Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Thành phần của máu | Chức năng |
Hồng cầu | Vận chuyển O2 và CO2 trong hô hấp tế bào . |
Bạch cầu | Bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh. |
Tiểu cầu | Dễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu. |
Huyết tương | Duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan. |
Câu 2:
-Cấu tạo của hệ tuần hoàn:
+ Dịch tuần hoàn.
+ Tim.
+ Mạch máu.
+ Các van.
- Chức năng của hệ tuần hoàn :
+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết
+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn
+Vận chuyển hormone.
Câu 3:
- Sự thở (thông khí I phổi): Hít vào và thở ra làm cho khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
- Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang (động tác hít vào) giàu khí ôxi (O2), nghèo cacbonic (CO2). Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic (CO2), nghèo ôxi (O2). Nên ôxi (O2) từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic (CO2) từ máu khuếch tán vào phế nang.
- Sự trao đổi khí ở các tế bào: Máu từ phổi về tim giàu ôxi (02) sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonic (CO2), nên nông độ O2 luôn thâp hơn trong máu và nồng độ CO2 lại cao hơn trong máu. Do đó O2 từ máu được khuếch tán vào tế bào và CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.
Câu 4:
Các bước tiến hành hà hơi thổi ngạt:
- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Hít một hơi đầy ghé sát miệng nạn nhân thổi 1 hơi không để không khí lọt ra ngoài.
- Ngưng thổi rồi thổi tiếp.
- Cứ làm như vậy 12-20 lần/phút đến khi nạn nhân tự thở được.
Chúc bạn học tốt!
-Ten benh
Cao huyết áp
-Trieu chung
Các triệu chứng sơ kỳ của bệnh cao huyết áp là chóng mặt, đau đầu, ngủ ít, cảm thấy phiền muộn, hay quên, ù tai, tương tự như các triệu chứng của căn bệnh về chức năng thần kinh.
-Nguyen nhan
Bệnh cao huyết áp có nguyên nhân là do hệ thông trung khu thần kinh và các chức năng tiết dịch của cơ thể bị rối loạn, gây ra chứng bệnh về huyết quản mãn tính trên toàn cơ thể, từ đó gây tổn thương đến tất cả các bộ phận khác trong cơ thể như tim, não, thận v.v…
-Cach phong tranh
1. Duy trì cân nặng hợp lý
Những người thừa cân có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Vậy nên để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần duy trì cân nặng cơ thể hợp lý.
2. Ăn nhiều rau quả
Chế độ ăn khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi, ít chất béo và cholesterol luôn là cách duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp.
3. Ăn nhạt
Ăn ít muối sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp tăng cao, lượng muối khuyến cáo tốt cho sức khoẻ là 1 thìa muối nhỏ mỗi ngày. Các thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa nhiều muối vì thế cần đọc kỹ thành phần của thực phẩm trước khi sử dụng.
4. Tập luyện
Một cuộc sống với thời gian tập luyện từ 30 - 60 phút/ngày, 5 ngày 1 tuần sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa mắc bệnh tăng huyết áp.
5. Uống vừa phải đồ uống có cồn
Sử dụng nhiều đồ uống có cồn làm tăng huyết áp. Vậy nên cần hạn chế lượng đồ uống có cồn khoảng 2 chén một ngày. Đối với phụ nữ nên hạn chế không sử dụng đồ uống có cồn.
6. Giảm stress
Stress có thể gây tăng huyết áp và qua thời gian dài sẽ góp phần gây nên bệnh tăng huyết áp. Thư giãn sẽ giúp giảm huyết áp cao hiệu quả.
7. Không hút thuốc lá
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp.
8. Kiểm tra nguồn nước dùng
Nguồn nước gia đình đang dùng có thể chứa nhiều natri, làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp. Vậy nên cần kiểm tra kỹ nguồn n
ước đang sử dụng.
9. Chú ý lối sống
Lối sống đóng vai trò quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch. Lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và giảm đáng kể việc phải dùng thuốc điều trị bệnh.
Hệ vận động gồm cơ, xương. Chức năng: nâng đỡ, vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn ngoài ra còn có tuyến vị tiết dịch vị tuyến gan tiết mật tuyết nước bọt tuyến ruột tiết dịch ruột. Chức năng: Lấy thức ăn biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được đồng thời thải bã.
Hệ tuần hoàn gồm tim, hạt bạch huyết, các mạch máu. Chức năng: vận chuyển oxi, chất dinh dưỡng đến tế bào nhận chất thải từ tế bào mang đến hệ khác để thải ra ngoài
Hệ hô hấp gồm mũi, khí quản, phế quản, phổi. Chức năng: trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
Hệ bào tiết gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Chức năng: lọc và thải bả.
Hệ thần kinh gồm não, tủy sống, các noron thần kinh và các hạch. Chức năng: điều khiển đảm bảo sự thích ứng của cơ thể trước những thay đổi của môi trường.
Ngoài ra còn có các hệ khác như: hệ nội tiết, hệ sinh sản.
Nhờ hệ tuần hoàn:
- Máu vận chuyển chất dinh dưỡng và oxi từ các cơ quan tới các tế bào
- Máu nhận chất thải, chất bã từ tế bào tới các cơ quan để thải ra ngoài
1.-Máu tham gia bảo vệ cơ thể nhờ:
+Trong máu có các loại bạch cầu như bạch cầu trung tính, bạch cầu mônô, bạch cầu limphô B và T tạo nên các hàng rào phòng thủ vững chắc (thực bào, tiết kháng thể kết dính hay vô hiệu hóa kháng nguyên, phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh).
+Trong máu có tiểu cầu tham gia quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể chống máu khi bị thương.
2.-Ví dụ: Khi tay chạm vào một vật nóng ta có phản xạ là rụt tay lại.
-Phân tích: Trong một cung phản xạ, xung thần kinh xuất hiện từ cơ quan thụ cảm (da) bị kích thích bởi tác nhân (vật có nhiệt độ cao), theo nơron cảm giác truyền truyền về trung ương thần kinh (não và tuỷ sống), qua nơron trung gian chuyển sang nơron vận động đến cơ quan đáp ứng (các cơ vận động) gây nên sự co cơ nên ta rụt tay lại.
2)Ví dụ:Khi cho tay vào ngọn nến, tác động vào cơ quan thụ cảm, theo dây hướng tâm đến trung ương thần kinh. Trung ương thần kinh lại phát lệnh theo dây li tâm xuống cơ quan phản ứng khiến cho tay ta rụt lại
Vòng tuần hoàn lớn là vòng tuần hoàn đưa máu đi khắp cơ thể, đến các tế bào và các cơ quan; còn vòng tuần hoàn nhỏ là vòng tuần hoàn phổi, do đó có những khác biệt sau đây:
- Vòng tuần hoàn lớn: áp lực máu chảy cao, huyết áp tối thiểu không bao giờ bằng không, máu vận chuyển khí và các chất dinh dưỡng cũng như các chất thải bả.
- Vòng tuần hoàn nhỏ: áp lực máu chảy thấp, huyết áp tối thiểu bằng không, máu chủ yếu chỉ vận chuyển khí đến phổi để thực hiện trao đổi khí với phổi.
-Mình cũng không rõ câu này. Theo ý của mình thì mao mạch là quan trọng nhất, vì mao mạch là nơi máu di chuyển chậm giúp thực hiện trao đổi khí và chất để máu đi nuôi cơ thể. Còn động mạch và tĩnh mạch chỉ có chức năng là đưa máu từ tim đến cơ quan rồi quay về tim.
a)G=400g; P=80g; L=20g
b) Thể tích oxi cần dùng là:
G.0,83+P.0,97+L.2,03=450,2(l)
*Cấu tạo hệ tuần hoàn:Dịch tuần hoàn,Tim,Mạch máu,Các van
*Sơ đồ của vòng tuần hoàn:
-Nhỏ:máu đỏ từ tâm thất phải theo động mạch phổi lên trao đổi khí ở trở thành máu đỏ tươi,theo tĩnh mạch phổi về tâm thất trái
-Lớn:máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến trao đổi khí ở các cơ quan trở thành máu đỏ thẫm,theo tĩnh mạch chủ về tâm thất phải
*Khi chuyền máu cần:
-Khi không đói
-Từ 18-60 tuổi
-\(\ge\)45kg
-Không bị nhiễm HIV,các bệnh lây qua đường máu,viêm gan B/C và các bệnh mãn tính
-Không gắng sức
-Nên nghỉ ngơi và ăn sau khi chuyền máu
*Cấu tạo hệ tuần hoàn:Dịch tuần hoàn,Tim,Mạch máu,Các van
*Sơ đồ của vòng tuần hoàn:
-Nhỏ:máu đỏ từ tâm thất phải theo động mạch phổi lên trao đổi khí ở trở thành máu đỏ tươi,theo tĩnh mạch phổi về tâm thất trái
-Lớn:máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến trao đổi khí ở các cơ quan trở thành máu đỏ thẫm,theo tĩnh mạch chủ về tâm thất phải
*Khi chuyền máu cần:
-Khi không đói
-Từ 18-60 tuổi
-[Math Processing Error]≥45kg
-Không bị nhiễm HIV,các bệnh lây qua đường máu,viêm gan B/C và các bệnh mãn tính
-Không gắng sức
-Nên nghỉ ngơi và ăn sau khi chuyền máu