiệu trường đag học và tình cảm chug vs ngôi trươg đó
tb: -cảm nghĩ về trường
- kỉ niệm, thày cô
-cảm nghĩ về những điều tốt đẹp mà ngôi trg mag cho mỗi hs
+ tình bạn, tình thày trò, tình yêu thg
+ kiến thức ms lạ
+ nhữg bài học làm ng
+ những ước mơ, hi vọng đẹp trong t/lai
kb: khẳng định lại t/cảm

4 tháng 11 2016

A) cảm xúc về vườn nhà

*Mở bài: Giới thiệu về vườn và tình cảm với vườn.

*Thân bài:+Lịch sử của vườn.

+Sự chăm bón của gia đình, người thân.

+Vườn qua 4 mùa

* Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà

Bạn tham khảo tạm nha mình sợ nó ko đầy đủ cho lắm

Việt Nam ta có kho tàng tục ngữ, ca dao rất phong phú và đa dạng. Tục ngữ, ca dao là những câu nói ngắn gọn thể hiện kinh nghiệm của dân gian về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có lao động sản xuất. Những kinh nghiệm đó xuất phát từ thực tế việc quan sát công cuộc lao động để sản xuất ra của cải vật chất của dân gian. Có ý kiến cho rằng: " Tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay."

Qủa thật tục ngữ chính là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa. Tục ngữ vốn chính là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt; tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội; được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng ca dao tục ngữ vô giá về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có nhiều lĩnh vực chưa được khoa học kiểm chứng nhưng vẫn đưa vào thực hiện và đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh những hiểu biết của nhân dân về thế giới tự nhiên và công cuộc lao động chinh phục thế giới ấy. Ta có thể kể đến câu tục ngữ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm về khoảng thời gian tháng năm, tháng mười. Tháng năm đên ngắn (chưa kịp nằm trời đã sáng), tháng mười ngày ngắn (chưa kịp cười đã tối). Như vậy, tháng năm (suy rộng ra là mùa hè) ngày dài, tháng mười (suy rộng ra là mùa đông) đêm dài. Hiểu biết trên đây xuất phát từ những lần quan sát và trải nghiệm thực tế. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí… Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. Cùng nội dung về thiên nhiên, câu tục ngữ sau đây phản ánh hiểu biết của dân gian về thời tiết:

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Kinh nghiệm về những hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên cũng được đúc rút và cho kết quả rất chính xác. Khi trời nhiều sao “mau sao” thì sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít sao “vắng sao” thì mưa. Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ cũng là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, mây ít trời quang vậy sẽ có nắng; nhiều mây nên nhìn thấy ít sao, mây nhiều vậy trời sẽ mưa. Đây là một trong những kiến thức đơn giản, nhìn sao trên trời đêm hôm trước có thể đoán trước được thời tiết của ngày hôm sau để sắp xếp công việc. 

Không những thế tục ngữ còn là kho tàng trí tuệ của nhân dân xưa. Đối với con người, học tập là công việc quan trọng suốt đời nên phải biết học tập mọi lúc, mọi nơi, từ nhiều người, nhiều nguồn:

Không thầy đố mày làm nên.

Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa cũng là một cách học quan trọng, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương, tu dưỡng nhân cách.Tục ngữ thể hiện những tri thức quý báu của nhân dân về mọi mặt trong đời sống của con người. Đó đều là những hiểu biết vàng mười đã được thời gian và sự thật cuộc sống thử thách, sàng lọc. Điều đặc biệt là vốn tri thức ấy lại được diễn đạt bằng những hình thức vô cùng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền. Và bởi thế, cho đến ngày nay và mai sau, đó thực sự là vốn quý của chúng ta, giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng về tự nhiên và xã hội.

Xã hội chúng ta ngày càng phát triển kèm theo đó là những thành tự về khoa học kĩ thuật ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu con người. Giờ đây chúng ta có thể dễ dàng biết được thời tiết thông qua truyền hình dự báo thời tiết, hay cách gieo trồng. Tuy nhiên không phải vì thế mà những câu tục ngữ mà ông cha ta truyền dậy lại mai một không còn ý nghĩa nữa. Nó vẫn luôn có ý nghĩa thực tiễn vận dụng vào trong cuộc sống thường này đặc biệt đối với những người nông dân chân chất lam lũ, họ vẫn luôn ghi nhớ những lời dạy mà ông cha ta để lại để áp dụng vào trong đời sống lao động sản xuất thường ngày, những lí lẽ, những tri thức mà ông cha ta truyền bảo vẫn sẽ sống mãi với thời gian.

Qua các câu tục ngữ mà cha ông ta để lại đã thể hiện trình độ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống mà cha ông đã đúc rút qua nhiều năm tháng. Nhờ những câu tục ngữ đó, chúng ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp tưởng chừng như rơi vào bế tắc. Có như vậy chúng ta mới biết quý trọng những gì mà cha ông để lại, mỗi người chúng ta hãy sống và làm việc thật tốt để xứng đáng với những gì cha ông để lại.

 
7 tháng 1 2022

1.a. Mở bài: Cảm nghĩ chung về hình ảnh thầy cô giáo trong suy nghĩ và tình cảm của học trò.

b. Thân bài:

- Cảm nghĩ về những tri thức mà thầy cô mở ra cho học sinh :

+ Thầy cô là người mang cho học sinh tri thức (những kiến thức trong vấn đề học tập, cách đối nhân xử thế, cách cư xử…)

+ Ý nghĩa của những tri thức đó trong giáo dục và bồi dưỡng tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh.

- Cảm nghĩ về hình ảnh người thầy, người cô:

+ Cảm nghĩa về ngoại hình, vóc dáng của thầy cô

+ Hình ảnh thầy cô trong việc truyền tải tri thức (liên tưởng đến hình ảnh thầy cô soạn giáo án, thầy cô giảng dạy…).

+ Cảm nghĩ về sự quan tâm và những tình cảm của thầy cô với lớp học.

+ Nêu suy nghĩ bản thân về cuộc sống thanh bạch của người thầy và "nghề giáo".

- Nêu cảm nghĩ về những đóng góp của thầy cô cho tương lai đất nước

- Suy nghĩ về hình ảnh người thầy, người cô hiện nay (mở rộng vấn đề).

c. Kết bài: Khẳng định hình ảnh thầy cô sống mãi trong lòng học sinh.

2.a. Mở bài:

  • Giới thiệu về loài cây em yêu.

b. Thân bài:

- Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

  • Em thích màu của lá cây,…
  • Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…
  • Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say sưa hứng thú ra sao?

- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

  • Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
  • Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

- Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).

c. Kết bài:

  • Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

3.a. Mở bài:

  • Giới thiệu về loài cây em yêu.

b. Thân bài:

- Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

  • Em thích màu của lá cây,…
  • Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…
  • Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say sưa hứng thú ra sao?

- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

  • Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
  • Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

- Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).

c. Kết bài:

  • Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

Đề 2 : Biểu cảm về loài câu em yêu 

Bài làm

Dàn ý biểu cảm về loài cây em yêu: Cây ổi

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về cây ổi mà em muốn biểu cảm.
  • Gợi ý: Bố của em là một người rất yêu thích làm vườn. Vì vậy, trong vườn nhà em lúc nào cũng xum xuê cành lá của nhiều loại cây khác nhau. Trong đó, đẹp nhất và có nhiều tuổi nhất, chính là cây ổi găng ở giữa góc vườn. Đó chính là cây đầu tiên bố em trồng ở trong khu vườn này.

b. Thân bài

- Miêu tả chung về cây ổi găng:

  • Cây đã bao nhiêu năm tuổi rồi?
  • Cây cao bao nhiêu? (nếu không chắc số đo, có thể so sánh với các sự vật có chiều cao tương đương, như mái nhà, ban công, hàng rào, cột điện…)
  • Thân cây to như thế nào? Lớp vỏ bên ngoài thân cây có màu sắc và đặc điểm gì đặc biệt?
  • Cây ổi có nhiều cành con không? Các cành con bắt đầu mọc từ đoạn nào của thân cây? Các cành cây có to không?

- Miêu tả lá cây ổi găng:

  • Lá ổi có hình dáng như thế nào?
  • Kích thước lá khoảng bao nhiêu? (có thể so sánh với các loại lá hoặc đồ vật khác)
  • Màu sắc của lá ổi? (khi còn non, khi đã già)
  • Mặt trên và mặt dưới của lá ổi có khác nhau không?
  • Người ta thường dùng lá ổi găng để làm gì?

- Miêu tả hoa và quả ổi:

  • Hoa ổi nở vào tháng mấy trong năm? Bông hoa ổi to như thế nào và có màu sắc gì?
  • Sau bao lâu thì hoa ổi kết quả?
  • Quả ổi lúc còn nhỏ to như thế nào? Có hình dáng, màu sắc ra sao?
  • Mất bao lâu để quả ổi găng to hết cỡ?
  • Một quả ổi găng có thể lớn như thế nào?
  • Khi ăn, bên trong quả ổi có màu sắc như thế nào? Mùi vị ra sao?
  • Em thường ăn ổi theo những cách như thế nào?

- Hoạt động của mọi người với cây ổi găng

  • Hằng ngày, em và mọi người chăm sóc cây ổi như thế nào? (tưới nước, bắt sâu, bón phân, tỉa lá, bọc quả…)
  • Khi đến mùa quả chín, cả nhà em có cùng nhau thu hoạch quả không?
  • Em có thường xuyên ra chơi dưới gốc ổi không?

c. Kết bài

  • Suy nghĩ, tình cảm của em dành cho cây ổi găng.
  • Gợi ý: Đến nay, cây ổi găng đã cùng em ngày càng trưởng thành. Mỗi năm, tán lá lại càng thêm cao lớn và xanh mướt. Em sẽ cố gắng chăm cây thật tốt, để cây ổi mãi luôn tươi tốt.