Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Nhóm từ: ba ba, chuồn chuồn, cào cào, châu chấu, chôm chôm, thuồng luồng, núc nác, quốc quốc, gia gia, chà là, chích choè, chão chuộc...
- Cách 1 (dùng cho học sinh tiểu học): gọi là từ láy
- Cách 2 (đối với học sinh THCS, THPT): gọi là từ đơn đa âm (hoặc từ láy giả), có chức năng định danh – tức là gọi tên sự vật.
* Bản chất: là các từ láy giả, tức là có hình thức giống như từ láy nhưng không phải từ láy đích thực
2. Nhóm từ: bồ hóng, bồ kết, bọ nẹt, bọ xít, sâu róm, diều hâu, dưa hấu, bù nhìn, tre pheo (thực ra “pheo” có nghĩa), bếp núc (“núc” có nghĩa), chó má (“má” có nghĩa”), chợ búa, đường sá, người ngợm...
- Cách 1 (dùng cho học sinh tiểu học): gọi là từ ghép
- Cách 2 (THCS, THPT): gọi là từ đơn đa âm
* Bản chất: là các từ ghép ngẫu hợp (ngẫu nhiên có hai tiếng ghép với nhau và chỉ có một trường hợp duy nhất, ví dụ “hấu” chỉ ghép với “dưa”, ngoài ra không ghép với tiếng nào khác, trong khi đó “dưa gang” có thể gặp ở “chảo gang, gang thép” – tất nhiên nghĩa của “gang” trong “dưa gang” và “chảo gang” là khác nhau), trong đó có một tiếng bị hư nghĩa hoặc mờ nghĩa.
3. Nhóm từ: bảo ban, bồng bế, đền đài, đất đai, đấu đá, đèn đuốc, ruộng rẫy, miếu mạo, chùa chiền, làm lẽ, làm lành...
* Bản chất: là các từ ghép vì hai tiếng đều có nghĩa, sự trùng hợp về âm thanh giữa hai tiếng chỉ mang tính ngẫu nhiên. Nói cách khác, trường hợp vừa có quan hệ về nghĩa vừa có quan hệ láy âm như nhóm từ trên được một số nhà Việt ngữ học thống nhất: ưu tiên nghĩa gọi là từ ghép.
4. Nhóm từ: ngày ngày, người người, tối tối, sáng sáng, chiều chiều, đêm đêm, nhỏ nhỏ, bé bé, tím tím, đỏ đỏ, xanh xanh, đen đen...
- Cách 1 (dùng cho học sinh tiểu học): gọi là từ láy
- Cách 2 (đối với các nhà Việt ngữ học): còn nhiều ý kiến tranh cãi, cụ thể:
+ Trường hợp a: “nhỏ nhỏ, bé bé, tím tím, đỏ đỏ, trắng trắng” có thể biến âm thành “nho nhỏ, be bé, tim tím, đo đỏ, trăng trắng” và được coi là từ láy (nho nhỏ = hơi nhỏ, tim tím = hơi tím…).
+ Trường hợp b: “ngày ngày, người người, chiều chiều, đêm đêm, nhà nhà, ngành ngành” được coi là hiện tượng lặp từ (ngày ngày = ngày nào cũng thế, nhà nhà = nhà nào cũng thế…).
+ Trường hợp c: “xanh xanh, đen đen, nâu nâu, vàng vàng” không có khả năng biến âm như trường hợp (a), nhưng cũng không hoàn toàn như trường hợp (b), chúng được coi là các từ láy toàn bộ hoặc từ láy tuyệt đối (xanh xanh = hơi xanh, vàng vàng = hơi vàng).
+ Trường hợp d: “tối tối, sáng sáng” còn phức tạp hơn. Khả năng thứ nhất, chúng biến âm thành “tôi tối, sang sáng”với nghĩa là “hơi tối, hơi sáng” (trời đã tôi tối rồi, trời đã sang sáng rồi). Khả năng thứ hai, chúng cũng là hiện tượng lặp từ với nghĩa là “tối nào cũng như vậy, sáng nào cũng như vậy” (tối tối, tôi đi ngủ vào lúc 22 giờ / sáng sáng, tôi dậy vào lúc 6 giờ).
II/ Phân biệt từ ghép và từ láy*
Vốn từ tiếng Việt rất phong phú và phức tạp, trong đó hiện tượng nhập nhằng giữa từ ghép và từ láy cũng khá phổ biến về cả số lượng lẫn tính chất phức tạp của nó. Các nhà ngôn ngữ học đang tiếp tục công việc tìm kiếm những bằng chứng để góp phần phân định ranh giới giữa hai loại từ này. Tuy nhiên, ngay trong hiện tại, mỗi loại từ cũng đã có những đại diện điển hình cho nó. Nó chắc chắn là từ ghép hoặc từ láy chứ không thể có chuyện nhập nhằng cả góiđược! Đây chính là điều mà chúng ta cần phải lưu ý khi sử dụng chúng.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một trong nhiều cách có thể dùng để phân biệt từ ghép và từ láy; cách này cũng chỉ có giá trị tương đối bởi những chân lí khoa học nói chung, ngôn ngữ học nói riêng dường như đều đang ở... phía trước!
Cách phân biệt này gồm một tập hợp 6 tiêu chí như sau:
1. Đảo các yếu tố trong từ:
Trong từ láy thường có một yếu tố gốc. Yếu tố ấy có thể còn rõ nghĩa hoặc đã mờ nghĩa, nhưng nó thường đứng ở một vị trí nhất định (trước hoặc sau yếu tố láy), nghĩa là không thể đảo được trật tự của các yếu tố trong từ láy. Vì thế, nếu một từ phức (gồm 2 yếu tố = 2 tiếng) có thể đảo được thì đó là từ ghép.
Ví dụ: Các từ sau sẽ là từ ghép:
Lả lơi, thì thầm, ngẩn ngơ, thẫn thờ, mù mịt, đau đớn, đảo điên, hắt hiu,
hờ hững, khát khao, khắt khe, lãi lờ, manh mối, ngại ngần, ngào ngạt, ngây
ngất, ngấu nghiến, tha thiết...
2. Xem xét ý nghĩa của các yếu tố:
Nếu không đảo được, nhưng cả hai yếu tố của từ phức đều có nghĩa thì từ phức ấy là từ ghép bởi vì từ láy chỉ có một yếu tố có nghĩa.
Ví dụ: Các từ sau đây sẽ là từ ghép:
đền đài, đất đai, ruộng rẫy, chùa chiền (chiền nghĩa là chùa), bợm bãi (bãi: kẻ lừa dối), tơ tưởng (tơ: yêu), đồn đại (đại: biến âm từ đãi, cũng có nghĩa là đồn), thành thực, đu đưa, đình đốn, duyên dáng, hài hòa, lê la, hão huyền, vá víu, vân vê...
3. Xem xét khả năng kết hợp của một yếu tố chưa rõ nghĩa:
Nếu trong từ phức có một yếu tố chưa rõ nghĩa (qui ước là Y) có khả năng kết hợp với nhiều yếu tố gốc (qui ước là X) khác nhau thì từ phức đó
thường là từ ghép.
Ví dụ: Các từ sau được coi là từ ghép:
X: rạng, rực; Y: rỡ; Từ ghép: rạng rỡ, rực rỡ
X: trọc, khóc, lăn, cóc; Y: lóc; Từ ghép: trọc lóc, khóc lóc, lăn lóc, lóc
cóc
X: lê, liếm, lâu, lân, đà...; Y: la; Từ ghép: lê la, la liếm, lâu la, lân la, la đà, la hét, rầy la, kêu la, la lối, la liệt...
4. Xem xét qui luật hài thanh:
Nếu các yếu tố trong một từ phức có thanh điệu không cùng âm vực thì từ phức ấy là từ ghép.
- âm vực cao: ngang (không), hỏi, sắc
- âm vực thấp: huyền, ngã, nặng
Ví dụ: Các từ sau đây sẽ là từ ghép:
khít khịt (cao - thấp, không cùng âm vực), phứa phựa, tí tị, tú ụ, chói lọi, cuống cuồng, sóng soài, dúi dụi, thớ lợ, ân cần, nháo nhào...
hộc tốc (thấp - cao), cộc lốc, trọc lóc, trật lất, lạng lách, đìu hiu, tạp nham, gọn lỏn...
5. Xem xét qui luật hòa phối nguyên âm:
Nếu các yếu tố trong một từ phức có phụ âm đầu giống nhau, nhưng nguyên âm làm âm chính (cả đơn và đôi) không có cùng độ mở thì từ phức ấy là từ ghép.
- Hàng (dòng) trước, không tròn môi: i, iê (độ mở hẹp), ê (hơi hẹp), e (hơi rộng)
- Hàng sau, không tròn môi: ư, ươ (hẹp), ơ và â (hơi hẹp), a và ă (rộng)
- Hàng sau, tròn môi: u, uô (hẹp), ô (hơi hẹp), o (hơi rộng)
Ví dụ: Các từ sau đây được coi là từ ghép:
hể hả, nhuế nhóa, xuề xòa, lúc lắc, tung tăng, vùng vằng, rỉ rả, xí xóa, chỉ trỏ, nguôi ngoai, dối dá, cứng cỏi, phì phạch, chen chúc...
6. Dựa vào nguồn gốc của từ:
Các từ láy là sản phẩm của phương thức láy, một phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt; do đó chúng là những từ thuần Việt. Các từ Hán Việt không phải là từ láy, cho dù chúng có sự trùng lặp nào đó về ngữ âm.
Ví dụ: Các từ sau sẽ là từ ghép:
linh tinh, lục tục, mĩ mãn, nhũng nhiễu, nhã nhặn, vĩnh viễn, lẫm liệt, ngôn ngữ, nhục nhã, tâm tính, tinh tú, tham lam, náo nức, khát khao, hội họa, thi thư, lí lịch, báo cáo, phu phụ, hải hà, biên niên, bức bách, lí luận, lao lung, lao lí, biến thiên, thất thố, ban bố
Ba từ đơn: nhà, hoa, mây
Ba từ ghép phân loại: hoa huệ, cây cam, con mèo
Ba từ ghép tổng hợp: hoa quả, cây cối , nhà cửa
Ba từ láy:
-Âm đầu: Lung linh, lấp lánh, héo hon
-Vần: êm đềm, bùi ngùi, lang thang
-Cả âm đầu và vần :oang oang, kheo khéo, căm căm
Ông bà kính mến.
Nhân dịp đầu năm mới. Cháu xin phép được thay mặt bố mẹ cháu gửi đến ông bà lời chúc đầu năm mới.
Chúc ông bà luôn mạnh khoẻ, sống lâu để mỗi năm vào dịp hè cháu lại được vào thành phố mang tên Bác gặp mặt ông bà.
Không biết ở trong ấy ông bà và chú thím Vinh đón xuân có vui không? Ngoài này thì mấy ngày giáp Tết rét đậm, nhưng từ chiều mồng một trở đi trời ấm dần, không khí Xuân tràn đầy đường làng. Hai cây gạo đầu xóm đã bắt đầu nở hoa. Cây thị nhà ta đang trút lá để trổ nụ.
Mỗi lần Tết đến nhìn cây đào ông trồng trước cửa nhà rực rỡ màu đỏ, cháu nhớ ông da diết. Còn mỗi lần gói bánh mật, làm chè Lam, là cháu lại nhớ đến tay bà sao mà khéo thế!
Quê làng ta năm nay ăn Tết vui lắm vì đã cấy xong lúa chiêm cánh đồng dưới, tra xong ngô, đỗ ở cánh đồng màu nên mọi người có thì giờ rảnh rang sắm Tết.
Trước khi dừng bút, một lần nữa cho cháu chúc sức khoẻ ông, bà sang năm mới sẽ vui vẻ, khoẻ mạnh để bố mẹ và các cháu yên tâm làm việc và học tập.
Cháu của ông bà
Thanh Nguyên
TrL
Bắc Giang , ngày 2 tháng 11 năm 2019
Ông bà kính yêu!
Năm cũ sắp hết, mùa xuân đang về ông bà ạ. Tết này nhà cháu không về quê đón Tết cùng ông bà được nên cháu viết thư này thăm hỏi và chúc Tết ông bà.
Mùa đông năm nay ông bà có khỏe không? Ông bà có ăn được nhiều cơm không? Khi trời trở gió bấc nhiều. Bà nhớ đi tất cho chân đỡ nứt nẻ nhé! Cả ông cũng thế, ông cũng nhớ phải quàng thêm khăn cho ấm cổ để đỡ ho ông nhé. Con Miu bố cháu đem về quê dạo hè nay lớn nhiều chưa hả ông bà? Nó đã biết trông nhà chưa ạ? Ông bà nhớ nhắc em Phong tắm cho nó để kẻo bẩn mà rụng hết lông đấy ông bà ạ. Miu có giúp chú Hưng được việc gì không hả ông bà? Cháu lo nó không biết làm gì thì chú chăm nó mệt lắm đấy ạ. Cháu nghe bố cháu kể Bê-tô khôn lắm, chú Hưng dạy cho nó biết nhiều việc. Tiếc quá, Tết này cháu nghỉ có ít ngày nên về quê không tiện, bố mẹ cháu bảo để hè về được nhiều ngày hơn. Cháu nhớ ông bà, các cô chú và em Phong, cả con Bê-tô nữa.
Cả nhà cháu đều bình thường. Cháu và em Bách đều được xếp loại học sinh giỏi học kì I. Mẹ cháu đang bận gói quà gửi về biếu Tết ông bà đấy ạ! Cháu xin thay mặt cả nhà kính chúc ông bà một năm mới nhiều sức khỏe, bình an và luôn luôn vui tươi, sảng khoái. Cháu kính chúc chú thím Hưng và các em một năm mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, các em đều học giỏi và có nhiều niềm vui. Khi nào ông bà nhận được thư này và quà Tết mẹ cháu gửi biếu, ông bà nhớ điện thoại cho cháu ông bà nhé!
Cháu xin phép dừng bút. Cháu yêu ông bà nhiều. Cháu mong sớm được gặp lại ông bà!
Cháu của ông bà
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Mk điền giúp bn ròi nha
4 từ ghép là tên gọi của các loại bút
TL:
bút chì ; bút máy ; bút mực ; bút bi
Hi Doraemon, tham khảo nhé :
đi đứng, tươi tốt là từ ghép vì cả 2 từ của cum từ đều có nghĩa, mà từ láy phải có ít nhất 1 chữ không có nghĩa
Học tốt~
TL:
Ở nhà bác em có một con bò rất to, nó giúp cho bác có thể kéo được những chuyến lúa trong mùa gặt nhanh chóng nhất.
Con bò nhà bác em thoạt nhìn lại có bộ lông vàng nâu mượt mà. Cái đuôi của nó nhỏ nhắn nhưng lại rất dài, nó dường như cũng lại có chùm lông nâu đen, lúc nào bò cũng cứ phe phẩy đuổi ruồi muỗi. Đặc biệt hơn đó chính là bốn chân có móng guốc màu xám đen, em như thấy được cổ chân có vòng lông trắng rất xinh. Hơn nữa em còn thấy được cả cái sừng nhọn, hai cái sừng to cứ như cái măng tre vừa mọc nhô khỏi mặt đất, dài khoảng 20 cm trông cũng rất dũng mãnh biết bao nhiêu. Em nhìn thấy được đôi mắt của con bò có màu đen màu hạt nhãn, mở to, lúc nào cũng như cứ thật đăm chiêu mơ màng. Ngoài ra em còn thấy cả đôi tai như lá bạch đàn, ngoài vàng trong trắng. Con bò rất chăm chỉ giúp cho người nông dân như hoàn thành được ông việc một cách nhanh chóng nhất. Ai ai cũng yêu chú bò chăm chỉ này.
-HT-
Bạn tham khảo ạ :
Trong nhà em nuôi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.
Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đến nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.
Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.
Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.
Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.
Mỗi khi mùa tựu trường sắp bắt đầu, mẹ đều chuẩn bị sách vở và cặp sách mới tinh tươm để em đến trường. Năm nào cũng vậy, một năm mẹ sẽ sắm cho em một chiếc cặp theo ý thích của em. Năm nay cũng vậy, mẹ dẫn em đi chợ và tùy em lựa chọn.
Em đã chọn cho mình một chiếc cặp màu xanh nước biển có hình dãy núi và con sông nhỏ chạy qua. Trên dòng sông có một chiếc thuyền nhấp nhô và một người phụ nữ đang cầm tay lái. Chiếc cặp của em có một chiếc khóa để nắp cặp khi mang ở phía sau lưng. Có hai dây đeo màu xanh dương, bản to vằng hai đốt tay khép lại với nhau để khi đeo em không bị đau lưng. Chiếc dây làm chắc chắn, có xốp ở bên trong nên đeo rất êm vai. Mẹ bảo khi chọn cặp phải chọn những chiếc cặp không quá cứng để em có thể bỏ nhiều sách vở mà không quá nặng.Ở hai bên chiếc cặp có hai cái túi nhỏ nhỏ bằng lưới để em có thể để khẩu trang và giẻ lau bảng con. Em cũng có thể bỏ vào đó chiếc lọ đựng phấn xinh xinh, khi lấy ra rất dễ dàng.
Chiếc cặp sách của em có hai ngăn to và một ngăn nhỏ có kéo khóa. Em sẽ phân ra một ngăn để vở viết và một ngăn để sách giáo khoa. Ngăn kéo khóa em sẽ để hộp đựng bút, bảng con, bút chì màu và một số vật dụng khác. Trong cặp nhiều khi em còn mang theo đồ chơi như ống thổi bong bóng để khi ra chơi có thể vui chơi với bạn bè.
Nhìn tổng thể chiếc cặp của em có chiều dài 40cm, chiều rộng gần 30 cm. Mẹ bảo khi em đeo cặp ở sau lưng thì chiếc cặp dường như to hơn người em.
Đối với mỗi bạn học sinh thì chiếc cặp là người bạn thân thiết nhất mỗi khi đến trường. Dù nắng hay mưa, dù nhiều sách vở hay ít sách vở thì chiếc cặp vẫn không bao giờ than thở nhọc nhằn. Em rất yêu quý chiếc cặp của mình.
Mỗi khi mùa tựu trường sắp bắt đầu, mẹ đều chuẩn bị sách vở và cặp sách mới tinh tươm để em đến trường. Năm nào cũng vậy, một năm mẹ sẽ sắm cho em một chiếc cặp theo ý thích của em. Năm nay cũng vậy, mẹ dẫn em đi chợ và tùy em lựa chọn.
Em đã chọn cho mình môt chiếc cặp màu xanh nước biển có hình dãy núi và con sông nhỏ chạy qua. Trên dòng sông có một chiếc thuyền nhấp nhô và một người phụ nữ đang cầm tay lái. Chiếc cặp của em có một chiếc khóa để nắp cặp khi mang ở phía sau lung. Có hai dây đeo màu xanh dương, bản to vằng hai đốt tay khép lại với nhau để khi đeo em không bị đau lung. Chiếc dây làm chắc chắn, có xốp ở bên trong nên đeo rất em vai. Mẹ bảo khi chọn cặp phải chọn những chiếc cặp không quá cứng để em có thể bỏ nhiều sách vở mà không quá nặng.
Tả lại chiếc cặp sách của em-Văn lớp 4
Ở hai bên chiếc cặp có hai cái túi nhỏ nhỏ bằng lưới để em có thể để khẩu trang và giẻ lau bảng con. Em cũng có thể bỏ vào đó chiếc lọ đựng phấn xinh xinh, khi lấy ra rất dễ dàng.
Chiếc cặp sách của em có hai ngăn to và một ngăn nhỏ có kéo khóa. Em sẽ phân ra một ngăn để vở viết và một ngăn để sách giáo khoa. Ngăn kéo khóa em sẽ để hộp đựng bút, bảng con, bút chì màu và một số vật dụng khác. TRong cặp nhiều khi em còn mang theo đồ chơi như bi, vòng thổi để khi ra chơi có thể vui chơi với bạn bè.
Nhìn tồng thể chiếc cặp của em có chiều dài 40cm, chiều rộng gần 30 cm. Mẹ bảo khi em đeo cặp ở sau lung thì chiếc cặp dường như to hơn người em.
Đối với mỗi bạn học sinh thì chiếc cặp là người bạn than thiết nhất mỗi khi đến trường. Dù nắng hay mưa, dù nhiều sách vở hay ít sách vở thì chiếc cặp vẫn không bao giờ than thở nhọc nhằn. Em rất yêu quý chiếc cặp của mình.
BỠ NGỠ , DỄ DÃI ,LÕA XÕA ,BẼN LẼN
OK CHƯA BẠN