K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2021

a)
“ Tiếng chim vách núi nhỏ dần,
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ ở câu thơ đầu :
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
“Vách núi” đã đặt lên trước “nhỏ dần” để làm tăng thêm vẻ gợi cảm cho câu thơ, gợi cảm giác về tiếng chim lẻ loi trên vách núi sừng sững. Tiếng chim nhỏ dần xuống tạo thành một sự mơ hồ, thơ mộng. Đọc câu thơ ta cảm nhận được sự nhỏ bé, vi vu của tiếng chim hót trên sự hùng vĩ của vách núi cao.
- Đến câu thơ thứ hai :
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Âm thanh của tiếng suối rất phù hợp với tiếng chim ở câu thơ thứ nhất . Tác giả đảo ngữ đưa “rì rầm” lên đầu câu để nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần lúc xa. Câu thơ tạo cảm giác rất êm ái, tiếp tục nhân lên cái ấn tượng dịu dàng mà tiếng chim trên vách núi đã để lại, nhằm khắc họa thật rõ nét quang cảnh huyền ảo thơ mộng của đêm Côn Sơn. Cũng có thể hiểu”rì rầm tiếng suối” như là một cách nhân hóa: suối tâm sự, suối trò chuyện… Tiếng chim nhỏ dần, tiếng suối xa dần tạo sự yên tĩnh làm ta có thể nghe tiếng rơi rất mỏng của cái lá đa ở ngay ngoài thềm.
- Câu thơ thứ ba:
Ngoài thêm rơi cái lá đa
Vẫn là âm thanh nhẹ nhàng, thật khẽ. Tác giả đưa từ “rơi” lên trước “cái lá đa” mà không làm giảm đi sự khẽ khàng đó. Một hình ảnh gợi cảm, sinh động, là động từ “rơi” gợi cảm giác rõ ràng về một sự vận động tuy chỉ là cái lá đa nhưng thật nhẹ.
- Ở câu cuối :
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Tác giả đã tạo cho sự rơi xuống của chiếc lá đa một sức sống, một tính từ “mỏng” được dùng như hỗ trợ động từ "rơi". Chiếc lá đa trở nên có hồn, biết rơi thật nhẹ, thật mỏng để không làm xao động cái cảm giác êm dịu ở các câu trên . “Như là rơi nghiêng”, biện pháp so sánh bình thường nhưng từ “rơi nghiêng” thật độc đáo và chính xác. Chúng ta hình dung ngay cảnh một chiếc lá đa chao nhẹ trong không khí, rơi xuống thật nhẹ nhàng.
Tóm lại với những biện pháp tu từ : đảo ngữ, so sánh, nhân hóa được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện, nên đoạn thơ có tính biểu cảm rất cao.

^HT^

8 tháng 2 2019

a. So sánh

b. Ẩn dụ

c. Nhân hóa

17 tháng 7 2023

"Tiếng chim, vách núi nhỏ dần

Ri rầm tiếng suối khi gần, khi xa

Biện pháp tu từ: đảo ngữ "rì rầm tiếng suối"

Tác dụng: làm cho ngữ cảnh thiên nhiên đang thể hiện trong câu thơ trở nên sinh động, chân thật hơn với đọc giả. Từ đó tăng giá trị gợi hình, gợi cảm, làm giàu sức gợi cho sự diễn đạt.

Biện pháp tu từ: liệt kê "khi gần, khi xa" và điệp ngữ "khi"

Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh tiếng suối nghe như thế nào đồng thời làm câu thơ tăng tính liên kết, mạch lạc, giàu giá trị gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng"

Biện pháp tu từ: so sánh "như" và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "rất mỏng - rơi nghiêng"

Tác dụng: tăng tính nghệ thuật gợi hình tiếng rơi của chiếc lá đa, thể hiện nên sự cảm nhận tinh tế của tác giả bằng xúc giác "rất mỏng" và thị giác "rơi nghiêng" chứ không vốn nhận bằng "thính giác". Từ đó làm câu thơ trở nên giàu sức gợi hình, gợi cảm xúc đồng thời hay hơn hấp dẫn hơn với người đọc.

17 tháng 7 2023

BPTT trong câu sau là biện pháp so sánh. Tác giả Trần Đăng Khoa đã rất tinh tế miêu tả tiêng rơi của chiếc lá đa như là tiếng rơi nghiêng. Tác giả đã đang ngồi trong một khung cảnh thiên nhiên rất thơ mộng. Có tiếng chim hót, có núi non hùng vĩ và tiếng suối trong trẻo như gọi mời. Những câu từ đó không thể miêu tả hết vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như tiếng lá đa rơi!

Nếu ko hay lắm thì sr nha:))

    NGỮ LIỆU 2:  ĐÊM CÔN SƠNTiếng chim vách núi nhỏ dầnRì rầm tiếng suối khi gần, khi xaNgoài thềm rơi cái lá đaTiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêngMờ mờ ông bụt ngồi nghiêmNghĩ gì, ông vẫn ngôi yên lưng đền……Bỗng đâu vang tiếng sấm rền  Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hươngNgang trời kêu một tiếng chuôngRừng xưa nổi gió, suối tuôn ào àoĐồi thông sáng dưới trăng caoNhư hồn Nguyễn Trãi năm nào về...
Đọc tiếp

 

   NGỮ LIỆU 2: 

ĐÊM CÔN SƠN

Tiếng chim vách núi nhỏ dần

Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa

Ngoài thềm rơi cái lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm

Nghĩ gì, ông vẫn ngôi yên lưng đền…

…Bỗng đâu vang tiếng sấm rền

  Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương

Ngang trời kêu một tiếng chuông

Rừng xưa nổi gió, suối tuôn ào ào

Đồi thông sáng dưới trăng cao

Như hồn Nguyễn Trãi năm nào về thăm

Em nghe có tiếng thơ ngâm

Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya…

 (Nguồn: Góc sân và khoảng trời - Trần Đăng Khoa)

Câu 1: Xác định đề tài, thể thơ và những dấu hiệu nhận biết thể thơ của ngữ liệu trên ?

  Câu 2: Xác định yếu tố tự sự và miêu tả trong ngữ liệu, chỉ ra biểu hiện cụ thể đó.

Câu 3: Đọc kỹ bài thơ và xác định những biện pháp nghệ thuật?

Câu 4: Nêu cảm xúc của tác giả trong ngữ liệu trên?

Câu 5: Qua ngữ liệu trên đã khơi gợi ở em tình cảm gì với các vùng miền trên quê hương đất nước?

 

 

0
13 tháng 2 2020

 Biện pháp tu từ trên : So sánh 

Giá trị : làm cho đoạn thơ hay hơn tăng sức gợi hình , gợi cảm

( Mk nghĩ thế :v ) 

13 tháng 2 2020

Động từ mạnh : "hang" "phang" "ruom"
So sánh " chiếc thuyền nhẹ hăng như cho tuấn mã" "cánh buồm dương to như mạnh hon lan "
Nói qua " phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" " rướm thân trắng bao la thâu góp gió"

Chắc thế này :v

9 tháng 4 2017

a)Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Đó là sự nghỉ ngơi thư giãn sau chuyến ra khơi vất vả nặng nhọc,có cả sự hài lòng với kết quả công việc của mình.Con thuyền như con ng`, vì vậy ta như gặp đâu đây nụ cười mãn nguyện tự hào.Nếu những ng` dân chài trở về với "thân hình nồng thở vị xa xăm thì con thuyền cũng "nghe chất muối thấm dàn trong thớ vỏ"."Ta ko chỉ thấy chiếc thuyền nằm im trên bến mà còn nhân ra cả sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền"(Hoài Thanh).Chữ "nghe"xuất hiện mạng theo sự chuyển đổi cảm giác thú vị,thính giác hóa thành xúc giác.Cả chiếc thuyền và con ng` đã tở về nghỉ ngơi mà hồn của biển vẫn choáng ngợp tâm hồn họ.Sau bao ngày vất vả lên đênh trên biên, chiếc thuyền cùng trai tráng làng chài trở về. Câu thơ cho thấy hẳn là chiếc thuyền ấy đã cùng với dân chài trên biển lâu lắm rồi, dường như gắn liền với làng vậy. Chất muối đã ngấm trong thớ vỏ, cái vị mặn mà ấy cũng là đặc trưng của làng ven biển- quê hương của tác giả Tế Hanh. Hình ảnh quê hương không lung linh hay lãng mạn như những quê hương của bao người. Mà nơi ấy giản dị, như chính con người nơi đây. Đó là một con thuyền, là vị muối,... như vị của quê hương...

b)

" cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

rướn thân trắng bao ĺa thâu góp gió "

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh , nhân hóa , hình ảnh tượng trưng một cách chặt chẽ trong hai câu thơ trên . " Mảnh hồn làng " nghe khiêm tốn bao nhiêu , thì cái khả năng " thu góp gió " của làng chài ấy lại lớn lao kì vũ bấy nhiêu . Hình ảnh cánh buồm là một hình ảnh hữu hình , được đem ví với một mảnh " mảnh hồn làng " vừa thiêng liêng , lại vừa trìu tượng . Ở đây , tác giả không nói đến một vị thần" hoàng làng ' hay một cá nhân nào , chỉ duy nhất một danh từ độc đáo được nhắc đến là : " Mảnh hồn làng " nghe thật lạ lùng , trữ tình , thiết tha và thiêng liêng biết bao ! Cánh buồm từ một vật vô tri đã được biến thành một vật thể mới , có tâm hồn riêng , có sức sống riêng , và là sức sống của cả một làng quê hun đúc lại ! Nhân hóa cánh buồm " rướn thân mình " làm cho hình ảnh trở nên lớn lao , thiêng liêng , vừa thơ mộng vừa hùng tráng , tính cách hiên ngang , phóng khoáng , khát khao bay bổng và cường tráng ở người dân chài đã lộ rõ trong cánh buồm ấy .

Cả hai câu thơ vừa vẽ ra hình thể vừa gợi hình thể của sự vật . Đặc biệt khắc họa chân thực và sinh động hình ảnh người dân chài cũng như sinh hoạt lao động của người làng chài . Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng , bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người dân chài .

Con thuyền vô tri đã mang theo hơi thở , nhịp đập của quê hương . Con thuyền đã trở nên có hồn , một tâm hồn rất tinh tế . Cũng như người dân chài , con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi .

chứng tỏ rằng Tế Hanh phải có một tâm hồn tinh tế và tài hoa , một tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương , một nỗi nhớ thương da diết , nồng hậu về vùng quê sông nước bao la .

9 tháng 4 2017

bạn làm chung 2 câu thơ trong một bìa có được không vậy. Cái này mình piết rồi, mình cần một bài có đủ cảm nhận 2 câu thơ luôn.

a)Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

vế A:tiếng rơi

phương diện so sánh:rất mỏng

từ so sánh:như

vế B:rơi nghiêng

b)1.Quê hương là chùm khế ngọt

Vế A:Quê hương

từ so sánh:là

vế B:chùm khế ngọt

2.Quê hương là đường đi học

vế A:quê hương

từ so sánh:là

vế B:đường đi học

17 tháng 2 2021

      Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan.

.=> Hai câu thơ trên sử dụng phép tu từ so sánh ( như )

=> Trẻ em được tác giả so sánh với búp trên cành , so sánh ngang bằng

=> Tác dụng : Vẻ đẹp của trẻ em được tác giả tôn lên một cách vô cùng sinh động , ở độ tuổi còn học ăn , học nói , trẻ em chỉ cần biết ăn , biết ngủ , biết học hành là đã vô cùng ngoan ngoãn

* Còn nữa ....

17 tháng 2 2021

3) Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

=> sử dụng biện pháp ẩn dụ ‘’thuyền-bến’’ thay cho đại từ ngôi thứ 2,gợi sự nhớ nhung,quyến luyến,thuyền-bến không thể tách rời điệp từ ‘’khăng khăng’’ khẳng định sự chờ đợi mãnh liệt,cho người ta thấy nỗi niềm thương nhớ giữa thuyền và biển

=>2 câu thơ mang âm hưởng bài hát,diễn tả tình cảm sắc thái của con người trong cảnh chia xa,khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi,đồng cảm.

20 tháng 8 2017

Tham khảo í trộn lẫn a và b r nha

“ Tiếng chim vách núi nhỏ dần,
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ ở câu thơ đầu :
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
“Vách núi” đã đặt lên trước “nhỏ dần” để làm tăng thêm vẻ gợi cảm cho câu thơ, gợi cảm giác về tiếng chim lẻ loi trên vách núi sừng sững. Tiếng chim nhỏ dần xuống tạo thành một sự mơ hồ, thơ mộng. Đọc câu thơ ta cảm nhận được sự nhỏ bé, vi vu của tiếng chim hót trên sự hùng vĩ của vách núi cao.
- Đến câu thơ thứ hai :
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Âm thanh của tiếng suối rất phù hợp với tiếng chim ở câu thơ thứ nhất . Tác giả đảo ngữ đưa “rì rầm” lên đầu câu để nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần lúc xa. Câu thơ tạo cảm giác rất êm ái, tiếp tục nhân lên cái ấn tượng dịu dàng mà tiếng chim trên vách núi đã để lại, nhằm khắc họa thật rõ nét quang cảnh huyền ảo thơ mộng của đêm Côn Sơn. Cũng có thể hiểu”rì rầm tiếng suối” như là một cách nhân hóa: suối tâm sự, suối trò chuyện… Tiếng chim nhỏ dần, tiếng suối xa dần tạo sự yên tĩnh làm ta có thể nghe tiếng rơi rất mỏng của cái lá đa ở ngay ngoài thềm.
- Câu thơ thứ ba:
Ngoài thêm rơi cái lá đa
Vẫn là âm thanh nhẹ nhàng, thật khẽ. Tác giả đưa từ “rơi” lên trước “cái lá đa” mà không làm giảm đi sự khẽ khàng đó. Một hình ảnh gợi cảm, sinh động, là động từ “rơi” gợi cảm giác rõ ràng về một sự vận động tuy chỉ là cái lá đa nhưng thật nhẹ.
- Ở câu cuối :
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Tác giả đã tạo cho sự rơi xuống của chiếc lá đa một sức sống, một tính từ “mỏng” được dùng như hỗ trợ động từ "rơi". Chiếc lá đa trở nên có hồn, biết rơi thật nhẹ, thật mỏng để không làm xao động cái cảm giác êm dịu ở các câu trên . “Như là rơi nghiêng”, biện pháp so sánh bình thường nhưng từ “rơi nghiêng” thật độc đáo và chính xác. Chúng ta hình dung ngay cảnh một chiếc lá đa chao nhẹ trong không khí, rơi xuống thật nhẹ nhàng.
Tóm lại với những biện pháp tu từ : đảo ngữ, so sánh, nhân hóa được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện, nên đoạn thơ có tính biểu cảm rất cao.

20 tháng 8 2017


“ Tiếng chim vách núi nhỏ dần,
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ ở câu thơ đầu :
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
“Vách núi” đã đặt lên trước “nhỏ dần” để làm tăng thêm vẻ gợi cảm cho câu thơ, gợi cảm giác về tiếng chim lẻ loi trên vách núi sừng sững. Tiếng chim nhỏ dần xuống tạo thành một sự mơ hồ, thơ mộng. Đọc câu thơ ta cảm nhận được sự nhỏ bé, vi vu của tiếng chim hót trên sự hùng vĩ của vách núi cao.
- Đến câu thơ thứ hai :
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Âm thanh của tiếng suối rất phù hợp với tiếng chim ở câu thơ thứ nhất . Tác giả đảo ngữ đưa “rì rầm” lên đầu câu để nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần lúc xa. Câu thơ tạo cảm giác rất êm ái, tiếp tục nhân lên cái ấn tượng dịu dàng mà tiếng chim trên vách núi đã để lại, nhằm khắc họa thật rõ nét quang cảnh huyền ảo thơ mộng của đêm Côn Sơn. Cũng có thể hiểu”rì rầm tiếng suối” như là một cách nhân hóa: suối tâm sự, suối trò chuyện… Tiếng chim nhỏ dần, tiếng suối xa dần tạo sự yên tĩnh làm ta có thể nghe tiếng rơi rất mỏng của cái lá đa ở ngay ngoài thềm.
- Câu thơ thứ ba:
Ngoài thêm rơi cái lá đa
Vẫn là âm thanh nhẹ nhàng, thật khẽ. Tác giả đưa từ “rơi” lên trước “cái lá đa” mà không làm giảm đi sự khẽ khàng đó. Một hình ảnh gợi cảm, sinh động, là động từ “rơi” gợi cảm giác rõ ràng về một sự vận động tuy chỉ là cái lá đa nhưng thật nhẹ.
- Ở câu cuối :
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Tác giả đã tạo cho sự rơi xuống của chiếc lá đa một sức sống, một tính từ “mỏng” được dùng như hỗ trợ động từ "rơi". Chiếc lá đa trở nên có hồn, biết rơi thật nhẹ, thật mỏng để không làm xao động cái cảm giác êm dịu ở các câu trên . “Như là rơi nghiêng”, biện pháp so sánh bình thường nhưng từ “rơi nghiêng” thật độc đáo và chính xác. Chúng ta hình dung ngay cảnh một chiếc lá đa chao nhẹ trong không khí, rơi xuống thật nhẹ nhàng.
Tóm lại với những biện pháp tu từ : đảo ngữ, so sánh, nhân hóa được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện, nên đoạn thơ có tính biểu cảm rất cao.