K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 9 2023

Nhiệm vụ 1:

Vườn quốc gia Sarek, Thụy Điển

Phát triển nông nghiệp sinh thái ở châu Âu (Xà lách trong trang trại Urban Farmers)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 9 2023

Nhiệm vụ 2:

Ví dụ: Hoạt động bảo vệ môi trường không khí ở TP. Hà Nội

Hiện nay, TP. Hà Nội xác định được 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Trong đó, nhóm nguyên nhân chủ quan do con người gây ra. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan như: Bụi mịn, chất ô nhiễm từ bên ngoài di chuyển vào thành phố; hiện tượng nghịch nhiệt…

Để bảo vệ môi trường không khí, thành phố đã triển khai các biện pháp:

- Lắp đặt hệ thống trạm quan trắc chất lượng không khí tương đối đồng bộ.

- Ban hành một số văn bản hướng dẫn và yêu cầu các sở, ban, ngành cùng các đơn vị liên quan phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.

- Đẩy mạnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải theo tiêu chuẩn châu Âu đối với các phương tiện giao thông; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân,…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

(Em có thể chọn 1 trong 3 nhiệm vụ để ghi vào vở, không cần ghi tất cả)

1. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu

- Nguyên nhân gây ô nhiễm: do các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt hàng ngày của người dân,…

- Giải pháp bảo vệ môi trường nước:

+ Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải.

+ Đầu tư công nghệ tiên tiến, làm sạch nguồn nước.

+ Nâng cao nhận thức của người dân.

+ Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các sông và các vùng biển.

+ Đối với các vùng biển, châu Âu đã thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch,…

+ Cuối năm 2019, châu Âu thực hiện dự án quản lí nước thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

2. Phát triển năng lượng tái tạo đã mang đến lợi ích cho châu Âu trong bảo vệ môi trường không khí 

- Hạn chế phát thải khí nhà kính.

- Cải thiện chất lượng không khí.

- Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,…

3. Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở châu Âu

- Tất cả các quốc gia ở châu Âu đều thực hiện luật bảo vệ rừng.

- Năm 2015, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra “Chiến lược rừng” nhằm phục hồi các hệ sinh thái rừng. EU đã chi 82 tỉ Ơ-rô để trồng mới và phục hồi các hệ sinh thái rừng, áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát và ngăn ngừa cháy rừng.

- Áp dụng nhiều biện pháp trong khai thác gỗ như: quy định những vùng được phép khai thác, dán nhãn sinh thái lên các cây gỗ được khai thác nhằm đáp ứng nguyên tắc “đúng cây, đúng nơi, đúng mục đích”.

12 tháng 10 2023

Nguyên nhân: 

Các chất thải từ HĐ SX môi trường

Giải pháp 

-Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải,hoá chất đọc hại từ SX nông nghiệp

-Đảm bảo xử lí rác thải,NC thải từ s hoạt và SX trước khi thải ra mt

- Kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ HĐ kinh tế biển 

- Nâng cao ý thức của ng dân trong BV mt nc

 

 

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 9 2023

* Nhiệm vụ 1: Khí hậu ở châu Âu hiện nay

- Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa, chỉ một diện tích nhỏ ở phía bắc có khí hậu hàn đới và phần phía nam có khí hậu địa trung hải.

- Các nước ven biển Tây Âu và một số nước Bắc Âu (Anh, Pháp, Ireland, Na Uy...) có khí hậu ôn đới hải dương, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC. Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 – 1000 mm/năm), có nhiều sương mù, đặc biệt là về mùa thu đông. Dòng hải lưu nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới có vai trò lớn làm cho khí hậu các nước này ấm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ.

- Các nước ở phía đông Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan) có khí hậu ôn đới lục địa lạnh, rất lạnh vào mùa đông, tuyết rơi nhiều và dày, mùa hè mát mẻ.

- Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều hơn, mùa hạ nóng và có mưa.

- Ở các nước Nam Âu, ven biển Địa Trung Hải vào mùa thu đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa, thường là những trận mưa rào. Mùa hè nóng, khô.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 9 2023

* Nhiệm vụ 2: Hình ảnh về sông ngòi châu Âu

 Sông Đa-nuýp  Thác nước sông Rai-nơ (Thụy Sỹ)  Sông Von-ga (Nga)
4 tháng 2 2023

- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu và viết một đoạn văn ngắn mô tả đặc điểm của một đồng bằng hoặc cao nguyên ở châu Á: Đồng bằng sông Cửu Long, là đồng bằng lớn nhất Việt Nam. Có diện tích 40.547,2 km², được bồi đắp bởi phù sa phần hạ lưu sông Mê-công (chảy trên địa phận Việt Nam, đổ ra biển Đông bằng 9 cửa sông nên còn được gọi là sông Cửu Long). Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, đây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo.

- Nhiệm vụ 2: Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một con sông, hồ lớn hoặc đới thiên nhiên châu Á.

19 tháng 1 2023

Em hãy liệt kê các biện pháp bảo vệ môi trường nước, môi trường (ảnh 2)

19 tháng 9 2023

Ví dụ: Vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Anh

-  Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Anh:

+ Tài nguyên đất: Anh có khoảng 69% tổng diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp (trồng các loại cây lúa mì, khoai tây, yến mạch, củ cải đường…).

+ Khoáng sản: Là quốc gia có nhiều khoáng sản, đặc biệt là các kim loại màu như thiếc và đồng,... Khoáng sản được sử dụng cho các ngành công nghiệp với mục đích phát triển kinh tế.

+ Tài nguyên tái tạo: Do nhu cầu sử dụng năng lượng sạch trên thế giới ngày càng cao, việc kinh doanh sản xuất điện từ gió đang phát triển nhanh chóng tại Anh.

-  Bảo vệ môi trường ở Anh:

Là nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 1. Vì vậy, từ những năm 1784 Anh đã phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, đến nay do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng nên bảo vệ môi trường là vấn đề được Anh quan tâm hàng đầu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 9 2023

Nhiệm vụ 1:

Hình ảnh những sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu đến Liên minh châu Âu:

Hạt điều

Hạt tiêu

Rau củ

Cao su

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 9 2023

Nhiệm vụ 2:

Ví dụ: Địa phương em xuất khẩu hạt điều sang châu Âu.

Hạt điều là một trong những thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ lợi ích mang lại đối với sức khỏe con người. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm có lợi cho sức khỏe tăng mạnh.

Trong hạt điều có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa như vitamin E, K, B6 và khoáng chất đồng, photpho, kẽm, magie, sắt và selen giúp duy trì tốt các chức năng của cơ thể.

Chính vì vật, hạt điều rất được các quốc gia châu Âu ưa chuộng.

20 tháng 9 2023

- Tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 giảm rất nhiều so với năm 2005, cụ thể:

+ NH3 năm 2019 giảm 8% so với năm 2005.

+ NO2 năm 2019 giảm 42% so với năm 2005.

+ PM2.5 năm 2019 giảm 29% so với năm 2005.

+ SO2 năm 2019 giảm 76% so với năm 2005.

=> Giải thích: do châu Âu đã triển khai các biện pháp nhằm làm giảm lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:

+ Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong sản xuất điện.

+ Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.

+ Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng tiêu chuẩn xe ô tô của châu Âu để hạn chế nguồn khí phát thải.

+ Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiếm chất thải của sản xuất nông nghiệp.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát lượng không khí.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Ví dụ: Vấn đề bảo vệ môi trường không khí tại Hà Nội

* Nguyên nhân

- Khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông,...

- Hoạt động nông nghiệp (lạm dụng phân hóa học, làm tỷ lệ phân thất thoát cao gây nên sự ô nhiễm đất và phát thải oxit nitơ (NO). Thói quen đốt phụ phẩm, rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch diễn ra khắp nơi gây phát thải khi cacbonic (CO2) vào môi trường).

- Sử dụng bếp than tổ ong gây nên hiện tượng bụi mịn, sương mù thường xuyên thấy vào mỗi buổi sáng ở những khu tập thể cũ, thậm chí ngay tại trung tâm phố cổ.

* Hiện trạng

- Hà Nội là một trong những nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.

- Chất lượng không khí trong văn phòng và các tòa nhà cao ốc đang sụt giảm nghiêm trọng. Chất ô nhiễm cao hơn từ 2 đến 5 lần ngoài trời,.

* Giải pháp

- Xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác hoặc những nhân tố dư thừa bừa bãi.

- Thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện hiện đại.

- Sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển để giảm khí thải từ phương tiện giao thông.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục và hướng dẫn thực hiện các quy định bảo vệ môi trường,...

20 tháng 9 2023

- Sử dụng những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật, có các biện pháp tổ chức, quản lí chặt chẽ trong việc khai thác, sử dụng thiên nhiên để phát triển bền vững.