K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2018

1) Mũ bảo hiểm là một vật dụng không thể thiếu trong thời đại cuộc sống ngày càng phát triển . Với tôi mũ bảo hiểm sẽ giúp bảo vệ tính mạng của chúng ta . Là một học sinh tôi nghĩ việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia GT của lứa tuổi học sinh rất cần thiết . Đội mũ bảo hiểm là một thói quen không hề khó khăn . Chúng ta hãy cùng nhau đội mũ bảo hiểm ! 2) Thế giới ảo ngày càng phát triển và đa dạng hơn , không thể phủ nhận mạng xã hội ngày càng phát triển . Và FB là một ứng dụng phổ biến rộng rãi trên toàn cầu . Vì thế việc lứa tuổi hs chưa đủ tuổi có thể tham gia vào MXH này. Vì thế mà các bạn học sinh say mê và bị đầu độc bởi chúng . chúng ta ko thể phủ định sự hữu ích của Fb , nhưng cần phải biết sử dụng chúng 1 cách hợp lí .

1 tháng 5 2018

chỉ rõ câu phủ định

14 tháng 12 2020

Nói chuyện riêng trong lớp còn tạo ra thói quen xấu cho bản thân. Các em có biết để tạo ra một thói quen tốt và từ bỏ một thói quen xấu là rất khó, nhưng làm nên một thói quen xấu lại rất dễ. Hơn nữa thói quen nói chuyện riêng trong lớp lại gây ấn tượng không tốt trước bạn bè và thầy cô. Các em thử nghĩ mà xem khi bạn mình đang chăm chú nghe giảng còn mình lại đang thao thao nói chuyện thì bạn ấy sẽ rất khó chịu. Thầy cô đang giảng bài mà phải dừng lại vì một số học sinh nói chuyện riêng thì không chỉ mất thời gian cho bài giảng mà còn gây ức chế, nản lòng và ấn tượng không tốt của thầy cô với mình, với lớp mình.Nói chuyện riêng trong lớp lúc đầu chỉ là dăm ba câu chuyện tầm phào, nhưng dần chuyển sang bàn tán nói “xấu người khác sau lưng”. Các em nghĩ thế nào khi nếu bạn mình vô tình biết được nội dung câu chuyện đó hoặc bạn mình cũng nói về mình như thế?Nói chuyện riêng trong lớp chỉ đem lại kết quả xấu đúng không các em? Nó không chỉ ảnh hưởng đến mình, bạn mình, lớp mình và cả uy tín của nhà trường nữa. Thế mà nhiều em chưa nhận ra, có những em đã nhận ra nhưng vẫn cố tình mắc phải. Có một bạn học sinh nói với rằng: “ Ai nói chuyện riêng trong lớp là thiếu tôn trọng thầy cô, bạn bè và chính bản thân mình”. Cô nghĩ câu nhận xét này của bạn khiến những ai hay nói chuyện riêng trong lớp cần phải suy nghĩ lại.Vậy để loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp chúng ta phải làm như thế nào? Đầu tiên mỗi học sinh cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình về nhiệm vụ học tập của học sinh. Thứ hai chúng ta cần phải rèn luyện từ bỏ thói quen xấu bằng cách chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài học. Còn nữa tất cả các em cần hỗ trợ thầy cô giảng dạy bộ môn, cô giáo chủ nhiệm, cán bộ lớp và cả bản thân kiên quyết loại trừ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp. Nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ có những giờ học hiệu quả hơn."

14 tháng 12 2020

Cảm ơn 

 

26 tháng 4 2018

BẠN THAM KHẢO NHÉ !

Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý trọng ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu, khi làm bất cứ một việc gì, con người đều cần lòng dũng cảm. Trong những cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc chúng ta đã có rất nhiều những tấm gương dũng cảm, vì nước quên thân, luôn sẵn sàng đối mặt với kẻ thù, với khó khăn gian khổ, thậm chí cả hy sinh mất mát. Những anh vệ quốc quân, giải phóng quân đã trở thành những biểu tượng đẹp về lòng dũng cảm.

Lòng dũng cảm là một trong những phẩm chất vô cùng quan trọng của con người. Bởi trong cuộc đời mình, chúng ta luôn phải đối diện với khó khăn, thử thách. Lòng dũng cảm là nghị lực, là sức mạnh, là ý chí kiên cường để con người có thể vượt lên mọi gian nan thử thách, để có được sức mạnh chế ngự thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù … và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thân mình. Người chiến sĩ ung dung, bình thản, không hề run sợ trước mũi súng quân thù, đó là dũng cảm. Chú bé thoăn thoát bước đi dưới làn đạn quân thù để đưa cho được bức thư đề “thượng khẩn”. Chị Trần thị Lí không hề run sợ và không chịu khuất phục trước những đòn tra tấn dã man của giặc. Trước những khó khăn, hiểm nguy, con người vẫn quyết tâm làm việc, hoàn thành nhiệm vụ, đó là dũng cảm. Dũng cảm là sẵn sàng đối diện với gian khó để thực hiện cho được mục đích đề ra.

Trong cuộc sống hoà bình, chúng ta vẫn hàng ngày hàng giờ chứng kiến những hành động dũng cảm. Dũng cảm vạch trần những việc làm sai trái của người khác dù đó là những kẻ có chức có quyền, những chiến sĩ công an dũng cảm bắt tội phạm để giữ cho nhân dân có cuộc sống thanh bình, một bạn học sinh sẵn sàng lao xuống dòng nước chảy xiết đề cứu bạn… Những con người dũng cảm ấy đã góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Chiến thắng được người khác đã rất khó khăn, nhưng chiến thắng được chính bản thân mình còn khó khăn hơn nhiều. Dũng cảm để nhìn ra và công nhận những sai lầm khuyết điểm của mình. Dũng cảm để chiến thắng những ham muốn cá nhân, những tham vọng và những nhu cầu vô tận của mình. Không đủ nghị lực để vượt qua khó khăn đã bao người rơi vào cạm bẫy của những cám dỗ, để rồi trở nên nghiện ngập, trộm cắp… Không đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật, để sửa chữa sai lầm mà bao người ngày càng dấn sâu vào con đường tội lội để rồi khi có đủ dũng khí nhìn lại thì đã quá muộn.

​Chúng ta đã nghe nói rất nhiều đến lòng dũng cảm. Đó là một phẩm chất của những người anh hùng, làm nên những tấm gương anh dũng, song đó cũng là phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người. Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với bao nhiêu thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện. Cùng với lòng trung thực, dũng cảm sẽ là tố chất để mỗi người có thể là một người tốt.

1 tháng 4 2022

ko chép mạng ạ!!!

1 tháng 4 2022

Thì vẫn phải học bài cũ chứ sao :v 

28 tháng 3 2021

tham khảo

  

Một cách tự học nữa cũng hiệu quả không kém đó là học qua các bài tập. Việc làm bài tập giúp ta cùng cố các kiến thức đã học, nắm bắt được bản chất của vấn đề. Hơn thế, tự học qua các bài tập còn giúp ta sáng tạo hơn trong cách giải bài tập sao cho ngắn, gọn, súc tích và dễ hiểu. Chính vì vậy, có rất nhiều dạng bài khác nhau để giúp học sinh nắm vững và sáng tạo các kiến thức đã học được. Một cách học nữa cũng rất hiệu quả là học qua cách học thuộc lòng. Cách học này không phải là học vẹt, khi học phải hiểu rõ mình đang học cái gì? Nội dung của nó ra làm sao?. Chỉ có học thuộc mới giúp ta nhớ lâu hơn, không bị quên. Nhưng học thuộc lòng cũng phải có phương pháp học làm sao cho dễ nhớ, gạch ra các ý quan trọng mà học chứ không cần phải học thuộc từng dấu chấm, dấu phẩy. Vì thế, học thuộc lòng cũng là một cách tự học cho kết quả cao. Nhưng cho dù học bằng phương pháp nào, qua sách, báo hay bài tập thì cũng phải biết áp dụng vào thực tế, vào cuộc sống    như vậy   tình trạng học kém có còn không?(k dg mục đích hỏi)

20 tháng 11 2021

 Nhà bác học Lênin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi", qua câu nói của ông, chúng ta đã ngầm hiểu được tầm quan trọng của việc học và sự gắn bó mật thiết giữa việc học tập với cuộc sống của con người. Hay trong câu thành ngữ "Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người", chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và tầm quan trọng của việc học. Coi trọng việc học chính là coi trọng cuộc sống của chúng ta.

Trước hết, chúng ta cần hiểu "việc học" ở đây cụ thể là "công việc" như thế nào. "Việc học" hay chính là "học tập", "học hành" hay "học hỏi", nói chung đây là một quá trình tiếp thu, thu nhập, bổ sung và trau dồi những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị và nhận thức mới mẻ. Có thể nói, đây là một khả năng bẩm sinh, vốn có thuộc sở hữu của không chỉ riêng loài người, liên quan đến nhiều những thông tin khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích học tập của mỗi người. Học tập được coi là một quá trình, quá trình này có thể bài bản hoặc đơn sơ và không bắt buộc, bởi việc học tập là một phần của giáo dục và phát triển cá nhân. Tuy nhiên ngày nay, việc học tập đối với mỗi con người và mỗi xã hội đã tiến tới bắt buộc, bởi con người và xã hội nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

Lịch sử nhân loại trải qua hàng nghìn năm đã để lại và lưu truyền cho các thế hệ sau, để có thể tiếp tục tiếp thu và lưu truyền tinh hoa trí tuệ đó chúng ta phải đi theo con đường học tập. Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được học, đó là học ăn, học nói, học đi... lớn hơn chúng ta học thêm các kiến thức khoa học - nhân văn - xã hội, học về các mối quan hệ xã hội. Ở Việt Nam, người học sinh trải qua 12 năm học phổ thông, 3 - 6 năm trung cấp, cao đẳng và đại học rồi học các học vị thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư... Nhìn chung dù học ở cấp độ nào cũng có tầm quan trọng nhất định. Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao, ngày càng cải tiến hiện đại và không bị lạc hậu và thời đại. Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa với những tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật, sức mạnh của con người chính là tri thức, mà tri thức chỉ có thể có được bằng cách học tập không ngừng nghỉ. Tri thức là tiền đề quan trọng nhất để sống trong kỉ nguyên số, có tri thức giống như người đi trong đêm tối mà có đèn soi sáng. Quá trình học không chỉ mang lại cho con người tri thức, kĩ năng và kinh nghiệm mà còn rèn giũa nhân cách, phẩm chất đạo đức con người. Học để biết được điều hay lẽ phải, học để biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong các mối quan hệ xã hội, và học để có thể thấu hiểu cái lý - cái tình, những quy luật trong xã hội. Một xã hội có học tập là một xã hội văn minh, tiên tiến, có nền tảng và có động lực để phát triển.

Giả định như con người không học tập, thứ nhất là sẽ không thể tiếp thu và lưu truyền được những tinh hoa tri thức của nhân loại hàng ngàn năm, con người sẽ mãi sống trong thời tiền sử, không phát triển và không có xã hội loài người như bây giờ. Con người không học tập sẽ trở thành người lạc hậu, tách biệt với xã hội và không thể đóng góp cho xã hội. Giống như tình trạng một số công ty, xí nghiệp ở nước ta đòi hỏi bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đối với các công nhân. Đòi hỏi ấy là thiết thực và phù hợp với yêu cầu công việc, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, vẫn biết việc học là quan trọng nhưng vẫn có những thành phần chưa nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều em học sinh bỏ học, chán học và không muốn đi học, chỉ thích đi chơi, giao du với các đối tượng xấu đi vào con đường tệ nạn. Những kẻ đó không chỉ không có tri thức mà còn mất đi nhân cách trở thành gánh nặng cho gia đình và nguy hại cho xã hội. Tri thức là vô tận, việc học không bao giờ là muộn và không bao giờ thừa, chỉ sợ chúng ta không muốn học mà thôi. Bản thân những người học sinh chúng ta phải cố gắng và nỗ lực học tập hơn nữa, không chỉ tiếp thu kiến thức trên ghế nhà trường mà cả ở ngoài xã hội, cố gắng hoàn thiện bản thân và giúp ích cho xã hội, đừng để lãng phí những cơ hội được học tập bởi rồi khi chúng ta có hối hận cũng không còn kịp nữa.

Như vậy, có thể khẳng định rất rõ ràng rằng việc học có tầm quan trọng rất lớn đối với con người, nó là tiền đề quyết định đến sự tồn tại, hòa nhập và phát triển của con người trong xã hội. Cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày cao của đất nước, xã hội trong những giai đoạn mới.

       ĐC CHƯA

20 tháng 11 2021

Trong cuộc sống, học tập chính là việc làm quan trọng không thể thiếu và chính là động lực để cho con người phát triển bản thân và bắt kịp xu thế xã hội. Thật vậy, việc học mang đến nhiều lợi ích cho con người vì chúng ta học thêm thứ gì thì chúng ta lại càng vững vàng hơn trong cuộc sống của chính bản thân mình. Đầu tiên, việc học thêm tri thức sẽ trang bị cho chúng ta những kiến thức về một lĩnh vực nào đó. Ngoài việc học trên trường, con người có thể học ở nhiều nguồn. Học ở sách vở, học ở bạn bè, học từ internet,. . . Những kiến thức ấy áp dụng được vào đời sống hàng ngày sẽ trở thành vốn tri thức của chính chúng ta, đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển nhanh như hiện nay thì việc tiếp cận với tri thức tiến bộ của nhân loại lại càng cần thiết hơn nữa. Thứ hai, việc học những kỹ năng làm việc chính là yếu tố then chốt giúp chúng ta trở thành những người thành công và công dân toàn cầu trong tương lai. Thành công của một người chỉ dựa vào 25% là kiến thức chuyên môn, còn lại là kỹ năng mềm. Ngày nay, chúng ta cần những kĩ năng như: làm việc nhóm, quản lí thời gian, thuyết trình,. . . để bứt phá trong công việc. Cuối cùng, việc học những đạo đức và lối ứng xử trong cuộc sống chính là việc mà chúng ta cần học. Học những phép ứng xử văn minh để có được phép ứng xử, cách giao tiếp lôi cuốn, dễ mến. Tóm lại, việc học mang đến rất nhiều lợi ích cho con người và là việc làm mà con người bắt buộc phải làm trong đời.

22 tháng 2 2019

Từ xưa đến nay, môn Văn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đạo học. Văn chương giúp đời sống tinh thần của con người thêm phong phú hơn, giúp ta ứng xử lịch sự, văn minh hơn. Nhưng bây giờ chúng ta đang bước vào thế kỉ XXI-thế kỉ của khoa học, công nghệ hiện đại- do đó vì thế vị trí của môn Văn trong các trường đã bị suy giảm. Nhiều phụ huynh học sinh thích chạy theo những môn học thời thượng như các môn tự nhiên: Toán, Lí, Hóa và môn xã hội Anh, Tin học mà không thích con mình học môn Văn, vì theo tư tưởng của họ cho rằng thế kỉ XXI là thế kỉ hiện đại, các quốc gia, dân tộc đang cố gắng phát triển để hội nhập với toàn thế giới. Là một học sinh đang cắp sách đến trường như em không đồng tình với họ.

Văn chương là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người. Trong xã hội phong kiến thời xưa, văn chương là môn thi duy nhất để các sĩ tử khẳng định mình trong các khoa thi. Đã có rất nhiều người thành đạt trên con đường văn chương như đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương…Họ đã để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ khi ai từng đọc qua thì cảm động, ngưỡng mộ, thông cảm cho cuộc đời của những người nông dân dưới thời phong kiến và lên án bọn địa chủ độc ác.

Còn trong xã hội ngày nay, việc học Văn càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nhất là trong trường học, nó giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học là những tinh hoa văn hòa nhân loại, lưu truyền những cái tốt đẹp của con người qua các thời đại. Văn chương dẫn chúng ta vào một thế giới mà sự cho đi không đòi hỏi sự đáp lại. Văn chương chân chính dù ở bất kì thời đại nào cũng đều dề cao tình yêu thương, lòng nhân ái, sự công bằng. Giúp em nhận thấy thế giới này sẽ đẹp hơn nhiều từ những điều giản dị nhất, có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn, lành mạnh. Chẳng hạn đọc tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, ta thấy được một bức tranh xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công đen tối. Hay là đọc bài thơ Bánh trôi nước của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, ta lại thấy được số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ…

Không những thế văn chương còn làm cho thế giới ngôn ngữ của mỗi con người thêm phong phú hơn, trong sáng hơn. Nó trau dồi lời ăn, tiếng nói của mỗi con người trong cuộc sống hằng ngày.

Mỗi môn học, mỗi một lĩnh vực đều có một sứ mệnh riêng của nó. Đi sâu vào đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm phong phú hơn, sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn cho tâm hồn, cho trái tim của mỗi con người rung lên là sứ mệnh của văn chương.

Như vậy văn chương là không thể thiếu trong cuộc sống xưa và nay. Thế mà trong xã hội ngày nay, việc học Văn lại bị xem nhẹ. Nếu như một ngày nào đó, môn Văn dần dần bị lãng quên thì xã hội của chúng ta sẽ buồng tẻ, nhàm chán và khô khan, hạn hẹp đến thế nào?

Chẳng hạn, một người thành đạt bộ môn khoa học tự nhiên đẻ ra rất nhiều tiền hoặc một bạn nói tiếng Anh như gió, giao tiếp với người nước ngoài lưu loát, trôi chảy nhưng khi giao tiếp với người Việt thì ấp a ấp úng, từ ngữ khi giao tiếp thiếu chính xác. Vì sao lại vậy? Vì bạn không có vốn hiểu biết về văn chương, vốn từ không phong phú, có khi họ chỉ muốn xuất ngoại nên họ đã không tôn trọng nền văn học văn hóa Việ Nam. Có rất nhiều bạn phải tốn hàng tiếng đồng hồ để viết một bức thư cho người thân. Ở thời đại này đã xuất hiện những máy vi tính, họ làm việc, viết thư, đánh chữ thay cho việc viết bằng tay. Nhiều người cho rằng đánh máy cho nhanh, kiểu chữ trên máy tính dễ đọc, dễ nhìn hơn là viết tay. Trên mạng thì có thêm ngôn ngữ “chat” mà nhiều bạn trẻ hiện nay rất ưa chuộng. Em cũng là giới trẻ nên cũng nằm trong trường hợp trên. Nó có thể viết nhanh, gọn nhưng nó lại làm cho chúng ta dần dần quên đi ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Vì vậy, Văn học dạy em biết yêu quý tiếng nói dân tộc mình, đất nước mình vì đó là nguồn cội của chính mỗi con người dân Việt. Làm em nhớ về những bài thơ về chữ cái vào lần đầu tiên em tập viết:” o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì có râu”…Cho nên Văn học rất quan trọng nếu không chúng ta sẽ rơi vào bi kịch như một nhà văn Mê-hi-cô đã từng nói: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn. Chúng ta phải công nhận rằng Toán, Lí, Hóa, Anh, Tin học là rất quan trọng trong xã hội ngày nay nhưng đừng vì thế mà xem thường môn Văn.

Môn Văn là môn thuộc nhóm công cụ, học Văn tốt sẽ có tác động tích cực đến các môn khác. Chẳng hạn như là muốn soạn thảo một văn bản bạn phải có vốn hiểu biết Ngữ Văn, học tốt phần Tiếng Việt, Tập làm văn trong ghế nhà trường. Do vì lối sống, suy nghĩ thực dụng của học sinh, phụ huynh muốn con em mình học bộ môn đó để làm ra tiền hoặc do đội ngũ giáo viên dạy nghề càng thiếu tâm huyết, nhiều thầy cô là do gánh nặng cuộc sống làm mất đi niềm say mê văn học vốn có. Trường học thì chưa có đầu tư, bồi dưỡng giáo viên, chưa có hoạt động ngoại khóa văn chương để thu hút học sinh, sinh viên… Đó là nguyên nhân đẫn đến hiện tượng học sinh, sinh viên không thích học Văn.

Nếu như vậy thì cần có sự quan tâm hợp sức của toàn xã hội nhất là trong gia đình, nhà trường hướng học sinh chú ý đến vai trò và ý nghĩa của việc học Văn. Cần có những giải thưởng tôn vinh tài năng văn học của một số học sinh yêu thích bộ môn này. Mở rộng ngành nghề cho khối thi các bộ môn xã hội… Đó là một số phương pháp giúp việc học Văn của bạn trẻ hiện nay sẽ tốt hơn, phát triển hơn.

Như vậy, văn chương là một phần tất yếu trong cuộc sống, giúp chúng ta trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, các bạn và các bậc phụ huynh đừng xem nhẹ môn Văn. Đừng có nghĩ một cách nông cạn mà cho rằng môn Ngữ Văn là không cần thiết, không ứng dụng nhiều trong xã hội hiện nay.

22 tháng 2 2019

Từ xưa đến nay, môn Văn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đạo học. Văn chương giúp đời sống tinh thần của con người thêm phong phú hơn, giúp ta ứng xử lịch sự, văn minh hơn. Nhưng bây giờ chúng ta đang bước vào thế kỉ XXI-thế kỉ của khoa học, công nghệ hiện đại- do đó vì thế vị trí của môn Văn trong các trường đã bị suy giảm. Nhiều phụ huynh học sinh thích chạy theo những môn học thời thượng như các môn tự nhiên: Toán, Lí, Hóa và môn xã hội Anh, Tin học mà không thích con mình học môn Văn, vì theo tư tưởng của họ cho rằng thế kỉ XXI là thế kỉ hiện đại, các quốc gia, dân tộc đang cố gắng phát triển để hội nhập với toàn thế giới. Là một học sinh đang cắp sách đến trường như em không đồng tình với họ.

Văn chương là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người. Trong xã hội phong kiến thời xưa, văn chương là môn thi duy nhất để các sĩ tử khẳng định mình trong các khoa thi. Đã có rất nhiều người thành đạt trên con đường văn chương như đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương…Họ đã để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ khi ai từng đọc qua thì cảm động, ngưỡng mộ, thông cảm cho cuộc đời của những người nông dân dưới thời phong kiến và lên án bọn địa chủ độc ác.

Còn trong xã hội ngày nay, việc học Văn càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nhất là trong trường học, nó giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học là những tinh hoa văn hòa nhân loại, lưu truyền những cái tốt đẹp của con người qua các thời đại. Văn chương dẫn chúng ta vào một thế giới mà sự cho đi không đòi hỏi sự đáp lại. Văn chương chân chính dù ở bất kì thời đại nào cũng đều dề cao tình yêu thương, lòng nhân ái, sự công bằng. Giúp em nhận thấy thế giới này sẽ đẹp hơn nhiều từ những điều giản dị nhất, có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn, lành mạnh. Chẳng hạn đọc tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, ta thấy được một bức tranh xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công đen tối. Hay là đọc bài thơ Bánh trôi nước của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, ta lại thấy được số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ…

Không những thế văn chương còn làm cho thế giới ngôn ngữ của mỗi con người thêm phong phú hơn, trong sáng hơn. Nó trau dồi lời ăn, tiếng nói của mỗi con người trong cuộc sống hằng ngày.

Mỗi môn học, mỗi một lĩnh vực đều có một sứ mệnh riêng của nó. Đi sâu vào đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm phong phú hơn, sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn cho tâm hồn, cho trái tim của mỗi con người rung lên là sứ mệnh của văn chương.

Như vậy văn chương là không thể thiếu trong cuộc sống xưa và nay. Thế mà trong xã hội ngày nay, việc học Văn lại bị xem nhẹ. Nếu như một ngày nào đó, môn Văn dần dần bị lãng quên thì xã hội của chúng ta sẽ buồng tẻ, nhàm chán và khô khan, hạn hẹp đến thế nào?

Chẳng hạn, một người thành đạt bộ môn khoa học tự nhiên đẻ ra rất nhiều tiền hoặc một bạn nói tiếng Anh như gió, giao tiếp với người nước ngoài lưu loát, trôi chảy nhưng khi giao tiếp với người Việt thì ấp a ấp úng, từ ngữ khi giao tiếp thiếu chính xác. Vì sao lại vậy? Vì bạn không có vốn hiểu biết về văn chương, vốn từ không phong phú, có khi họ chỉ muốn xuất ngoại nên họ đã không tôn trọng nền văn học văn hóa Việ Nam. Có rất nhiều bạn phải tốn hàng tiếng đồng hồ để viết một bức thư cho người thân. Ở thời đại này đã xuất hiện những máy vi tính, họ làm việc, viết thư, đánh chữ thay cho việc viết bằng tay. Nhiều người cho rằng đánh máy cho nhanh, kiểu chữ trên máy tính dễ đọc, dễ nhìn hơn là viết tay. Trên mạng thì có thêm ngôn ngữ “chat” mà nhiều bạn trẻ hiện nay rất ưa chuộng. Em cũng là giới trẻ nên cũng nằm trong trường hợp trên. Nó có thể viết nhanh, gọn nhưng nó lại làm cho chúng ta dần dần quên đi ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Vì vậy, Văn học dạy em biết yêu quý tiếng nói dân tộc mình, đất nước mình vì đó là nguồn cội của chính mỗi con người dân Việt. Làm em nhớ về những bài thơ về chữ cái vào lần đầu tiên em tập viết:” o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì có râu”…Cho nên Văn học rất quan trọng nếu không chúng ta sẽ rơi vào bi kịch như một nhà văn Mê-hi-cô đã từng nói: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn. Chúng ta phải công nhận rằng Toán, Lí, Hóa, Anh, Tin học là rất quan trọng trong xã hội ngày nay nhưng đừng vì thế mà xem thường môn Văn.

Môn Văn là môn thuộc nhóm công cụ, học Văn tốt sẽ có tác động tích cực đến các môn khác. Chẳng hạn như là muốn soạn thảo một văn bản bạn phải có vốn hiểu biết Ngữ Văn, học tốt phần Tiếng Việt, Tập làm văn trong ghế nhà trường. Do vì lối sống, suy nghĩ thực dụng của học sinh, phụ huynh muốn con em mình học bộ môn đó để làm ra tiền hoặc do đội ngũ giáo viên dạy nghề càng thiếu tâm huyết, nhiều thầy cô là do gánh nặng cuộc sống làm mất đi niềm say mê văn học vốn có. Trường học thì chưa có đầu tư, bồi dưỡng giáo viên, chưa có hoạt động ngoại khóa văn chương để thu hút học sinh, sinh viên… Đó là nguyên nhân đẫn đến hiện tượng học sinh, sinh viên không thích học Văn.

Nếu như vậy thì cần có sự quan tâm hợp sức của toàn xã hội nhất là trong gia đình, nhà trường hướng học sinh chú ý đến vai trò và ý nghĩa của việc học Văn. Cần có những giải thưởng tôn vinh tài năng văn học của một số học sinh yêu thích bộ môn này. Mở rộng ngành nghề cho khối thi các bộ môn xã hội… Đó là một số phương pháp giúp việc học Văn của bạn trẻ hiện nay sẽ tốt hơn, phát triển hơn.

Như vậy, văn chương là một phần tất yếu trong cuộc sống, giúp chúng ta trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, các bạn và các bậc phụ huynh đừng xem nhẹ môn Văn. Đừng có nghĩ một cách nông cạn mà cho rằng môn Ngữ Văn là không cần thiết, không ứng dụng nhiều trong xã hội hiện nay.

Chúc bạn học tốthihi