K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2022

Điểm tương đồng giữa cac văn bản: "Bài cao dao về tình cảm gia đình; rằm tháng giêng; cảnh khuya; tiếng gà trưa" là:

a.viết theo thể thơ lục bát, nói về những tình cảm đẹp đẽ của con người.

b.văn biểu cảm, viết về những tình cảm đẹp của con người việt nam.

c.thơ tứ tuyệt, ca ngợi những tình cảm đẹp của con người.

d.thơ đường luật: nhắc nhở con người tình cảm ogia đình, tình yêu quê hương, đất nước.

Cái này mik cũng ko chắc nữa nha, tại vì ca dao tình cảm gia đình thuộc thể thơ lục bát, rằm tháng giêng và cảnh khuya thì thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bài tiếng gà trưa thuộc thể thơ 5 chữ

23 tháng 9 2021

 giúp e đi ạ. em đang cần gấp

14 tháng 9 2016

*Tình cảm gia đình:

  • Ai về tôi gửi buồng con dĩ nguyệt bình

    Ai về tôi gửi đôi giày,

Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.

  • Anh em cốt nhục đồng bào

Kẻ sau người trước phải hầu cho vui.

Lo là ăn thịt ăn xôi

Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng.

  • Anh em ăn ở thuận hòa

Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.

  • Anh em hiền thậm là hiền

Đừng một đồng tiền mà đấm đá nhau.

  • Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận , hai thân vui vầy

  • Anh em trai ở với nhau mãn đại

Chị em gái ở với nhau một thời

Dù ai nói ngược nói xuôi

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

  • Ân cha lành cao như núi Thái,

Đức mẹ hiền sâu tựa biển khơi,

Dù cho dâng trọn một đời,

Cũng không trả hết ân người sinh ta.

*Tình yêu quê hương đất nươc con người:

  • Ai lên quỷnh cả hái chè

Hái dăm ba lá thì chạy đi chơi

Muốn ăn cơm trắng cá mè

Thì về làng Quỷnh hái chè cùng anh

{Muốn ăn cơm trắng cá rô

Thì lên đây đẩy xe bò cho anh!

  • Ai đi trẩy hội chùa Hương

Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm

Mớ rau sắn, quả mơ non

Mơ chua mơ ngọt, biết còn thương chăng?

  • Ai về nhớ vải Đinh Hòa

Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê

Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu khê

Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.

  • Ai về Nhượng Bạn thì về

Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.

  • Ai về Quảng Ngãi quê ta

Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà dễ ăn

Mạch nha, đường phổi, đường phèn

Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền.

  • Anh ơi về Đại Phố Châu

Thăm núi Châu Thới, thăm cầu Đồng Nai.

  • Ai qua Phú Hội, Phước Thiền

Bâng khuâng nhớ mãi sầu riêng Long Thành

  • Ăn bưởi thì hãy đến đây

Vào mùa bưởi chín, vàng cây trĩu cành

Ngọt hơn quít mật, cam sành

Biên Hòa có bưởi trứ danh tiếng đồn.

  • Ai muốn về Long An, Vàm Cỏ

Mấy lời em to nhỏ, anh bỏ sao đành

Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành

Núi kia hết đá, anh mới đành xa em.

Hỏi đáp Ngữ văn

 

 

14 tháng 9 2016

Tình Cảm Gia Đình

 

Ba đồng một khía cá buôi
Cũng mua cho được để nuôi mẹ già

Cầm cần rau cá ngược xuôi
Nấu canh rau bợ mà nuôi mẹ già

Đói lòng ăn đọt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng

Thương con tần tảo sớm hôm
Cơm đùm chéo áo, cháo đùm lá môn

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương

Đói lòng ăn trái ổi non
Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa

Lên chùa thấy Phật muốn tu
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền

Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần

Ví dầu con phụng bay qua
Mẹ nói con gà, con cũng nói theo

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

Thương thay chín chữ cù lao
Tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình

Xin người hiếu tử lắng khuyên
Kịp thì nuôi nấng cho toàn đạo con
Kẻo khi sông cạn, đá mòn
Phú nga phú ủy có còn ra chi

Nuôi con chẳng quản chi thân
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn

Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con

Mẹ già như trái chín cây
Gió đưa mẹ rụng biết ngày nào đây?

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau

Anh đi vắng cửa vắng nhà
Giường loan gối quế mẹ già ai nuôi?
Cá rô anh chặt bỏ đuôi
Tôm càng bóc vỏ, anh nuôi mẹ già

Xiết bao bú mớm bù chì
Đến khi con lớn con đi lấy chồng
Có con đỡ gánh đỡ gồng
Con đi lấy chồng, vai gánh tay mang

Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha chết, gót con đen sì 

Trông lên thấy đạo cha già
Lòng con tưởng nhớ xót xa rầu rầu
Xa cha lòng những quặn đau
Biết ngày nào mới cùng nhau quây quần

Đêm đêm thắp ngọn đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con

Ơn cha núi chất trời Tây
Láng lai nghĩa mẹ nước đầy biển Đông

Trách ai đặng cá quên nơm
Đặng chim bẻ ná quên ơn sinh thành

Ơn cha trọng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau

Mẹ cha trượng quá ngọc vàng
Đền bồi sao xiết muôn vàn công ơn

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ cha, nhớ mẹ chín chiều ruột đau

Thương mẹ nhớ cha như kim châm vào dạ
Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi

Thuyền không bánh lái thuyền quày
Con không cha mẹ, ai bày con nên

Ơn cha nghĩa mẹ trìu trìu
Mưa mai lòng sở, nắng chiều dạ lo

Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời
Cầu mong cha mẹ sống đời với con

Gió thúc cội thung nhánh tùng khua rúc rắc
Nhớ cha mẹ già ruột thắt gan teo

Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ
Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha

Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ

Có con mới rõ sự tình
Xưa kia thầy mẹ thương mình thế nao!

Ai bưng bầu rượu đến đó phải chịu khó bưng về
Em đang ở hầu thầy mẹ cho trọn bề hiếu trung

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Tình yêu quê hương đất nước

 

  • Ai lên quỷnh cả hái chè

Hái dăm ba lá thì chạy đi chơi

Muốn ăn cơm trắng cá mè

Thì về làng Quỷnh hái chè cùng anh

{Muốn ăn cơm trắng cá rô

Thì lên đây đẩy xe bò cho anh!

  • Ai đi trẩy hội chùa Hương

Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm

Mớ rau sắn, quả mơ non

Mơ chua mơ ngọt, biết còn thương chăng?

  • Ai về nhớ vải Đinh Hòa

Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê

Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu khê

Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.

  • Ai về Nhượng Bạn thì về

Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.

  • Ai về Quảng Ngãi quê ta

Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà dễ ăn

Mạch nha, đường phổi, đường phèn

Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền.

  • Anh ơi về Đại Phố Châu

Thăm núi Châu Thới, thăm cầu Đồng Nai.

  • Ai qua Phú Hội, Phước Thiền

Bâng khuâng nhớ mãi sầu riêng Long Thành

  • Ăn bưởi thì hãy đến đây

Vào mùa bưởi chín, vàng cây trĩu cành

Ngọt hơn quít mật, cam sành

Biên Hòa có bưởi trứ danh tiếng đồn.

  • Ai muốn về Long An, Vàm Cỏ

Mấy lời em to nhỏ, anh bỏ sao đành

Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành

Núi kia hết đá, anh mới đành xa em.

  • AI ngồi quạt quán Bến Thành

Nghe em có chốn anh đành quăng om!

Ai ngồi quạt quán Bà Hom

Hành khách chẳng có, đá om quăng lò.

  • Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.

  • Ai về Phú Thọ cùng ta

Vui ngày giỗ tổ tháng ba mồng mười

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba

Bạch Đằng giang là sông cửa ải

Tống Hà Nam là bãi chiến trường.

  • Ai về Hậu Lộc, Phú Điền

Nhớ đây bà Triệu trận tiền xung phong.

  • Ai về Hà Tĩnh thì về

Mặc lụa chợ Hạ, uống chè Hương Sơn.

  • Ai về đến huyện Đông Anh

Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục Vương.

  • Ai về Bình Định mà nghe

Nói thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam.

  • Ai lên Biên Thượng, Lam Sơn

Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh.

  • Ai lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu

Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm

Nào ai đi chợ Thanh Lâm

Mua anh một áo vải thâm hạt dền.

  • Bạc Liêu nước chảy lờ đờ,

Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu

  • Biên Hòa có bưởi Tân Triều,

Thủ Đức nem nướng, điện Bà Tây Ninh.

  • Bao phen quạ nói với diều,

Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm.

  • Bóng đèn là bóng đèn hoa,

Ai về vùng Bưởi với ta thì về.

Vùng Bưởi có lịch có lề,

Có sông tắm mát có nghề seo can.

  • Biển Ba Động nước xanh cát trắng,

Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây,

Xin mời du khách về đây,

Ghé thăm thắng cảnh chốn này thần tiên.

  • Bốn mùa em chẳng phải lo,

Gạo Đồng Nai, vải Hà Tĩnh ta ấm no trọn đời.

  • Biên Hòa có bưởi thanh thanh,

Có cô bán bưởi xinh xinh trữ tình.

Anh đây lên thác xuống ghềnh,

Đá mòn sông cạn chung tình với em.

  • Biên Hòa bưởi chẳng đắng the

Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh.

  • Bến tre dừa ngọt sông dài

Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh

Kẹo Mõ Cày vừa thối vừa hôi

Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan

Anh đây muốn hỏi thiệt nàng

Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?

  • Bến Tre biển rộng sông dài

Ao trong nuôi cá, bãi ngoài thả nghêu

  • Bến Tre trai lịch, gái thanh

Nói năng duyên dáng ai nhìn cũng ưa.

1, viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình của người lao động , qua chùm các bài ca dao về tình cảm gia đình2,viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về tình yêu quê hương đất nước con người qua chùm các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người 4, trong ca dao than thân , tác giả dân gian thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ . hãy nêu ý nghĩa  giá trị của các hình ảnh...
Đọc tiếp

1, viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình của người lao động , qua chùm các bài ca dao về tình cảm gia đình

2,viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về tình yêu quê hương đất nước con người qua chùm các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người 

4, trong ca dao than thân , tác giả dân gian thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ . hãy nêu ý nghĩa  giá trị của các hình ảnh ẩn dụ ấy

3,liệt kê những nét tính cách đáng phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân lao động được đề cập tới trong bài ca dao châm biếm . nhận sét về giá trị của nhũng bài ca dao thuộc đề tài này.

5, chọn 1 bài ca dao châm biếm và phân tích giá trị nghệ thuật gây cười đặc sắc mà tác giả dân giân sử dụng trong bài

6, viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong 1 bài ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em

4
5 tháng 10 2018

làm hộ tui tui k cho ahihih, tui cần gấp , pls

5 tháng 10 2018

huhu làm đfi mà

4 tháng 12 2018

Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.

“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.

4 tháng 12 2018
Giúp mình với. Cảm ơn các bạn nhiều😆😆😆😆😆😆
1 tháng 10 2016

Giống : + xuất phát từ tình cảm của người lao động tay chân

+ Đều mang những tình cảm lời nói gắn gửi đến mọi người xung quanh

+ Mang ý nghĩa

Khác: Châm Biếm + phê phán,chê bôi.

Tình yêu đất nước con người, ca dao than thân: tình cảm chân thật, lấy con vật,.....để chỉ tính cách số phận con người.

1 tháng 10 2016

Giống nhau:+Đều nói đến thân phận của người lao động trong xã hội phong kiến

+Đều nói lên một ý nghĩa riêng và gửi lời thông điệp đến mọi người xung quanh

Khác:+Châm biếm:Những câu hát châm biếm thường thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội

+Than thân:Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa "than thân", đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến

23 tháng 9 2016

Tình cảm nổi bật trong những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người là lòng biết ơn, kính trọng, ghi nhớ công ơn với ông bà, cha mẹ, biết trân trọng tính nghĩa anh em ruột thịt. Đó là bài học đạo lí làm người thật bình dị, thấm thía mà mỗi chúng ta cần trân trọng, giữ gìn

đặc điểm trong những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước , con người là tác giả đã luôn thể hiện tình yêu tha thiết của mình nói riêng và mọi người nói chung và cũng muốn gửi gắm tới người đọc một điều gì đó.

---> mk nghĩ thôi nha

sai thì thông cảm