K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 7 2019

Viết bài văn nghị luận văn học. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

 

     

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai: nhân vật chính của tác phẩm, kết tinh lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc.

b. Thân bài (9đ)

   - Tình huống truyện độc đáo thể hiện lòng yêu làng của nhân vật: Ông Hai nghe tin làng mình theo giặc. (1đ)

   - Diễn biến tâm trạng từ lúc nghe tin (6đ):

      + Sự xung đột trong nội tâm nhân vật: rất yêu làng nhưng nghe tin làng theo giặc, ông hết sức bất ngờ “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”.

→ Tình yêu nước vượt lên trên tình yêu làng quê.

Mặc dù vậy, vì yêu làng nên ông càng day dứt, tủi hổ, không thể dứt bỏ tình cảm với làng được.

      + Bị đẩy vào tình huống bế tắc khi bị mụ chủ nhà đuổi đi. Mâu thuẫn nội tâm nhân vật và những giằng xé, bế tắc đòi hỏi cần được giải quyết.

+ Trút lòng tâm sự với đứa con nhỏ. Đoạn văn diễn tả cảm động nỗi lòng của ông Hai với cách mạng, với kháng chiến, đất nước, quê hương... Thực chất ở lời tâm sự đó là lời tự nhủ với mình, giãi bày nỗi lòng mình:

   • Ông yêu làng tha thiết.

   • Thủy chung với cách mang, với kháng chiến mà biểu tượng là Cụ Hồ. tình cảm ấy bền chặt, thiêng liêng

      + Khi làng được minh oan, tin về làng ông được ông chủ tịch cải chính: ông vui mừng, hớn hở: “Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn”.

   - Nét nổi bật trong tính cách nhân vật chính là tình yêu làng, yêu quê hương đất nước. (1đ)

→ Tác giả rất thành công trong miêu tả tâm lí nhân vật, đặt nhân vật vào thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. (0.5đ)

→ Am hiểu tâm lí con người, nhất là người nông dân. (0.5đ)

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại sự thành công của tác giả trong xây dựng nhân vật.

9 tháng 3 2019

a. Mở bài:

- Giới thiệu tóm tắt gia cảnh Thơm (bố, mẹ, em trai, chồng).

- Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra cô đứng ngoài cuộc, mặc dù cha và em là những quần chúng tích cực tham gia khởi nghĩa.

- Thơm vẫn chưa hẳn mất đi bản chất trung thực, lòng tự trọng, lòng thương người.

b. Thân bài:

- Chính vì có bản chất trung thực, có lòng tự trọng, lòng thương người mà Thơm rất quý trọng ông giáo Thái. Khi lực lượng cách mạng bị đàn áp, cả cha và và em đều hy sinh, Thơm rất ân hận và càng bị giày vò khi nhận ra rằng Ngọc làm tay sai cho địch dẫn quân Pháp về đánh úp lực lượng khởi nghĩa.

- Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm qua hai lớp kịch:

   + Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em hy sinh, mẹ bỏ đi lang thang, Thơm chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ rõ bộ mặt Việt gian.

   + Sự day dứt, ân hận của Thơm: Hình ảnh người cha trong lúc hy sinh, những lời cuối cùng, khẩu súng trao lại cho Thơm; sự hy sinh của em trai; tình cảnh thương tâm của người mẹ, tất cả những hình ảnh và sự việc ấy luôn ám ảnh và dày vò tâm trí cô.

   + Sự băn khoăn nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng.

   + Tình huống bất ngờ (Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm) đã khiến Thơm phải lựa chọn dứt khoát. Thơm hành động một cách mau lẹ và khôn ngoan, không sợ nguy hiểm để che giấu Thái và Cửu ngay trong buồng của mình, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ hai người cách mạng.

- Bằng cách đặt nhân vật vào hoàn cảnh và tình huống gây cấn, tác giả đã làm bộc lộ đời sống nội tâm và chuyển trong hành động của nhân vật

c. Kết bài

- Nhấn mạnh sự thay đổi trong tâm trạng và hành động của Thơm là do khả năng thức tỉnh quần chúng của Cách mạng.

- Khẳng định con người Việt Nam luôn đứng về phía chính nghĩa quốc gia, yêu hoà bình tự do và độc lập dân tộc.

19 tháng 10 2018

●    Xi-mông là cậu bé độ 7-8 tuổi, có hoàn cảnh đáng thương và thường bị lũ bạn trêu chọc vì không có bố.

●    Xi-mông định ra bờ sông tự tử nhưng trước cảnh đẹp của bầu trời, nỗi nhớ mẹ khiến em khóc và không thực hiện được ý định.

●    Khi gặp bác Phi- líp em đã trút hết nỗi lòng, mắt đẫm lên, cảm giác buồn tủi. Đó là sự bất lực, tuyệt vọng của đứa trẻ.

●    Khi gặp mẹ, em òa khóc, đau đớn.

●    Khi bác Phi- líp đồng ý làm bố, em vui mừng phấn khích.

●    Hôm sau gặp bạn bè, em đã không còn sợ chúng trêu vì em biết bây giờ mình đã có bố.

14 tháng 12 2021

BẠN tham khảo

 

    Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một tác phẩm đặc sắc thể hiện tình yêu của người nông dân đối với quê hương, đất nước mình trong kháng chiến chống Pháp một cách cảm động. Làm nên thành công của tác phẩm không thể không nhắc đến nghệ thuật miêu ,tả tâm lí nhân vật.củạ nhà văn. Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong tác phẩm khi nghe tin làng Dầu của mình theo giặc được thể hiện một cách sinh động đã thể hiện điều đó.

              “Làng” ra đời năm 1948. Tác phẩm lấy bối cảnh là cuộc tản cư kháng chiến của nhân dân. Ông Hai là nhân vật chính của tác phẩm, có lẽ phần vì tuổi cao, phần vì chân ông vẫn bị thương “đi tập tễnh” nên ông được vận động tản cư kháng chiến cùng gia đình. Nhưng trong thâm tầm, ông rất muốn ở lại làng để cùng anh em chiến đấu. Và chính ở nơi tản cư, ông đã bộc lộ sâu sắc tình yêu cái làng của mình.

   Ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Ngày ngày, ông sang nhà hàng xóm chơi hoặc đi nghe tin, đi nói chuyện,… Đến đâu ông cũng khoe về cái làng của mình. Trước Cách mạng tháng Tầm, ông khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông: “Chết! Chết, tôi chưa thấy cái dinh cơ nào mà lại được như cái dinh cơ cụ thượng làng tôi.”. Và mặc dù chẳng họ hàng gì nhưng ông cứ gọi viên tổng đốc là “cụ tôi” một cách rất hả hê! Sau Cách mạng, “người ta không còn thấy ông đả động gì đến cái lăng ấy nữa”, vì ông nhận thức được nó làm khổ mình, làm khổ mọi người, là kẻ thù của cả làng: “Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. Cái chân ông đi tập tễnh cũng vì cái lăng ấy”. Bây giờ ông khoe làng ông khởi nghĩa, khoe “ông gia nhập phong trào từ hồi kì còn trong bóng tối”, rồi những buổi tập quân sự, khoe những hố, những ụ, những giao thông hào của làng ông,… Cũng vì yêu làng quá như thế mà ông nhất quyết không, chịu rời làng đi tản cư. Đến khi buộc phải cùng gia đình đi tán cư ông buồn khổ lắm, sinh ra hay bực bội, “ít nói, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm”, ở nơi tản cư, ông nhớ cái làng của ông, , nhớ những ngày làm việc cùng với anh em: “Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra.[…l Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên.”. Lúc này, niềm vui của ông chỉ là hàng ngày đi nghe tin tức thời sự kháng chiến và khoe về cái làng Chợ Dầu của ông đánh Tây. 
6 tháng 4 2017

Phương Định:

- Ý thức được vẻ đẹp của bản thân "một cô gái khá, hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh" đôi mắt "có cái nhìn sao mà xa xăm"

- Nhạy cảm nhưng chưa dành riêng tình cảm cho ai, cô không biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông tưởng chừng như kiêu kì

- Tâm lí nhân vật qua những lần phá bom được miêu tả chi tiết, tinh tế

   + Có thể quen với công việc nhưng mỗi lần phá bom đều là một lần thử thách với thần kinh

   + Cảm giác trở nên sắc nhọn hơn khi lưỡi xẻng chạm vào quả bom, tiếp đó căng thẳng đợi chờ tiếng quả bom nổ

→ Ngòi bút của tác giả miêu tả chân thực, sinh động tâm lí nhân vật trong truyện. Cái nhìn và cách thể hiện con người thiên về cái trong sáng, tốt đẹp, hướng thiện