Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong “Từ ấy” chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:
“Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”
Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong “Hịch tướng sĩ’, Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí ‘uống nước nhớ nguồn”, ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.
Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.
Mỗi một người trong chúng ta ai cũng có quê hương của riêng mk , có thể là thấm đượm nổi buồn của một thời quá khứ nhưng khi lớn lên trái tim bé nhỏ ấy vẫn mong muốn đc vòng tay của nơi mk sinh ra che chở .
Có thể tình yêu trong Tế Hanh là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh thân thuộc của làng chài ven biển miền Trung nhưng mỗi người đều có suy nghĩ khác nhau , cách thể hiện tình yêu quê hương khác nhau nhưng cuối cùng vẫn là sự nỗ lực để quê hương đất nước mk đẹp đẽ trong con mắt của bạn bè quốc tế . Chúng ta dành tình yêu cho quê hương mk ko phải là phá hủy nó như một trò đùa , coi nó chỉ là một vật vô dụng vô hình , như vậy ko phải là tình yêu quê hương mà chúng ta đang hướng tới . Nếu như bản thân chúng ta đc cha mẹ yêu thương như một báu vật tiềm tàng thì tình yêu quê hương cx vậy nó cx lớn nao đáng giá như thế vậy. việc chúng ta phải làm là bảo vệ quê hương trước những mối lo xâm phạm chủ quyền hay ô nhiễm môi trường . Sự thờ ơ khiến bản thân con người ko biết thế nào mới là niềm thương cảm , lòng tham khiến con người bác bỏ sự yêu thương vốn có . Thay vì đẻ tệ nạn làm cho quê hương bỗng chốc trở nên khác lạ thì hãy học cách bảo vệ nó như bảo vệ bản thân mk . Có một số người tình nguyện nhặt rác vì môi trường hay tổ chức cac cuộc vân đông mọi người chung tay xây dựng quê hương đẹp giàu .. Trước những cử chỉ cao đẹp đó việc của chúng ta là phải học hành chăm chỉ và ứng dụng những điều đúng đắn vào thực tế đẻ xây dựng và bảo vệ quê hương .
Thế hệ trẻ chúng ta có quyền sử dụng thành tưu khoa học vào thực tế , đừng ngại ngùng khi bản thân làm những điều tốt đẹp có ý nghĩa , luôn luôn ủng hộ những con người mạnh dạn vf quê hương mà thay đổi cách sống sai lệch .
chúc bạn thi tốt !!!
Quê hương vạn chài yêu dấu với khung cảnh tráng lệ, với nhịp sống căng tràn mà bình yên sẽ mãi là hình ảnh in đậm trong tâm trí nhà thơ: “nước xanh”, cá bạc”, “con thuyền rẽ sóng ra khơi” cứ chập chờn trong nỗi nhớ mơ hồ, như càng khắc sâu thêm nỗi nhớ mong da diết. Câu thơ kết là một tiếng kêu bộc lộ cảm xúc đến tận độ: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”. “Mùi nồng mặn” không đơn thuần là mùi của núi biển mà là vị của quê hương, vị của tình yêu, do đó nỗi nhớ càng khắc khoải.Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ, lời thơ tự nhiên, hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, đặc biệt lối gieo vần chân thể hiện dòng cảm xúc yêu quê hương miên man, như sóng cuộn trào của người con Quảng Ngãi Tế Hanh. Người đọc không hề bị choáng ngợp bởi những câu thơ hoa mĩ, mà bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi tình cảm chân thành đằm thắm mà nhà thơ dành cho quê hương mình. Một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc.Những vần thơ của Tế Hanh thực sự có sức lay động mạnh mẽ tới độc giả, nó đánh thức trái tim chúng ta trong tình yêu, nỗi nhớ về vùng quê thân yêu, yêu dấu của chính mình. Hai tiếng “quê hương” cứ mãi vang lên trong lòng tôi, vang mãi, vang xa...
Kết thúc bài “Quê hương” nhà thơ Tế Hanh viết:
“ Nay xa cách long tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh,cá bạc,chiếc buồmvôi
Thoáng con thuyền rẽ song chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !”
Tình yêu quê hương trong xa cách,với Tế Hanh, là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh thân thuộc của làng chài ven biển miền Trung. Đặc biệt là :" Cái mùi nồng mặn" của quê hương. Xa quê nhớ hương vị quê hương làng chài đầy quyến rũ chính là đời sống lao động của quê hương. Nỗi nhớ ấy không ủy mị dù rất da diết, thiết tha.
Tham khảo:
Tình yêu quê hương trong xa cách, với Tế Hanh là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh bình dị, thân thuộc của làng chài ven biển miền Trung. Tất cả nỗi nhớ và tình yêu ấy ông dồn cả vào những tiếng thơ trong bài " Quê hương" .Thơ ông như đưa cả thế hệ trẻ trở vê với cội nguồn quê hương, nơi mà một làng chài ven biển, một vài hình ảnh con thuyền, đàn cá với những người ngư dân cần mẫn ra khơi đã trở thành những hình như không thể quên trong tiềm thức của những người con lớn lên từ cái mặn mòi của biển cả.Đó cũng chính là lí do vì sao quê hương trở nên thân thương và ấm áp đến lạ thường. Đọc " Quê hương" của Tế Hanh, ta cũng bồi hồi nhận ra tình yêu quê hương dường như cũng là một cảm xúc luôn thường trực trong trái tim mình. Quê hương, xứ sở như một mảnh tình con theo ta đến suốt cuộc đời. Dù có đi đâu thì quê hương cũng luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm thức của mỗi người . Quê hương - hai tiếng đơn sơ mà cũng thật ấm áp và gần gũi vô ngần. Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. Có một điều không thể phủ nhận rằng bất kể đi tới đâu người ta cũng luôn nhớ về quê hương và hướng về mái ấm gia đình.Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành dần từ những ngây thơ, vụng dại của ngày bé. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. Phải chăng chính điều đó làm nên một tình cảm quê hương thân thương và ấm áp đến lạ thường ? Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình và rồi trở thành dòng suối mát lành tắm mát và gột rửa tâm hồn ta trước những muộn phiền, lo toan của cuộc sống.
tham khảo dàn ý
Mở bài
Giới thiệu về nỗi nhớ, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả Tế Hanh. Từ đó nêu lên tình yêu quê hương của bản thân em.
Dẫn dắt được vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ
Thân bài
Giải thích khái niệm tình yêu quê hương đất nước
- Là tình yêu của chúng ta với quê hương, không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Đó là tình cảm gần gũi nhưng cũng là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của người
- Tình cảm thương nhớ quê hương của tác giả Tế Hanh
+ Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả
+ Nhà thơ tái hiện lại bức tranh quê hương tươi đẹp, sống động về vùng quê ven biển miền Trung
- Tình yêu quê hương của mình gắn liền với tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè, người thân… những điều bình dị gắn với cuộc sống thường nhật
- Nêu biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương
- Nêu trách nhiệm bản thân
Tình yêu của thế hệ trẻ ngày nay được thể hiện:
- Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kĩ năng trở thành người làm chủ đất nước, tương lai
- Xây dựng ý thức về độc lập dân tộc
KB: Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là tình cảm đẹp, nâng đỡ con người
Trình bày rõ ràng, khoa học, bố cục mạch lạc, biết cách vận dụng thao tác lập luận
Tham khảo nha em:
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp…
Đáp án
Viết một đoạn văn ngắn phân tích giá trị của đoạn thơ sau, trong đó có sử dụng một câu cảm thán (4đ)
HS viết được đoạn văn nêu được các nội dung cơ bản sau:
- Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả khi xa quê. (1đ)
- Động từ nhớ được lặp lại 2 lần thể hiện sự tha thiết khôn nguôi của tác giả. (1đ)
- Tác giả nhớ màu sắc, hương vị, biểu tượng của quê hương. (1đ)
- HS viết được một câu cảm thán. (1đ)
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Đáp án
Mở bài
Giới thiệu về nỗi nhớ, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả Tế Hanh. Từ đó nêu lên tình yêu quê hương của bản thân em. (1 điểm)
Dẫn dắt được vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ
Thân bài
Giải thích khái niệm tình yêu quê hương đất nước (0,5 điểm)
- Là tình yêu của chúng ta với quê hương, không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Đó là tình cảm gần gũi nhưng cũng là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của người
- Tình cảm thương nhớ quê hương của tác giả Tế Hanh (0,5 điểm)
+ Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả
+ Nhà thơ tái hiện lại bức tranh quê hương tươi đẹp, sống động về vùng quê ven biển miền Trung
- Tình yêu quê hương của mình gắn liền với tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè, người thân… những điều bình dị gắn với cuộc sống thường nhật (1 điểm)
- Nêu biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương
- Nêu trách nhiệm bản thân
Tình yêu của thế hệ trẻ ngày nay được thể hiện:
- Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kĩ năng trở thành người làm chủ đất nước, tương lai
- Xây dựng ý thức về độc lập dân tộc
KB: Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là tình cảm đẹp, nâng đỡ con người (1 điểm)
Trình bày rõ ràng, khoa học, bố cục mạch lạc, biết cách vận dụng thao tác lập luận (0,5 điểm)
Viết bài giúp mình được không ạ??