Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhiệm vụ 1:
Vườn quốc gia Sarek, Thụy Điển
Phát triển nông nghiệp sinh thái ở châu Âu (Xà lách trong trang trại Urban Farmers)
Nhiệm vụ 2:
Ví dụ: Hoạt động bảo vệ môi trường không khí ở TP. Hà Nội
Hiện nay, TP. Hà Nội xác định được 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Trong đó, nhóm nguyên nhân chủ quan do con người gây ra. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan như: Bụi mịn, chất ô nhiễm từ bên ngoài di chuyển vào thành phố; hiện tượng nghịch nhiệt…
Để bảo vệ môi trường không khí, thành phố đã triển khai các biện pháp:
- Lắp đặt hệ thống trạm quan trắc chất lượng không khí tương đối đồng bộ.
- Ban hành một số văn bản hướng dẫn và yêu cầu các sở, ban, ngành cùng các đơn vị liên quan phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.
- Đẩy mạnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải theo tiêu chuẩn châu Âu đối với các phương tiện giao thông; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân,…
Ví dụ: Thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại.
Thời trung đại, châu Âu chứng kiến quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ của các đô thị, đặc biệt là ở Tây Âu. Dân số của những đô thị lớn như Pa-ri (Pháp), Luân Đôn (Anh), Mi-lan và Vơ-ni-dơ (I-ta-li),… vào khoảng 70 000 đến 250 000 người, trong đó thương nhân có vai trò đặc biệt quan trọng.
Thương nhân và thợ thủ công nắm giữ hoạt động kinh tế, tài chính của các đô thị. Thương nhân lập ra các thương hội, tổ chức các hội chợ để trao đổi và buôn bán hàng hóa giữa các vùng.
Hoạt động buôn bán của thương nhân đưa đến không khí tự do cho các đô thị, góp phần phá vỡ tính chất khép kín của các lãnh địa, tạo ra sự kết nối giữa các vùng, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, đặt cơ sở cho việc thống nhất thị trường trong nước.
Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt của thường nhân thúc đẩy sự phát triển văn hóa, khoa học, kĩ thuật tại các đô thị trung đại.
Ví dụ: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
- Đông Á gồm 2 bộ phận là lục địa và hải đảo.
+ Bộ phận lục địa: phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.
+ Bộ phận hải đảo: có những dãy núi uốn nếp, xen kẽ các cao nguyên, thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.
- Khí hậu: phân hóa từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.
- Thực vật: đa dạng.
+ Rừng lá kim ở phía bắc.
+ Sâu trong nội địa là vùng thảo nguyên rộng lớn.
+ Phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt.
- Nhiều sông lớn như: Trường Giang, Tây Giang,…
- Tập trung nhiều mỏ khoáng sản: than, sắt, dầu mỏ, man – gan,...
- Ngoài ra, ở bộ phận hải đảo có nguồn hải sản phong phú.
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu và viết một đoạn văn ngắn mô tả đặc điểm của một đồng bằng hoặc cao nguyên ở châu Á: Đồng bằng sông Cửu Long, là đồng bằng lớn nhất Việt Nam. Có diện tích 40.547,2 km², được bồi đắp bởi phù sa phần hạ lưu sông Mê-công (chảy trên địa phận Việt Nam, đổ ra biển Đông bằng 9 cửa sông nên còn được gọi là sông Cửu Long). Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, đây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo.
- Nhiệm vụ 2: Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một con sông, hồ lớn hoặc đới thiên nhiên châu Á.
Nhiệm vụ 1:
Hình ảnh những sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu đến Liên minh châu Âu:
Hạt điều
Hạt tiêu
Rau củ
Cao su
Nhiệm vụ 2:
Ví dụ: Địa phương em xuất khẩu hạt điều sang châu Âu.
Hạt điều là một trong những thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ lợi ích mang lại đối với sức khỏe con người. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm có lợi cho sức khỏe tăng mạnh.
Trong hạt điều có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa như vitamin E, K, B6 và khoáng chất đồng, photpho, kẽm, magie, sắt và selen giúp duy trì tốt các chức năng của cơ thể.
Chính vì vật, hạt điều rất được các quốc gia châu Âu ưa chuộng.
Các biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới A-ma-dôn của các nước trong khu vực hiện nay:
- Hạn chế khai thác gỗ;
- Trồng lại rừng;
- Đẩy mạnh vai trò của cộng đồng bản địa trong phát triển bền vững;
- Hỗ trợ về tài chính để thực hiện các cam kết và sáng kiến bảo vệ rừng,…
Từ sơ kì trung đại, các hội chợ xuất hiện. Hội chợ là nơi hoạt động thương mại. Hội chợ ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của thành thị và kinh tế hàng hóa. Hội chợ kích thích thương mại và qua đó kích thích nền kinh tế phát triển. - Hội chợ Săm-pa-nhơ ở Đông Bắc Pháp là lớn nhất và có ý nghĩa toàn Châu Âu. Hàng hóa đặc trưng của hội chợ Săm-pa-nhơ là đồ gia vị, xa xỉ phẩm phương Đông, dạ của Hà Lan, rượu vang và gia súc của Pháp. Mỗi phiên chợ kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần. Các hội chợ Champagne, tọa lạc trên các tuyến đường đất liền và phần lớn tự điều chỉnh thông qua sự phát triển của Lexmintatoria ("luật thương gia"), đã trở thành một động cơ quan trọng trong lịch sử kinh tế phục hưng của châu Âu thời trung cổ.
tham khảo
Ví dụ: Cung điện hoàng gia ở Abomey
Cung điện hoàng gia ở Abomey bao gồm 12 cung điện trải rộng trên một diện tích 40 ha (99 mẫu Anh) tại trung tâm của thị trấn Abomey, Berlin.
Nơi đây từng là thủ đô của vương quốc Dahomey hùng mạnh ở Tây Phi, tồn tại từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Vương quốc được thành lập vào năm 1625 bởi những người Fon, để rồi phát triển nó trở thành một đế quốc quân sự và thương mại hùng mạnh, thống trị hoạt động thương mại buôn bán nô lệ với châu Âu trên khu vực Bờ biển Nô lệ (Slave Coast) cho đến cuối thế kỷ 19.
UNESCO đã đưa quần thể cung điện hoàng gia ở Abomey vào danh sách Di sản thế giới vào năm 1985. Nhưng cùng với đó, di sản này cũng nằm trong Danh sách di sản thế giới bị đe dọa từ năm 1985, sau khi xảy ra một trận lốc xoáy vào ngày 15 tháng 3 năm 1984 khiến bảo tàng và hàng rào hoàng gia, phòng Assins, lăng mộ của vua Guezo Portico và phòng Jewel bị hư hỏng nghiêm trọng. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, công việc sửa chữa và phục hồi đã hoàn thành. Dựa trên các công trình sửa chữa được thực hiện và báo cáo mới nhận được về những thay đổi ở Abomey, UNESCO đã quyết định đưa di sản này ra khỏi danh sách di sản thế giới bị đe dọa vào tháng 7 năm 2007.
Chuyến đi thứ 1
Ngày 3/8/1492, Columbus dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Columbus là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc.
Các vùng đất đã đến: San Salvador (Bahamas ngày nay), đảo Cuba và đảo Haiti.
Tháng 3/1493, đoàn thuyền Columbus trở về Tây Ban Nha.
Chuyến đi thứ 2
Cô-lôm-bô lên đường về phía tây vào ngày 23/9/1493, với mục đích thành lập các thuộc địa dưới danh nghĩa Tây Ban Nha. Kiểm tra thủy thủ đoàn tại Navidad và tiếp tục tìm kiếm sự giàu có ở nơi mà Cô-lôm-bô vẫn nghĩ là Viễn Đông.
Các vùng đất đã đến: đảo Dominica, Guadeloupe, Jamaica, Hispaniola.
Chuyến đi thứ 3
Bắt đầu vào 30/5/1498 và đi theo một lộ trình về phía nam hơn hai chuyến trước.
Ngày 31/7, ông đến được lục địa Nam Mỹ. Vào ngày 31/8, ông quay trở lại Hispaniola và tìm thấy thuộc địa Santo Domingo ở đó trong tình trạng lộn xộn.
Khi Columbus đến đảo Esponda, việc tranh giành quyền lực của những tên thực dân Tây Ban Nha vẫn tiếp diễn. Tháng 9/1500, do Cô-lôm-bô và hai người em của ông bác bỏ việc đề cử trên của hoàng gia nên Bobadilla đã ra lệnh bắt giữ cả 3 anh em Columbus về Tây Ban Nha.
Chuyến đi thứ 4
Tháng 10/1501, Cô-lôm-bô chuẩn bị thực hiện một chuyến đi sang châu Mỹ lần thứ tư. Ông mua 4 chiếc thuyền có trọng tải từ 50-60 tấn, chọn 146 đội viên viễn chinh.
Ngày 9/5/1502, đoàn thuyền của Columbus bắt đầu lên đường tại cảng Cadiz.
Ngày 25/5/1502, Columbus từ quần đảo Canary bắt đầu vượt biển Đại Tây Dương. Ngày 15/6, ông phát hiện được đảo Martinique. Đây là một hòn đảo nằm trong quần đảo Antilles nhỏ.
Mấy hôm sau, ông cho đoàn thuyền đi thẳng tới Santo Domingo (nay là Thủ đô nước Cộng hòa Dominica). Tuy nhiên, người thay thế Bobadilla làm Tổng đốc là Nicolas không cho Columbus lên bờ. Ông phải tiếp tục đi về hướng Tây đến cảng Puerto Hermoso để tránh một cơn bão.
Sau khi gặp phải vô số vấn đề, Columbus lên đường đến Tây Ban Nha vào 7/11/1504.
* Nhiệm vụ 1: Khí hậu ở châu Âu hiện nay
- Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa, chỉ một diện tích nhỏ ở phía bắc có khí hậu hàn đới và phần phía nam có khí hậu địa trung hải.
- Các nước ven biển Tây Âu và một số nước Bắc Âu (Anh, Pháp, Ireland, Na Uy...) có khí hậu ôn đới hải dương, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC. Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 – 1000 mm/năm), có nhiều sương mù, đặc biệt là về mùa thu đông. Dòng hải lưu nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới có vai trò lớn làm cho khí hậu các nước này ấm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ.
- Các nước ở phía đông Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan) có khí hậu ôn đới lục địa lạnh, rất lạnh vào mùa đông, tuyết rơi nhiều và dày, mùa hè mát mẻ.
- Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều hơn, mùa hạ nóng và có mưa.
- Ở các nước Nam Âu, ven biển Địa Trung Hải vào mùa thu đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa, thường là những trận mưa rào. Mùa hè nóng, khô.
* Nhiệm vụ 2: Hình ảnh về sông ngòi châu Âu
Sông Đa-nuýp Thác nước sông Rai-nơ (Thụy Sỹ) Sông Von-ga (Nga)