K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 7 2018

Trong giai đoạn 1919-1939, phong trào giải phóng dân tộc của châu Á đã giành thắng lợi ở

Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kì.

- Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921-1924) giành thắng lợi đã đưa đến sự thành lập của nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ

- Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì giành thắng lợi (1919-1922) kết thúc thắng lợi với sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì

Đáp án cần chọn là: B

2 tháng 1 2022

A.Trung Quốc, Ấn Độ 

28 tháng 7 2019

- Điểm mới của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á trong giai đoạn 1919-1939  so với giai đoạn trước là sự xuất hiện của khuynh hướng cứu nước mới- vô sản với biểu hiện là nhiều Đảng Cộng sản đã được thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng ở các nước như ở: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam

Đáp án cần chọn là: B

4 tháng 1 2021

Phong trào phát triển mạnh,lan rộng khắp châu Á:Đông Nam Á,Đông Bắc Á,Nam Á...

Tiêu biểu:Trung Quốc,Việt Nam,Ấn Độ,...

*Nguyên nhân:

-Ảnh hưởng của CMT10 Nga 1917

-Hậu quả của CTTGT1 và khủng hoảng kinh tế 1929-1933

*Nét mới:+Giai cấp công nhân tham gia đấu tranh và ngày càng trưởng thành

+Đảng cộng sản thành lập,lãnh đạo cách mạng.

4 tháng 1 2021

- Hoàn cảnh: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.

- Các phong trào tiêu biểu: Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực của lục địa châu Á rộng lớn, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Đó là:

+ Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc.

+ Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông Cổ (1921 - 1924) đưa tới việc thành lập Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu.

+ Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919 - 1922) đưa tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì,...

- Điểm mới:

+ Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.

+ Các Đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.

Like nhe bn

1 tháng 12 2021

C

1 tháng 12 2021

C

7 tháng 12 2016

1. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh mẽ là do những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc phải chịu nhiều đau khổ bởi chính sách khai thác thuộc địa của thực dân. Đặc biệt phong trào chịu tác động và ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng tháng Mười Nga - đã chỉ ra con đường đấu tranh giành độc lập là con đường cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo.

7 tháng 12 2016

2.

Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4-5-1919, nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Mở đầu phong trào là cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn, đòi trừng trị những phần tử bán nước trong chính phủ. Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân.

Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Từ sau phong trào Ngũ tứ, việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Trung Quốc phát triển nhanh chóng, sâu rộng. Với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, năm 1920, một số nhóm cộng sản đã ra đời. Trên cơ sở các nhóm này, tháng 7-1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. Từ đây, giai cấp vô sản Trung Quốc đã có chính đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

Mình ko chắc chắn bài này cho lắm

1)Hãy ghi tiếp những phong trào đấu tranh trong thời kì 1918-1939 ở các nước và khu vực sau: -Trung Quốc:............ -Mông Cổ:............. -Ấn Độ:....... -Thổ Nhĩ Kỳ:.......... -Đông Nam Á:............. 2)Hãy điểm những nét chính về phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1929; -Các phong trào tiêu biểu:................. -Quy mô:............................. -Tính chất:............... -Kết quả:............. 3)Điền vào...
Đọc tiếp

1)Hãy ghi tiếp những phong trào đấu tranh trong thời kì 1918-1939 ở các nước và khu vực sau:

-Trung Quốc:............

-Mông Cổ:.............

-Ấn Độ:.......

-Thổ Nhĩ Kỳ:..........

-Đông Nam Á:.............

2)Hãy điểm những nét chính về phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1929;

-Các phong trào tiêu biểu:.................

-Quy mô:.............................

-Tính chất:...............

-Kết quả:.............

3)Điền vào bảng thống kê dưới đây về những nét chủ yếu của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á những năm 1919-1929:

Nước Tên phong trào Kết quả&ý nghĩa lịch sử

In-đô-nê-xi-a ................................ ...............................

Phi-lip-pin ................................. ...............................

Lào ....................... .......................

Việt Nam ............................ ..............................

Nhanh giúp tui nha, làm bài để tối còn đi chới nữa!

3
18 tháng 11 2018

1.

-Trung Quốc: Phong trào Ngũ Tứ (4-5-1919)

-Mông Cổ: Cách mạng Mông Cổ ( 1921-1924)

-Ấn Độ : Đảng Quốc đại chống đế chế Anh

-Thổ Nhĩ Kỳ: 1921-1922 ,Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ thành lập .

-Đông Nam Á: Phong trào ở Đông Nam Á lan rộng khắp nơi .

18 tháng 11 2018

2.

- Các phong trào tiêu biểu:

+ 1919, phong trào Ngũ Tứ.

+ 1927 – 1927, “chiến tranh Bắc phạt”.

+ 1927 – 1937 nội chiến cách mạng giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản.

+ Từ 1937, kháng chiến chống Nhật.

- Quy mô: Lan rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Tính chất: cách mạng dân tộc dân chủ.

- Kết quả:

+ Sau phong trào Ngũ Tứ: chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá rộng rãi.

+ Sau cuộc “chiến tranh bắc phạt”: Các tập đoàn phong kiến quân Phiệt thống trị ở phía Bắc Trung Quốc bị đánh bại.

+ Từ năm 1937, Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật được hình thành.

Quốc gia, khu vực

Phong trào đấu tranh

Trung Quốc

Biểu tình chống đế quốc, Phế bỏ Hiệp ước 21 điều”, mang tính chất chống đế quốc.

Mông Cổ

Giành được thắng lợi, đưa đến việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Mông cổ

Ấn Độ

Bãi công ; Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi độc lập , tẩy chay hàng hóa Anh

Thổ Nhĩ Kì

Đảng Quốc Đại dưới sự lãnh đạo của Ma-hát-ma Gan-đi đã động viên nhân dân đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hóa của Anh, phát triển kinh tế dân tộc

Đông Nam Á

giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.

11 tháng 7 2018

Quốc gia, khu vực

Phong trào đấu tranh

Trung Quốc

Biểu tình chống đế quốc, Phế bỏ Hiệp ước 21 điều”, mang tính chất chống đế quốc.

Mông Cổ

Giành được thắng lợi, đưa đến việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Mông cổ

Ấn Độ

Bãi công ; Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi độc lập , tẩy chay hàng hóa Anh

Thổ Nhĩ Kì

Đảng Quốc Đại dưới sự lãnh đạo của Ma-hát-ma Gan-đi đã động viên nhân dân đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hóa của Anh, phát triển kinh tế dân tộc

Đông Nam Á

giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.