Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Mở bài:
Không quá xa lạ khi nhắc đến phương pháp học tập hiện tượng là học chay, học vẹt của học sinh ở các trường học hiện nay. Đó là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Mặc dù nhà trường và chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách, ra sức nỗ lực khắc phục nhưng vẫn chưa thể cải thiện được tình hình. Học sinh ở nước ta vẫn cứ học chay, học vẹt gây. Cách học ấy ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập và chất lượng đào tạo của nền giáo dục.
- Thân bài:
Học chay, học vẹt là cách học lệch lạc, sai lầm, phản khoa học.Trong những năm gần đây, nền giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ và tích cực. Nội dung và phương pháp giảng dạy có nhiều thay dổi lớn. Thế nhưng, tình trạng họ chay, học vẹt của học sinh vẫn tồn tại. Thậm chí là phổ biến.Tại các trường học, một hình thức dễ thấy nhất đó là dạy học tại lớp. Giáo viên độc giảng còn học sinh chăm chú ghi chép. Với khoảng 10 môn học bắt buộc phải có ghi chép. Tính trung bình mỗi học sinh, trong một năm học phải chép đến hơn 1000 trang vở. Ở một vài khối lớp có thể còn nhiều hơn nữa. Việc ghi chép nhiều cản trở nghiêm trọng đến khả năng lắng nghe, suy nghĩ và trình bày của học sinh.Hầu hết các trường đều có phòng thực hành, phòng thí nghiệm nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu thực tế. Chương trình các môn khoa học tự nhiên thiên về dạy lý thuyết. Bài học thiếu các bài thực hành sinh động. Học sinh học mà không được thực hành khắc sâu kiến thức. Học sinh vẫn học chay, học vẹt trên trang sách.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng học chay học vẹt của học sinh. Trước hết là do chương trình giáo dục thiếu tính khoa học. Giáo dục nước ta vẫn còn nặng về lý thuyết và xem trọng việc học thuộc lòng. Bài học kém sinh động, nhàm chán, ít liên hệ và vận dụng trực tiếp.Dù chương trình giảng dạy đã lạc hậu, trì trệ, không còn phù hợp với thực tế nhưng việc cải tiến, thay đổi lại diễn ra chậm chạp và thiếu tính quyết liệt, đột phá. Tư duy của các nhà giáo dục chưa bắt kịp với thời đại. Sự cẩn trọng vô tình khiến chúng ta tiến chậm hơn thế giới đến mấy chục năm phát triển.Cơ sở vật chất và lực lượng giáo dục dù đã có những bước tiến lớn nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Chính cơ sở vật chất yếu kém làm nảy sinh lối học chay, học vẹt.Các quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của giáo viên và học sinh tuy tích cực, tiến bộ. Song chính nó lại gây trở ngại lớn đối với người dạy học trong công tác quản lí, giảng dạy và khuyến khích học sinh hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng.Có thể so sánh vấn đề này với Hàn Quốc. Những năm 60 thế kỉ trước, Hàn Quốc là một quốc gia kém phát triển và nghèo đói. Để cải cách đất nước, tiến đến tự cường và thịnh vượng, họ đã mạnh dạn cải cách nền giáo dục. Họ đã sao chép nguyên si nền giáo dục Nhật bản và ra sức học tập trên nguyên tác tiếp nhận, vận dụng và phát triển. Kết quả, họ đã từng bước nâng cao nền tri thức, tiến đến sáng tạo và thành công, đưa Hàn Quốc thoát khỏi trì trệ trở thành cường quốc.Cốt lõi của họ là vừa học tập vừa vận dụng vào thực hành. Lý thuyết và hành động phải song song. Họ không ngần ngại học cái hay, cái tốt của người khác. Điều quan trọng đối với họ đó là chương trình giáo dục có thực sự phục vụ sự tiến bộ của con người và đất nước hay không.Một nguyên nhân khác xuất phát từ tâm lí xã hội. Nước ta vốn vừa thoát ra khỏi ý thức Nho học, nặng về giáo dục con người mang tính khuôn mẫu. Học sinh có tâm lí ỷ lại, dựa dẫm nên thường học qua loa, đối phó, không hứng thú đối tri thức khoa học và kĩ năng thực hành.Phương pháp học tậpbảo thủ và sai lầm. Con người chạy theo môn học thời thượng để cầu danh, cầu lợi mà chú trọng đến thực hành. Bởi thế học sinh Việt Nam dù giỏi về lý thuyết nhưng lại kém sáng tạo và kĩ năng vận dụng vào công việc, không thể đáp ứng được nhu cầu đời sống.Cơ chế thi cử khắt khe theo kiểu kiểm tra thuộc bài, Cạnh tranh việc làm khốc liệt khiến cho học sinh phải nỗ lực thi đậu để có trường học. Họ không còn thời gian và hứng thú đối với rèn luyện kĩ năng thực hành. Học chay, học vẹt là một xu thế tất yếu phải xảy ra.Đội ngũ giảng dạy tuy đông đảo, liên tục được bồi dưỡng và nâng cao năng lực nhưng chậm biến đổi và thích ứng với phương thức giáo dục hiện đại. Nhiều thầy cô giáo vẫn kiên trì với hình thức giảng dạy truyền thống đã tồn tại trong mấy chục năm qua vốn đã rất lạc hậu và trì trệ gây ảnh hưởng sâu sắc đến cách học và phương thức tiếp cận, tiếp nhận tri thức của học sinh.Học sinh ngày nay trở nên lười biếng và thụ động hơn các thế hệ trước. Họ ham chơi, ít học, xem thường việc thực hành và rèn luyện kĩ năng, sống buông thả, không biết lo xa
Đầu tiên là học sinh học nhiều nhưng hiểu ít. rất nhiều học sinh thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng và năng lực làm việc thực tế. Họ không có năng lực sáng tạo và năng động trong công việc học tập và làm việc. Thực tế cho thấy, mỗi năm có hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường chật vật trong vấn đề tìm kiếm việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp hoặc làm việc việc trái ngành khá phổ biến trong xã hội.Doanh nghiệp than không có người tài. Xã hội bức bối trong vấn đề thất nhiệp của sinh viên. Một lí do rất đơn giản là sinh viên có trình độ nhưng không có kĩ năng làm việc thực tế. Học chay, học vẹt, chạy đua thành tích, trọng bằng cấp thực sự gây tai hại cho nền giáo dục nước nhà.Đất nước đang trên đà phát triển, cần có đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nhưng lực lượng lao động quá yếu kém. Đây là một vấn đề gây đâu đầu cho các nhà quản lí và tuyển dụng nhân lực trong suốt nhiều năm qua.Học sinh học chay, học vẹt, học nhiều mà không hiểu làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, sai lầm, thiếu niềm tin vào cuộc sống. Từ đó mất định hướng, nảy sinh tâm lí bất mãn dễ dẫn đến tệ nạn xã hội và các hành vi phạm pháp.Nền tảng tri thức thấp kém là nguyên nhân dẫn đến các hành vi hối lộ, tham nhũng trong xã hội. Hiện tượng mua việc, chạy việc bổ nhiệm bất hợp lí vốn là vấn đề được đề cập khá nhiều trên báo chí, gây nhức nhối trong xã hội.Một khi hiện tượng này còn tiếp diễn sẽ tiếp tục gây tổn thất lớn lao cho học sinh, gia đình và đất nước.
Để chấm dứt tình trang học chay, học vẹt của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước không còn cách nào khác là nhà nước và nhân dân phải vào cuộc, kiên quyết hành động cùng nhau tháo gỡ.Trước hết là phải đầu tư cải cách toàn diện nền giáo dục. Thay đổi từ chương trình cho đến phương pháp giáo dục. Hướng đến giáo dục phát triển toàn diện năng lực người học. Gắn việc đào tạo với nhu cầu công việc trong thực tế. Cải cách phương thức kiểm tra, thi cử, tuyển dụng. Tạo điều kiện cho người học tiếp cận nền tri thức tiến bộ và dễ dàng tìm được việc làm trong đời sống.Nâng cao tri thức nền tảng trong xã hội. Nhà trường kiên quyết thực hiện chống hiện trạng học chay, học vẹt, học đối phó, chạy theo thành tích.Mỗi học sinh phải tự nỗ lực nâng cao nhận thức, ra sức học tập, rèn luyện tri thức toàn diện cho bản thân, hướng đến kiện toàn kĩ năng, sẵng sàng đáp ứng nhiệm vụ trong đời sống ở tương lai.Tuyên truyền, khuyến khích học tập và làm việc tiến bộ trong đời sống. Phải tạo được môi trường toàn dân học tập, cùng hướng đến sự thịnh vượng chung của đất nước.
- Kết bài:
Là học sinh phải phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách nhân phẩm tốt đẹp. Xác định mục đích học tập đúng đắn để trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
I. Mở bài:
Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi con người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .
II. Thân bài:
1. Giải thích và nêu biểu hiện của tinh thần tự học.
Trước hết ta phải hiểu thế nào là “tinh thần tự học”? Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.
Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.
2. Bàn luận về tinh thần tự học.
a. Từ cách giải thích ở trên ta thấy tinh thần tự học có ý nghĩa cao đẹp:
– Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.
– Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân .
– Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập, gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức.
– Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa: Lê Quí Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền … Nhờ tự học họ đã trở thành những bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê hương, xứ sở .
b. Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những thành phần không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, ù lì, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.
3. Bài học nhận thức và hành động:
Tự học có ý nghĩa quan trọng nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình .
III. Kết bài: Đánh giá chung về tinh thần tự học. Cảm nghĩ của bản thân.
Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Có lẽ bởi vậy mà Lê-nin đã từng đặt ra một phương châm: “Học , học nữa, học mãi”.
refer
Đất nước ta đang bước vào một thế kỉ mới, một thời kì hội nhập kinh tế mới, một thời kì toàn cầu hóa để phát triển cùng các nước láng giềng. Vì vậy mỗi người, mỗi cá nhân chúng ta cần phải góp phần vào việc giúp đất nước phát triển, và trách nhiệm của những thanh niên hiện nay là rất quan trọng, những người thanh niên cần phải chuẩn bị hành trang của mình đầy đủ, để có thể đi tới một nơi thật xa mà gần trong tương lai chúng ta. Hành trang ở đây không phải là những vật dụng cần thiết cho một chuyến đi, mà là những tri thức, kĩ năng, thói quen được coi là những điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể đi đến một nơi thật xa mà gần trong tương lai của họ, và cũng chính là điều kiện để họ có thể giúp cho đất nước phát triển hơn hoặc bằng so với các nước láng giềng. Vì vậy trách nhiệm của thanh niên hiện nay là rất quan trọng có thể quyết định tương lai của đất nước sau này. Thế mà, có những thanh niên đã không ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước hiện nay là quan trọng như thế nào, mà chỉ việc lo ăn chơi mà không cố gắng học tập để có thể giúp cho tương lai của mình và đất nước. Về trách nhiệm của mỗi chúng ta thì phải ra sức cố gắng học tập thật tốt và không tham gia vào các tệ nạn của xã hội mà làm cho đất nước bị thụt lùi so với các nước bạn bè. Thanh niên phải xác định được lý tưởng sống của mình và tương lai của mình để có thể giúp cho đất nước phát triển tốt hơn trong tương lai.
Ngày xưa thế hệ trẻ trong chiến tranh đã hi sinh xương máu của mình để bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Họ sẵn sàng gác lại nghiên bút, tạm biệt giảng đường đại học để đến với chiến trường. Lí tưởng ấy thật cao cả, họ ý thức rất rõ ràng trách nhiệm của mình với đất nước khi chiến tranh chính là giữ gìn chọn vẹn non sông đất nước này. Chúng ta là những người gánh vác trách nghiệm ấy tiếp nối truyền thống tốt đẹp gìn giữ nền hòa bình khó khăn lắm mới có được. Ở phía cá nhân, mỗi người cần rèn luyện cho mình tri thức và đạo đức để trở thành con người có ích cho xã hội. Đó cũng là cách chung tay xây dựng non sông đất nước vứng bền. Thế hệ trẻ chúng ta cần có ý thức trách nhiệm với đất nước hơn ai hết, vì tổ quốc thân yêu, vì đất nước thịnh vượng.
Thuốc lá gây ra những tác hại rất lớn đối với đời sống con người. Trước hết, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc, đặc biệt là chất ni-cô-tin. Chất ni-cô-tin có khả năng gây nghiện và nó cùng với những chất độc khác gặm nhấm sức khỏe con người gây bệnh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi.... Điều này lí giải tại sao phần lớn những người hút thuốc nhiều đều mắc ít nhất một bệnh nào đó về phổi. Hơn thế nữa, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá, chúng đã cùng với rác rưởi góp phần tạo nên thảm hoạ ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá còn gây bệnh cho những người không hút thuốc. Những người xung quanh hít phải khói thuốc và khói thuốc khiến họ chịu độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động này cũng khiến những người này mắc những bệnh nghiêm trọng về tim phổi.
Tham khảo
Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Biết bao thế hệ cha anh đã ngã xuống để giành đọc lập dân tộc để Việt Nam có thể hiên ngang sánh vai các cường quốc năm châu như ngày nay. Chính vì vậy thế hệ trẻ ngày nay lại càng phải có trách nhiệm đối với quê hương đất nước. Trong xã hội hòa bình như ngày nay, trách nhiệm của thế hệ trẻ được thể hiện qua những hành động cụ thể như tiếp nối truyền thống của những người đi trước, chăm chỉ học hành để phát triển bản thân mai này góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Là những người chèo lái con thuyền đất nước cập bến bờ "sánh vai với cường quốc năm châu". Tuổi trẻ nên có ý thức học tập, chuẩn bị cho mình 1 hành trang vững chắc. Đồng thời mở rộng tầm nhìn để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Ý thức ấy nằm ở mỗi con tim, khi Tổ quốc cần, chúng ta luôn sẵn sàng.
Chúng ta là tuổi trẻ - những mầm non tương lai của đất nước cần thiết phải hành động để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ. Ngày xưa thế hệ trẻ trong chiến tranh đã hi sinh xương máu của mình để bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Chúng ta là những người gánh vác trách nghiệm ấy tiếp nối truyền thống tốt đẹp gìn giữ nền hòa bình khó khăn lắm mới có được. Ở phía cá nhân, mỗi người cần rèn luyện cho mình tri thức và đạo đức để trở thành con người có ích cho xã hội. Đó cũng là cách chung tay xây dựng đất nước phát triển. Thế hệ trẻ chúng ta cần có ý thức trách nhiệm với đất nước hơn ai hết vì tổ quốc thân yêu, vì đất nước thịnh vượng.
Chúng ta là tuổi trẻ - những mầm non tương lai của đất nước cần thiết phải hành động để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ. Ngày xưa thế hệ trẻ trong chiến tranh đã hi sinh xương máu của mình để bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Chúng ta là những người gánh vác trách nghiệm ấy tiếp nối truyền thống tốt đẹp gìn giữ nền hòa bình khó khăn lắm mới có được. Ở phía cá nhân, mỗi người cần rèn luyện cho mình tri thức và đạo đức để trở thành con người có ích cho xã hội. Đó cũng là cách chung tay xây dựng đất nước phát triển. Thế hệ trẻ chúng ta cần có ý thức trách nhiệm với đất nước hơn ai hết vì tổ quốc thân yêu, vì đất nước thịnh vượng.
vote mik với nha!!!
Từ xưa đến nay, môn Văn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đạo học. Văn chương giúp đời sống tinh thần của con người thêm phong phú hơn, giúp ta ứng xử lịch sự, văn minh hơn. Nhưng bây giờ chúng ta đang bước vào thế kỉ XXI-thế kỉ của khoa học, công nghệ hiện đại- do đó vì thế vị trí của môn Văn trong các trường đã bị suy giảm. Nhiều phụ huynh học sinh thích chạy theo những môn học thời thượng như các môn tự nhiên: Toán, Lí, Hóa và môn xã hội Anh, Tin học mà không thích con mình học môn Văn, vì theo tư tưởng của họ cho rằng thế kỉ XXI là thế kỉ hiện đại, các quốc gia, dân tộc đang cố gắng phát triển để hội nhập với toàn thế giới. Là một học sinh đang cắp sách đến trường như em không đồng tình với họ.
Văn chương là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người. Trong xã hội phong kiến thời xưa, văn chương là môn thi duy nhất để các sĩ tử khẳng định mình trong các khoa thi. Đã có rất nhiều người thành đạt trên con đường văn chương như đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương…Họ đã để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ khi ai từng đọc qua thì cảm động, ngưỡng mộ, thông cảm cho cuộc đời của những người nông dân dưới thời phong kiến và lên án bọn địa chủ độc ác.
Còn trong xã hội ngày nay, việc học Văn càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nhất là trong trường học, nó giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học là những tinh hoa văn hòa nhân loại, lưu truyền những cái tốt đẹp của con người qua các thời đại. Văn chương dẫn chúng ta vào một thế giới mà sự cho đi không đòi hỏi sự đáp lại. Văn chương chân chính dù ở bất kì thời đại nào cũng đều dề cao tình yêu thương, lòng nhân ái, sự công bằng. Giúp em nhận thấy thế giới này sẽ đẹp hơn nhiều từ những điều giản dị nhất, có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn, lành mạnh. Chẳng hạn đọc tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, ta thấy được một bức tranh xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công đen tối. Hay là đọc bài thơ Bánh trôi nước của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, ta lại thấy được số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ…
Không những thế văn chương còn làm cho thế giới ngôn ngữ của mỗi con người thêm phong phú hơn, trong sáng hơn. Nó trau dồi lời ăn, tiếng nói của mỗi con người trong cuộc sống hằng ngày.
Mỗi môn học, mỗi một lĩnh vực đều có một sứ mệnh riêng của nó. Đi sâu vào đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm phong phú hơn, sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn cho tâm hồn, cho trái tim của mỗi con người rung lên là sứ mệnh của văn chương.
Như vậy văn chương là không thể thiếu trong cuộc sống xưa và nay. Thế mà trong xã hội ngày nay, việc học Văn lại bị xem nhẹ. Nếu như một ngày nào đó, môn Văn dần dần bị lãng quên thì xã hội của chúng ta sẽ buồng tẻ, nhàm chán và khô khan, hạn hẹp đến thế nào?
Chẳng hạn, một người thành đạt bộ môn khoa học tự nhiên đẻ ra rất nhiều tiền hoặc một bạn nói tiếng Anh như gió, giao tiếp với người nước ngoài lưu loát, trôi chảy nhưng khi giao tiếp với người Việt thì ấp a ấp úng, từ ngữ khi giao tiếp thiếu chính xác. Vì sao lại vậy? Vì bạn không có vốn hiểu biết về văn chương, vốn từ không phong phú, có khi họ chỉ muốn xuất ngoại nên họ đã không tôn trọng nền văn học văn hóa Việ Nam. Có rất nhiều bạn phải tốn hàng tiếng đồng hồ để viết một bức thư cho người thân. Ở thời đại này đã xuất hiện những máy vi tính, họ làm việc, viết thư, đánh chữ thay cho việc viết bằng tay. Nhiều người cho rằng đánh máy cho nhanh, kiểu chữ trên máy tính dễ đọc, dễ nhìn hơn là viết tay. Trên mạng thì có thêm ngôn ngữ “chat” mà nhiều bạn trẻ hiện nay rất ưa chuộng. Em cũng là giới trẻ nên cũng nằm trong trường hợp trên. Nó có thể viết nhanh, gọn nhưng nó lại làm cho chúng ta dần dần quên đi ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Vì vậy, Văn học dạy em biết yêu quý tiếng nói dân tộc mình, đất nước mình vì đó là nguồn cội của chính mỗi con người dân Việt. Làm em nhớ về những bài thơ về chữ cái vào lần đầu tiên em tập viết:” o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì có râu”…Cho nên Văn học rất quan trọng nếu không chúng ta sẽ rơi vào bi kịch như một nhà văn Mê-hi-cô đã từng nói: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn. Chúng ta phải công nhận rằng Toán, Lí, Hóa, Anh, Tin học là rất quan trọng trong xã hội ngày nay nhưng đừng vì thế mà xem thường môn Văn.
Môn Văn là môn thuộc nhóm công cụ, học Văn tốt sẽ có tác động tích cực đến các môn khác. Chẳng hạn như là muốn soạn thảo một văn bản bạn phải có vốn hiểu biết Ngữ Văn, học tốt phần Tiếng Việt, Tập làm văn trong ghế nhà trường. Do vì lối sống, suy nghĩ thực dụng của học sinh, phụ huynh muốn con em mình học bộ môn đó để làm ra tiền hoặc do đội ngũ giáo viên dạy nghề càng thiếu tâm huyết, nhiều thầy cô là do gánh nặng cuộc sống làm mất đi niềm say mê văn học vốn có. Trường học thì chưa có đầu tư, bồi dưỡng giáo viên, chưa có hoạt động ngoại khóa văn chương để thu hút học sinh, sinh viên… Đó là nguyên nhân đẫn đến hiện tượng học sinh, sinh viên không thích học Văn.
Nếu như vậy thì cần có sự quan tâm hợp sức của toàn xã hội nhất là trong gia đình, nhà trường hướng học sinh chú ý đến vai trò và ý nghĩa của việc học Văn. Cần có những giải thưởng tôn vinh tài năng văn học của một số học sinh yêu thích bộ môn này. Mở rộng ngành nghề cho khối thi các bộ môn xã hội… Đó là một số phương pháp giúp việc học Văn của bạn trẻ hiện nay sẽ tốt hơn, phát triển hơn.
Như vậy, văn chương là một phần tất yếu trong cuộc sống, giúp chúng ta trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, các bạn và các bậc phụ huynh đừng xem nhẹ môn Văn. Đừng có nghĩ một cách nông cạn mà cho rằng môn Ngữ Văn là không cần thiết, không ứng dụng nhiều trong xã hội hiện nay.
Từ xưa đến nay, môn Văn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đạo học. Văn chương giúp đời sống tinh thần của con người thêm phong phú hơn, giúp ta ứng xử lịch sự, văn minh hơn. Nhưng bây giờ chúng ta đang bước vào thế kỉ XXI-thế kỉ của khoa học, công nghệ hiện đại- do đó vì thế vị trí của môn Văn trong các trường đã bị suy giảm. Nhiều phụ huynh học sinh thích chạy theo những môn học thời thượng như các môn tự nhiên: Toán, Lí, Hóa và môn xã hội Anh, Tin học mà không thích con mình học môn Văn, vì theo tư tưởng của họ cho rằng thế kỉ XXI là thế kỉ hiện đại, các quốc gia, dân tộc đang cố gắng phát triển để hội nhập với toàn thế giới. Là một học sinh đang cắp sách đến trường như em không đồng tình với họ. Văn chương là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người. Trong xã hội phong kiến thời xưa, văn chương là môn thi duy nhất để các sĩ tử khẳng định mình trong các khoa thi. Đã có rất nhiều người thành đạt trên con đường văn chương như đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương…Họ đã để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ khi ai từng đọc qua thì cảm động, ngưỡng mộ, thông cảm cho cuộc đời của những người nông dân dưới thời phong kiến và lên án bọn địa chủ độc ác. Còn trong xã hội ngày nay, việc học Văn càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nhất là trong trường học, nó giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học là những tinh hoa văn hòa nhân loại, lưu truyền những cái tốt đẹp của con người qua các thời đại. Văn chương dẫn chúng ta vào một thế giới mà sự cho đi không đòi hỏi sự đáp lại. Văn chương chân chính dù ở bất kì thời đại nào cũng đều dề cao tình yêu thương, lòng nhân ái, sự công bằng. Giúp em nhận thấy thế giới này sẽ đẹp hơn nhiều từ những điều giản dị nhất, có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn, lành mạnh. Chẳng hạn đọc tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, ta thấy được một bức tranh xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công đen tối. Hay là đọc bài thơ Bánh trôi nước của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, ta lại thấy được số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ… Không những thế văn chương còn làm cho thế giới ngôn ngữ của mỗi con người thêm phong phú hơn, trong sáng hơn. Nó trau dồi lời ăn, tiếng nói của mỗi con người trong cuộc sống hằng ngày. Mỗi môn học, mỗi một lĩnh vực đều có một sứ mệnh riêng của nó. Đi sâu vào đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm phong phú hơn, sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn cho tâm hồn, cho trái tim của mỗi con người rung lên là sứ mệnh của văn chương. Như vậy văn chương là không thể thiếu trong cuộc sống xưa và nay. Thế mà trong xã hội ngày nay, việc học Văn lại bị xem nhẹ. Nếu như một ngày nào đó, môn Văn dần dần bị lãng quên thì xã hội của chúng ta sẽ buồng tẻ, nhàm chán và khô khan, hạn hẹp đến thế nào? Chẳng hạn, một người thành đạt bộ môn khoa học tự nhiên đẻ ra rất nhiều tiền hoặc một bạn nói tiếng Anh như gió, giao tiếp với người nước ngoài lưu loát, trôi chảy nhưng khi giao tiếp với người Việt thì ấp a ấp úng, từ ngữ khi giao tiếp thiếu chính xác. Vì sao lại vậy? Vì bạn không có vốn hiểu biết về văn chương, vốn từ không phong phú, có khi họ chỉ muốn xuất ngoại nên họ đã không tôn trọng nền văn học văn hóa Việ Nam. Có rất nhiều bạn phải tốn hàng tiếng đồng hồ để viết một bức thư cho người thân. Ở thời đại này đã xuất hiện những máy vi tính, họ làm việc, viết thư, đánh chữ thay cho việc viết bằng tay. Nhiều người cho rằng đánh máy cho nhanh, kiểu chữ trên máy tính dễ đọc, dễ nhìn hơn là viết tay. Trên mạng thì có thêm ngôn ngữ “chat” mà nhiều bạn trẻ hiện nay rất ưa chuộng. Em cũng là giới trẻ nên cũng nằm trong trường hợp trên. Nó có thể viết nhanh, gọn nhưng nó lại làm cho chúng ta dần dần quên đi ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Vì vậy, Văn học dạy em biết yêu quý tiếng nói dân tộc mình, đất nước mình vì đó là nguồn cội của chính mỗi con người dân Việt. Làm em nhớ về những bài thơ về chữ cái vào lần đầu tiên em tập viết:” o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì có râu”…Cho nên Văn học rất quan trọng nếu không chúng ta sẽ rơi vào bi kịch như một nhà văn Mê-hi-cô đã từng nói: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn. Chúng ta phải công nhận rằng Toán, Lí, Hóa, Anh, Tin học là rất quan trọng trong xã hội ngày nay nhưng đừng vì thế mà xem thường môn Văn. Môn Văn là môn thuộc nhóm công cụ, học Văn tốt sẽ có tác động tích cực đến các môn khác. Chẳng hạn như là muốn soạn thảo một văn bản bạn phải có vốn hiểu biết Ngữ Văn, học tốt phần Tiếng Việt, Tập làm văn trong ghế nhà trường. Do vì lối sống, suy nghĩ thực dụng của học sinh, phụ huynh muốn con em mình học bộ môn đó để làm ra tiền hoặc do đội ngũ giáo viên dạy nghề càng thiếu tâm huyết, nhiều thầy cô là do gánh nặng cuộc sống làm mất đi niềm say mê văn học vốn có. Trường học thì chưa có đầu tư, bồi dưỡng giáo viên, chưa có hoạt động ngoại khóa văn chương để thu hút học sinh, sinh viên… Đó là nguyên nhân đẫn đến hiện tượng học sinh, sinh viên không thích học Văn. Nếu như vậy thì cần có sự quan tâm hợp sức của toàn xã hội nhất là trong gia đình, nhà trường hướng học sinh chú ý đến vai trò và ý nghĩa của việc học Văn. Cần có những giải thưởng tôn vinh tài năng văn học của một số học sinh yêu thích bộ môn này. Mở rộng ngành nghề cho khối thi các bộ môn xã hội… Đó là một số phương pháp giúp việc học Văn của bạn trẻ hiện nay sẽ tốt hơn, phát triển hơn. Như vậy, văn chương là một phần tất yếu trong cuộc sống, giúp chúng ta trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, các bạn và các bậc phụ huynh đừng xem nhẹ môn Văn. Đừng có nghĩ một cách nông cạn mà cho rằng môn Ngữ Văn là không cần thiết, không ứng dụng nhiều trong xã hội hiện nay. Chúc bạn học tốt |
BẠN THAM KHẢO NHÉ !
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý trọng ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu, khi làm bất cứ một việc gì, con người đều cần lòng dũng cảm. Trong những cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc chúng ta đã có rất nhiều những tấm gương dũng cảm, vì nước quên thân, luôn sẵn sàng đối mặt với kẻ thù, với khó khăn gian khổ, thậm chí cả hy sinh mất mát. Những anh vệ quốc quân, giải phóng quân đã trở thành những biểu tượng đẹp về lòng dũng cảm.
Lòng dũng cảm là một trong những phẩm chất vô cùng quan trọng của con người. Bởi trong cuộc đời mình, chúng ta luôn phải đối diện với khó khăn, thử thách. Lòng dũng cảm là nghị lực, là sức mạnh, là ý chí kiên cường để con người có thể vượt lên mọi gian nan thử thách, để có được sức mạnh chế ngự thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù … và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thân mình. Người chiến sĩ ung dung, bình thản, không hề run sợ trước mũi súng quân thù, đó là dũng cảm. Chú bé thoăn thoát bước đi dưới làn đạn quân thù để đưa cho được bức thư đề “thượng khẩn”. Chị Trần thị Lí không hề run sợ và không chịu khuất phục trước những đòn tra tấn dã man của giặc. Trước những khó khăn, hiểm nguy, con người vẫn quyết tâm làm việc, hoàn thành nhiệm vụ, đó là dũng cảm. Dũng cảm là sẵn sàng đối diện với gian khó để thực hiện cho được mục đích đề ra.
Trong cuộc sống hoà bình, chúng ta vẫn hàng ngày hàng giờ chứng kiến những hành động dũng cảm. Dũng cảm vạch trần những việc làm sai trái của người khác dù đó là những kẻ có chức có quyền, những chiến sĩ công an dũng cảm bắt tội phạm để giữ cho nhân dân có cuộc sống thanh bình, một bạn học sinh sẵn sàng lao xuống dòng nước chảy xiết đề cứu bạn… Những con người dũng cảm ấy đã góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Chiến thắng được người khác đã rất khó khăn, nhưng chiến thắng được chính bản thân mình còn khó khăn hơn nhiều. Dũng cảm để nhìn ra và công nhận những sai lầm khuyết điểm của mình. Dũng cảm để chiến thắng những ham muốn cá nhân, những tham vọng và những nhu cầu vô tận của mình. Không đủ nghị lực để vượt qua khó khăn đã bao người rơi vào cạm bẫy của những cám dỗ, để rồi trở nên nghiện ngập, trộm cắp… Không đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật, để sửa chữa sai lầm mà bao người ngày càng dấn sâu vào con đường tội lội để rồi khi có đủ dũng khí nhìn lại thì đã quá muộn.
Chúng ta đã nghe nói rất nhiều đến lòng dũng cảm. Đó là một phẩm chất của những người anh hùng, làm nên những tấm gương anh dũng, song đó cũng là phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người. Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với bao nhiêu thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện. Cùng với lòng trung thực, dũng cảm sẽ là tố chất để mỗi người có thể là một người tốt.