K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2016

có 2loại rễ chính:

+ Rễ cọc

+ rễ chùm

Ví dụ : cây cải (rễ cọc)

cây lúa (rễ chùm)

rễ cọc :có rễ cái to khỏe đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên .Từ các rễ con còn lại lại mọc thêm nhiều rễ con khác

Rễ chùm :gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau , thường mọc tỏa từ gốc thân thành chùm.

Cps 4 loại rễ biến dạng :

Rễ củ :cây sắn: chứa chất dự trữ cho cây ra hoa tạo quả

 

25 tháng 12 2016
  • Có 2 loại rễ chính:

+ Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con (Vd: cây mít, me,...)

+ Rễ chùm: gồm những rễ con mọc từ gốc thân. (Vd: lúa, hành,...)

  • Những loại rễ biến dạng là:

+Rễ củ (Vd: cây khoai mì, cây cà rốt,...)

+Rễ móc (Vd: cây trầu không, cây hồ tiêu,...)

+Rễ thở (Vd: cây bần, cây mắm,...)

+Giác mút (Vd: tầm gửi, tơ hồng,...)

Chúc bạn học tốt!thanghoa

20 tháng 12 2016

Có 4 loại rễ biến dạng đó là:

Rễ củ: rễ phình to, chứa chất dự trữ.

VD:củ cải, cà rốt, khoai lang, củ sắn,su hào,...

Rễ móc: rễ phụ móc vào trụ bán giúp cây leo cao.

VD: trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh,trầu bà,...

Rễ thở: rễ mọc ngược lên để lấy không khí.

VD: cây bần, cây đước, cây bụt mọc, cây mắm,...

Rễ giác mút: rễ đâm sâu vào thân hoặc cành cây khác để lấy chất dinh dưỡng.

VD: tơ hồng, tầm gửi,dây tơ xanh,phong lan, địa y,...

 

 

20 tháng 12 2016

Các loại rễ biến dạng:

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)

22 tháng 3 2021

* Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm:

+ Hạt 1 lá mầm: phôi có 1 lá mầm , chất dinh dưỡng dự trữ ở phôi nhũ 

+ Hạt 2 lá mầm : phôi có 2 lá mầm , chất dinh dưỡng dự trữ ở mầm lá

Ví dụ :

+ hạt 2 lá mầm : hạt tranh , hạt mít 

+ hạt 1 lá mầm: hạt ngô 

tk nha

22 tháng 3 2021

Cảm ơn bn nha

14 tháng 11 2016

Câu 1: Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi?

=>* Cấu tạo kính lúp: Kính lúp gồm một tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa) được gắn với tấm kính trong, dày, hai mặt lồi, có khung bằng kim loại (hoặc bằng nhựa), có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3 - 20 lần.

- Cách sử dụng kính lúp: Tay trái cầm kính lúp. Để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lúp lên cho đến khi nhìn thật rõ vật.

*Cấu tạo kính hiển vi: Kính hiển vi gồm ba phần chính:

- Chân kính

- Thân kính gồm:

+ Ống kính:

-Thị kính (kính để mắt vào quan sát), có ghi độ phóng đại x10 ( gấp 10 lần) x20 (gấp 20 lần),....

- Đĩa quay gắn các vật kính.

- Vật kính (kính sát với vật cần quan sát) có ghi độ phóng đại x10, x20,....

+ Ốc điều chỉnh:

- Ốc to

- Ốc nhỏ

- Bàn kính: Nơi dặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.

Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng để tập trung ánh sáng vào vật mẫu.

*Cách sử dụng kính hiển vi:

- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.

- Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. Hãy thận trọng không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương, làm như vậy dễ bị hỏng mắt.

- Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.

- Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.

- Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.

Câu 2: Cấu tạo tế bào thực vật gồm những phần chính nào? Chức năng của từng phần?

=> Tế bào thực vật được cấu tạo bởi các thành phần và chức năng của chúng:

* Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

* Màng sinh chất: bao bọc bên ngoài chất tế bào.

* Chất tế bào: là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.

* Nhân: thường có 1 nhân, cấu tạo phức tạp. Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào .

Câu 3: Sự lớn lên và phân chia tế bào diễn ra như thế nào?

=> * Sự lớn lên của tế bào: Các tế bào con là những tế bào non, mới hình thành, có kích thước bé; nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành.

* Sự phân chia tế bào: Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì phân chia.

- Quá trình đó diễn ra như sau:

+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.

+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.

Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. Các tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành 4, rồi thành 8,.....tế bào.

- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể thực vật.

Câu 4: Có mấy loại rễ chính và lấy ví dụ mỗi loại đó? Nêu các miền của rễ và chức năng của chúng?

=> Các loại rễ gồm rễ cọc và rễ chùm.

* Rễ cọc: cây bưởi, cây cải, cây hồng xiêm, cây hoa hồng,....

* Rễ chùm: cây tỏi tây, cây lúa ( mạ), cây si già,.....

- Các miền của rễ và chức năng của chúng:

* Rễ gồm có 4 miền:

+ Miền trưởng thành: có các mạch dẫn có chức năng dẫn truyền.

+ Miền hút: có các lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

+ Miền sinh trưởng: có chức năng làm cho rễ dài ra.

+ Miền chóp rễ: có chức năng che chở cho đầu rễ.

 

14 tháng 11 2016

1.

Kính lúp và kính hiển vi dùng để quan sát những vật nhỏ bé, kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được.

Cách sử dụng kính lúp: để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.

Cách sử dụng kính hiển vi:

chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. Đặt cố định tiêu bản trên bàn kính.

'Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.



 

8 tháng 11 2016

C1:Đặc điểm chung của thực vật là

- Tự tổng hợp được Chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ có diệp lục và ánh sáng.

- Có đời sống Cố định.

- Phản ứng chậm với các Kích thích. từ bên ngoài.

11 tháng 11 2016

4/

  • Một số loại rễ biến dạng của chúng ( cho ví dụ từng loại )

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)

  • Tại sao cần phải thu hoạch loại cây có rễ củ trước chúng ra hoa ?

Người ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa là vì: Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, kết quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây, củ cải..., thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa đế tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt.
 

 
22 tháng 3 2021

Đáp án:

Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt:

- Nhờ gió: quả thường nhỏ nhẹ, có túm lông hoặc có cánh

- Nhờ động vật: là thức ăn của động vật (nhưng có hạt cứng ko bị tiêu hóa) có lông dính hoặc có gai móc

- Tự phát tán: thường là nhóm quả khô nẻ (khi chín vỏ tự tách rơi ra ngoài)

- Ngoài ra còn có tác nhân khác như con người, nước: quả và hạt được đưa tới các vùng miền khác nhau.

chúc bạn học tốt

22 tháng 3 2021

Cảm ơn bn nha

29 tháng 11 2016

Các loại thân chính :

Thân củ, thân rễ và thân mọng nước

VD:

Thân củ: củ khoai tây, củ su hào, gừng,củ dền,...

Thân rễ: giềng, nghệ, dong ta, ...

Thân mọng nước: cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng,...

30 tháng 11 2016

Thân chính gồm: Thân bò, thân leo, thân đứng

- thân bò: bò trên mặt đất ( cây dưa hấu, cây rau má,...)

- Thân leo: Có thân leo quấn vào vật ( cây mồng tơi, cây su su,...)

- thân đứng: Thân cây thẳng đứng ( cây dừa, cây cau,...)

 

30 tháng 11 2016

Các loại thân chinh: thân leo, thân bò, thân cột

- Thân leo: Leo lên vật đỡ (cây mồng tơi, câu su su,..)

- Thân bò: Bò trên mặt đất ( cây dưa hấu, cây rau má,...)

- Thân cột: thân thẳng đứng trên mặt đất. ( cây cau, cây dừa,...)

9 tháng 10 2017

Có 3 loại thân chính:

+ Thân đứng gồm:

- Thân gỗ: cứng, cao, có cành : osaka, phượng

- Thân cột: cứng, cao, không cành. VD: cau, dừa

- Thân cỏ: mềm, ngắn, thấp.VD: cỏ, ớt

+ Thân leo: leo bằng thân quấn, tua cuốn. VD: mướp

+ Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất. VD: rau má, rau khoai.