Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
văn học hiện đại việc nam đang trên đà phát triển và cũng đang cố gắng để phát triển hơn nữa về sau này.để cho mọi người trên thế giới biết rằng văn học việt nam là cả một kho tàng là những viên ngọc còn mãi với thời gian càng để lâu càng sáng
hghhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuy,mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm
Có cái ý này hay nek tham khảo
“Thơ Bác tràn đầy ánh trăng”. Thật vậy, Bác đã ngắm trăng và viết nhiều bài thơ trăng. Bác có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng, túi thơ của Bác tràn ánh trăng: "trăng lồng cổ thụ", “Trăng vào cửa sổ đòi thơ”, “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc với những bài thơ trăng của mình. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết của Người :
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
trăng vào thơ bác luôn là sự tình cờ, trăng đến với bác trong mọi thời điểm.với những lúc bác tự do, nơi quê hương như bài cảnh khuya trăng đến thật đẹp: rằm xuân lồng lộng trăng soi / sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. lúc đấy bác đang bàn bạc việc nước , trăng vào như xua tan đi sự cang thăng ngội ngạt trên thyền. thế nhưng trong lúc gian nan trăng lại càng quấn quýt láy bác hơn như bài ngắm trăng là một ví dụ: trong tù không rượi cũng...trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ. những lúc như vậy nơi đất khách quê người trăng vào tâm tình thủ thỉ, an ủi lấy lại niềm tim cho bác.quả thật, trăng vs bác như hình vs bóng làm cho thơ bác tràn ngập ánh trăng.
1- Khái niệm
Quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
- Tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời bao gồm:
+ Cách sống
+ Hoạt động sống
+ Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). ở ngoài xã hội có các quan hệ trên, dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè...
2-Yêu cầu
a . Hiểu được vấn đề cần nghị luận là gì.
b. Từ vấn đềi l đã xác định, người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bác bỏ... nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận.
c. Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề
3- Cách làm
- Trước khi tìm hiểu đề phải thực hiện ba thao tác
+ Gạch chân các từ quan trọng
+ Ngăn vế (nếu có)
- Tìm hiểu đề
a1. Tìm hiểu về nội dung (đề có những ý nào)
a2. Thao tác chính (Thao tác làm văn)
a3. Phạm vi xác định dẫn chứng của đề bài
- Lập dàn ý
+ Mở bài ® Giới thiệu được hiện tượng đời sống cần nghị luận.
+ Thân bài ® Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ các luận điểm và bàn bạc hoặc phê phán, bác bỏ.
- Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra
- Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy có đúng? hay sai). Mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó - một khía cạnh. Phần này phải cụ thể, sâu sắc tránh chung chung.
+ Kết bài ® Nêu ra phương hướng, một suy nghĩ mới trước hiện tượng đời sống.
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”
Nguyễn Du đã sử dụng từ láy “tà tà” vừa gợi ra hình ảnh trời chiều lại vừa gợi ra nhịp vận động chậm dãi, từ từ như muốn níu kéo thêm một chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân trước khi chìm hẳn vào bóng đêm. Có lẽ hình ảnh bóng chiều tà này cũng đồng điệu với tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi trở về từ lễ hội mùa xuân “Chị em thơ thẩn dang tay ra về”. Từ thơ thẩn gợi ra trạng thái tự do, vô thức của chị em Thúy Kiều lại vừa gợi ra chút nuối tiếc, lưu luyến của hai chị ems au lễ hội mùa xuân.
“Bước dần theo ngọn tiểu kê
Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”
Hai chị em Thúy Kiều bước theo dòng suối nhỏ ven đường, tuy không trực tiếp miêu tả nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được những bước chân nhẹ nhàng chậm dãi như muốn đi, như muốn ở của hai nàng Vân, Kiều. Không khí náo nhiệt buổi sáng đã lùi lại nhường chỗ cho không gian rộng vắng nhưng không kém phần thơ mộng của cảnh vật “Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”, cảnh vật đẹp trong chính cái vẻ tĩnh lặng của nó.
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc qua”
Tác giả sử dụng từ láy “nao nao” gợi ra dòng chảy nhẹ, từng nhịp nhẹ nhàng uốn theo dòng suối bên đường tạo ra khung cảnh động mà có vẻ tĩnh. Cuối con suối là nhịp cầu nhỏ bắc ngang qua. Mọi khung cảnh đều rất giản dị, quen thuộc không có gì quá mới lạ nhưng lại mang đến nhiều cảm xúc cho chị em Thúy Kiều cũng như cho chính người đọc.
Bức tranh chiều tà như đối lập hoàn toàn với sự náo nhiệt, sôi nổi ban sáng nhưng dù ở thời điểm nào, bức tranh mùa xuân đều có những hấp dẫn của riêng nó, đó là cái nồng nhiệt của ngày xuân, nhưng đó cũng có thể là cái tĩnh lặng nhưng thơ mộng của chiều tà.
"Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang" ...
Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đều là những từ láy có tính giảm nhẹ. "Tà tà" diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; "thơ thẩn" lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn" của Xuân Diệu sau này) "thanh thanh" vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ "nao nao" trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ "nho nhỏ" gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: "ngọn tiểu khê" - dòng suối nhỏ, phong cảnh thanh thoát, dịp cầu "nho nhỏ" lại nằm ở "cuối ghềnh" ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mơ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.
THAM KHẢO
bài 1 a) BPTT : ẩn dụ
tác dụng :
Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng kết hợp với phép ẩn dụ là những biện pháp tu từ trong thơ văn cổ cho ta thấy sắc đẹp hai chị em Thuý Kiều thật là thanh tao, trong trắng như mai như tuyết của thiên nhiên. Những người con gái vừa mới lớn dậy này đã được Nguyễn Du giới thiệu thật súc tích nhưng đầy trân trọng mến thương:
“Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười"
Họ đẹp từ hình dáng bên ngoài cho đến tâm hồn bên trong. Mai cốt cách, tuyết tinh thần: Thuý Kiều và Thuý Vân, mỗi người có một vẻ riêng ví như mai có "cốt cách" của mai, tuyết có "tinh thần" của tuyết.
bài 1b)
BPTT : ẩn dụ và so sánh
tác dụng : "Hoa cười ngọc thốt đoan trang" ta coa thể thấy từ"hoa" và từ " ngọc" là hai đại diện cho nét đẹp thuần khiết, đồng thời noa cũng là một ẩn dụ tuyệt vời cho những người ngưỡng mộ nét đẹp trang trọng của nàng Vân.
"Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da" ở đây đại thi hào Nguyễn Du đã sử dụng phép nhân hóa những vật vô tri" mây" và " tuyết" cũng phải khiêm nhường trước vẻ đẹp của nàng.
bài 1c)
BPTT : nhân hoá
tác dụng : Chỉ vẻ đẹp hoàn hảo, tuyệt mĩ của Thúy Kiều khiến cho tạo hóa cũng phải ghen ghét, đố kị: nghiêng nước nghiêng thành , giai nhân tuyệt thế,...
bài 1d)
BPTT : điệp ngữ : buồn trông
ẩn dụ : ở các hình ảnh cánh buồm xa xa, ngọn nước mới sa, hoa trôi man má
tác dụng : ta không chỉ thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, số phận trớ trêu, ngang trái, mà còn thấy được những vẻ đẹp vô cùng đáng quý của Kiều là một người tính tình thủy chung và còn là một người con hiếu thảo, luôn hết lòng mình hy sinh cho người khác đến quên đi bản thân mình. Tấm lòng ấy thật vị tha, nhân hậu, đáng quý, đáng trân trọng biết bao.
bài 2 : bn tự làm nhé
bài 1 trang 2
1a)
BPTT : lặp lại , đảo ngữ trời xanh thêm
tác dụng :miêu tả đoàn xe nối đuôi nhau đi trên đừng ra chiến trận . Bầu trơù ở đây mang nghĩa về 1 tương lai tươi sáng . Các anh cj đem lại hy vọng độc lập cho nước nhà
Tham khảo nha em:
Bài 1:
a, BPTT: Ẩn dụ
Cho ta thấy sắc đẹp hai chị em Thuý Kiều thật là thanh tao, trong trắng như mai như tuyết của thiên nhiên. Những người con gái vừa mới lớn dậy này đã được Nguyễn Du giới thiệu thật súc tích nhưng đầy trân trọng mến thương
b, Biện pháp tu từ : ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê.
⇒ Tác dụng: Nguyễn Du đã khắc họa vẻ đẹp đoan trang phúc hậu của Thúy Vân khiến cho thiên nhiên phải thua nhường. Chân dung thúy vân mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp thúy vân tạo sự hòa hợp,êm đềm xung quanh nên nàng có một cuộc đời bình lặng suôn sẻ và hạnh phúc bên gia đình.
c, Biện pháp:
Nhân hóa: hoa ghen, liễu hờn
Hiệu quả: Chỉ vẻ đẹp hoàn hảo, tuyệt mĩ của Thúy Kiều khiến cho tạo hóa cũng phải ghen ghét, đố kị: nghiêng nước nghiêng thành , giai nhân tuyệt thế,...
d, BPTT: Điệp ngữ
Điệp ngữ “buồn trông”… kết hợp với các hình ảnh đứng sau diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau. Nhằm thể hiện tâm trạng buồn đau, cô đơn hiu quạnh trước khung cảnh thiên nhiên cùng bao nỗi nhớ ùa về trong lòng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
Bài 2:
Dẫn chứng:
''Tủ lạnh miễn phí'' phát đồ ăn cho người dân Tp HCM trong mùa dịch
Các giáo viên Tp Vinh Nghệ An lên tuyến đầu chống dịch cùng các chiến sĩ công an
... Còn nhiều lắm em có thể tự liệt kê nhé