K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2018

Sự hấp thu và vận chuyển các chất được tiến hành theo 2 con đường máu và bạch huyết là nhằm:

+ Giảm bớt gánh nặng cho gan trong vai trò điều tiết, điều hòa các chất dinh dưỡng và giải độc cho cơ thể.

+ Kịp thời vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim để theo vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể.

21 tháng 12 2018

Sự hấp thu và vận chuyển các chất được tiến hành theo 2 con đường máu và bạch huyết là nhằm:

+ Giảm bớt gánh nặng cho gan trong vai trò điều tiết, điều hòa các chất dinh dưỡng và giải độc cho cơ thể.

+ Kịp thời vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim để theo vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể.

13 tháng 12 2016

Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng là :
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.
- Ruột non rất dài (tới 2,8 - 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.
- Mạng mao mạch máu và mạng bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.

26 tháng 12 2016

Thức ăn cấu tạo bởi các đại phân tử chất mà cơ thể không hấp thụ được.

chất dinh dưỡng là các phân tử chất đã được biến đổi về mặt hóa học để cư thể hấp thụ được.

Mình nghĩ vậyleuleu

1 tháng 1 2018

- Thức ăn là bất kì vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất : cacbonhydrat, lipit, protein, hoặc nước mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được.

- Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất hóa học có vai trò duy trì sự sống và hoạt động của cơ thể thông qua quá trình trao đổi chất và thường được cung cấp qua đường ăn uống

Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể phụ thuộc vào:

- Độ tuổi.

- Giới tính.

- Nghề nghiệp.

- Tình trang sức khỏe.

3 tháng 4 2017

Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể phụ thuộc :

+Lứa tuổi

+Giới tính

+Hình thức lao động

+Tình trang sức khỏe

28 tháng 4 2019

Bựa sau viết câu hỏi thêm dấu vào

Ở tuyến tụy có đảo tụy chứa 2 loại Tế bào đó là tế bào α và tế bào β lần lượt tiết ra hoocmon glucagôn và insulin.

- Khi lượng đường dưới 0,11% trong máu, tế bào α sẽ tiết ra hoocmôn glucagôn để biến đổi glicôgen thành glucôzơ .

- Khi lượng đừơng lên cao so với BT, tế bào β sẽ tiết insulin biến đổi glucozơ thành glicôgen.

⇒ tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng đường huyết cho cơ thể.

28 tháng 4 2019

Hoocmon tuyến tuỵ gồm : insulin, glucozo

Có 2 loại hoocmôn là insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm.

6 tháng 1 2019

Nhờ hệ tuần hoàn:

  • Máu vận chuyển chất dinh dưỡng và oxi từ các cơ quan tới các tế bào
  • Máu nhận chất thải, chất bã từ tế bào tới các cơ quan để thải ra ngoài
7 tháng 1 2019

Nhờ hệ tuần hoàn:

  • Máu vận chuyển chất dinh dưỡng và oxi từ các cơ quan tới các tế bào
  • Máu nhận chất thải, chất bã từ tế bào tới các cơ quan để thải ra ngoài
4 tháng 12 2017

Câu 1:

Thành phần của máu Chức năng
Hồng cầu Vận chuyển O2 và CO2 trong hô hấp tế bào .
Bạch cầu Bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh.
Tiểu cầu Dễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu.
Huyết tương Duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan.

Câu 2:

-Cấu tạo của hệ tuần hoàn:

+ Dịch tuần hoàn.

+ Tim.

+ Mạch máu.

+ Các van.

- Chức năng của hệ tuần hoàn :

+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể

+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết

+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn

+Vận chuyển hormone.

Câu 3:

- Sự thở (thông khí I phổi): Hít vào và thở ra làm cho khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

- Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang (động tác hít vào) giàu khí ôxi (O2), nghèo cacbonic (CO2). Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic (CO2), nghèo ôxi (O2). Nên ôxi (O2) từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic (CO2) từ máu khuếch tán vào phế nang.

- Sự trao đổi khí ở các tế bào: Máu từ phổi về tim giàu ôxi (02) sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonic (CO2), nên nông độ O2 luôn thâp hơn trong máu và nồng độ CO2 lại cao hơn trong máu. Do đó O2 từ máu được khuếch tán vào tế bào và CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.

Câu 4:

Các bước tiến hành hà hơi thổi ngạt:

- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Hít một hơi đầy ghé sát miệng nạn nhân thổi 1 hơi không để không khí lọt ra ngoài.
- Ngưng thổi rồi thổi tiếp.

- Cứ làm như vậy 12-20 lần/phút đến khi nạn nhân tự thở được.

Chúc bạn học tốt!

20 tháng 3 2017

-Ten benh

Cao huyết áp

-Trieu chung

Các triệu chứng sơ kỳ của bệnh cao huyết áp là chóng mặt, đau đầu, ngủ ít, cảm thấy phiền muộn, hay quên, ù tai, tương tự như các triệu chứng của căn bệnh về chức năng thần kinh.

-Nguyen nhan

Bệnh cao huyết áp có nguyên nhân là do hệ thông trung khu thần kinh và các chức năng tiết dịch của cơ thể bị rối loạn, gây ra chứng bệnh về huyết quản mãn tính trên toàn cơ thể, từ đó gây tổn thương đến tất cả các bộ phận khác trong cơ thể như tim, não, thận v.v…

-Cach phong tranh

1. Duy trì cân nặng hợp lý

Những người thừa cân có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Vậy nên để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần duy trì cân nặng cơ thể hợp lý.

2. Ăn nhiều rau quả

Chế độ ăn khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi, ít chất béo và cholesterol luôn là cách duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp.

3. Ăn nhạt

Ăn ít muối sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp tăng cao, lượng muối khuyến cáo tốt cho sức khoẻ là 1 thìa muối nhỏ mỗi ngày. Các thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa nhiều muối vì thế cần đọc kỹ thành phần của thực phẩm trước khi sử dụng.

4. Tập luyện

Một cuộc sống với thời gian tập luyện từ 30 - 60 phút/ngày, 5 ngày 1 tuần sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa mắc bệnh tăng huyết áp.

5. Uống vừa phải đồ uống có cồn

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn làm tăng huyết áp. Vậy nên cần hạn chế lượng đồ uống có cồn khoảng 2 chén một ngày. Đối với phụ nữ nên hạn chế không sử dụng đồ uống có cồn.

6. Giảm stress

Stress có thể gây tăng huyết áp và qua thời gian dài sẽ góp phần gây nên bệnh tăng huyết áp. Thư giãn sẽ giúp giảm huyết áp cao hiệu quả.

7. Không hút thuốc lá

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp.

8. Kiểm tra nguồn nước dùng

Nguồn nước gia đình đang dùng có thể chứa nhiều natri, làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp. Vậy nên cần kiểm tra kỹ nguồn n

ước đang sử dụng.

9. Chú ý lối sống

Lối sống đóng vai trò quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch. Lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và giảm đáng kể việc phải dùng thuốc điều trị bệnh.